Ngồi lâu bị tê chân – Cách khắc phục, bảo vệ sức khỏe

Ngồi lâu bị tê chân là triệu chứng rất phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng này có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần trang bị các kiến thức về tình trạng tê chân do ngồi lâu để khắc phục và bảo vệ sức khỏe của mình.

Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trong các bệnh lý về tê bì chân tay, ngồi lâu bị tê chân là tình trạng khi ngồi trong một thời gian dài, bạn thấy mất cảm giác ở một bàn chân hoặc cả hai bên chân, bao gồm cả những ngón chân.

Hay nói cách khác, chân của bạn sẽ bị tê liệt, bạn sẽ không nhận biết được mọi tác động từ bên ngoài vào.

Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì? Dấu hiệu
Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì? Dấu hiệu

Đây còn là dấu hiệu của một số bệnh mãn tính tiềm ẩn như tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau cơ xơ hóa… Với các dấu hiệu bệnh nguy hiểm này, tình trạng tê chân có thể bắt đầu từ việc cảm thấy mất cảm giác ở chân, sau đó lan ra các vùng xung quanh.

Nếu gặp một số cảm giác bất thường khi ngồi lâu bị tê chân, bạn nên đi khám để tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Vậy ngồi lâu bị tê chân có nguy hiểm không? – Ngồi lâu bị tê chân có thể là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Phải cưa cụt chân, mất hoàn toàn khả năng đi lại
  • Khuyết tật chi dưới, tê liệt chân
  • Đau vĩnh viễn hoặc mất cảm giác vĩnh viễn.

Vì vậy, bạn cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giảm các nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm liên quan.

Triệu chứng, nguyên nhân ngồi lâu bị tê chân

Triệu chứng phổ biến nhất thường gặp khi ngồi lâu bị tê chân là mất cảm giác ở chân. Ngoài ra, tê chân do ngồi lâu có thể đi kèm với một số triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, nóng rát, đau thắt lưng, khó nói chuyện, phát ban, đau đầu dữ dội,…

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, mất ý thức trong thời gian ngắn, chóng mặt, mất thị lực hoặc thay đổi thị lực, tê liệt, nói lắp, mất sức.

Ngồi lâu bị tê chân là triệu chứng phổ biến khi bạn thực hiện tư thế ngồi trong một thời gian dài. Điều này gây áp lực kéo dài lên dây thần kinh trong một thời gian nhất định và làm giảm lưu lượng máu cung cấp xuống chân.

Nguyên nhân của tình trạng ngồi lâu bị tê chân
Nguyên nhân của tình trạng ngồi lâu bị tê chân

Ngoài ra, cũng đừng nên chủ quan vì đây có thể là hiện tượng do một số bệnh nguy hiểm khác gây nên như:

  • Chấn thương: Những chấn thương ở thân, hông, cột sống, mắt cá chân và bàn chân có thể gây áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến tình trạng tê chân.
  • Bệnh tiểu đường: Tê chân cùng với tình trạng ngứa ran là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bởi lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương dây thần kinh.
  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh lý này có thể gây chèn ép lên rễ dây thần kinh dẫn đến tình trạng tê chân.
  • Khối u: Khối u khi phát triển có thể làm các động mạch máu ở chân bị thu hẹp, giảm lưu lượng máu gây nên tình trạng tê chân.
  • Đau thần kinh tọa: Hội chứng này có thể kích thích và gây chèn ép dây thần kinh, khiến chân hoặc bàn chân bị tê hoặc ngứa ran.
  • Đau cơ xơ hóa: Những người đau cơ xơ hóa thường gặp phải các tình trạng như đau nhức toàn thân, tê chân và ngứa ran.
  • Bệnh động mạch ngoại vi: Khi mắc bệnh lý này, các động mạch máu ngoại biên ở chân, cánh tay và dạ dày bị thu hẹp, giảm lưu lượng máu ở chân gây nên tình trạng tê chân.

Cách điều trị chứng ngồi lâu bị tê chân

Điều trị ngồi lâu bị tê chân vô cùng cần thiết để giảm thiểu tình trạng mất cảm giác, dẫn đến các chấn thương không ngờ đến. Với các triệu chứng ngồi lâu bị tê chân còn nhẹ, người bệnh thường áp dụng một số mẹo dân gian.

Đối với trường hợp bệnh nặng hoặc mãn tính, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

Mẹo trị tê chân do ngồi lâu

Tê chân là hiện tượng do các mạch máu bị tắc nghẽn, không lưu thông tốt. Do đó, mẹo dân gian áp dụng các biện pháp ngâm hoặc uống thảo dược để thúc đẩy sự lưu thông máu.

  • Cây lá lốt

Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, lá lốt còn là cây thuốc nam chữa bệnh tê chân được người dân tin dùng. Lá lốt có tính ấm, vị cay, giúp giảm đau, ôn trung, trừ phong thấp và giảm tê chân do ngồi lâu.

Lá lốt chữa tê chân do ngồi lâu hiệu quả
Lá lốt chữa tê chân do ngồi lâu hiệu quả

Để chữa tê chân do ngồi lâu, bạn cần chuẩn bị khoảng 15 – 20 cái lá lốt tươi, rửa sạch sau đó cho vào sắc với 2 chén nước. Đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cô lại còn 1/2 chén. Uống mỗi ngày 1 lần sau khi ăn tối xong khi thuốc còn ấm. Bạn nên áp dụng trong ít nhất là 10 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Cách thứ 2 là dùng lá lốt ngâm chân. Bạn cần chuẩn bị 200g lá lốt đã rửa sạch, mang vò nát rồi nấu với 2 lít nước, để sôi khoảng 10 phút rồi thêm muối vào khuấy tan hoàn toàn. Để nước nguội còn 50 – 60 độ thì ngâm chân trong khoảng 20 phút/lần/ngày.

  • Ngải cứu trắng

Ngải cứu trắng cũng là một trong những cây thuốc nam trị tê chân hiệu quả. Tính ấm của ngải cứu kết hợp cùng nhiệt ấm sẽ giúp các động mạch giãn nở, hoạt động lưu thông máu ở chân tốt hơn.

Bạn cho 1 bó ngải cứu to với  2 thìa muối hột vào một cái chậu nhỏ, sau đó dội nước sôi ngập mặt ngải cứu. Để trong khoảng 2 – 3 phút cho lá ngải cứu mềm ra, lấy ngải cứu đắp vào khu vực tay chân đang bị tê mỏi. Bạn nên áp dụng liên tục trong khoảng một tuần, 1 – 2 lần mỗi ngày.

  • Gừng trị tê tay chân

Dưỡng chất shogaol, zingiberene hay gingerol có trong gừng có khả năng làm co giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân làm giảm cảm giác tê chân.

Nguyên liệu: 1 nhánh gừng tươi, 2 thìa muối hột.

Cách thực hiện: Rửa sạch gừng, để cả vỏ giã nát rồi cho muối và 1 lít nước vào đun. Để cho nguội bớt thì gạn nước ra chậu rồi dùng để ngâm chân. Bạn nên áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần, ngâm trong khoảng từ 15 – 30 phút.

Bài thuốc Đông y trị chứng tê chân

Phương pháp điều trị Đông y cũng được rất nhiều người ưa chuộng bởi chúng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá an toàn. Các bài thuốc chữa ngồi lâu bị tê chân:

  • Bài thuốc sắc uống: Đẳng sâm 16g, Táo 12g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g, Bạch chỉ 10g, Bạch thược 10g, Mạch môn 10g, Thần khúc 10g, Sài hồ 10g, Quy đầu 10g, Bạch linh 10g, Phòng phong 8g, Biển đậu 8g, Cát cánh 9g, Cam thảo 6g, Can khương 4g, Quế chi 4g. Sắc uống mỗi ngày đều đặn.
Bài thuốc Đông y trị chứng tê chân hiệu quả
Bài thuốc Đông y trị chứng tê chân hiệu quả
  • Bài thuốc ngâm chân: Tế tân 3g, Ma hoàng 9g, Khung cùng 12g, Hồng hoa 15g, Sinh địa 12g, Sài hồ 12g, Thư cân thảo 15g, Kê huyết đằng 15g, Đỗ trọng 12g, Thổ nguyên 3g, Tang diệp 6g, Xuyên đoạn 9g, Tri mẫu 6g, Quế chi 9g, Cúc hoa 9g, Hoàng bá 12g,  dùng 1500ml nước để đun và xông.

Điều trị theo Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng tê chân do ngồi lâu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không nên quá lạm dụng thuốc Tây để tránh một số tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc Tây chữa tê chân phổ biến:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Bonlutin, Artrodar, Paracetamol, Fenalgic, Arcoxia…
  • Nhóm thuốc hay sử dụng cho các bệnh đường tiêu hóa: Salazopyrin, Borini-K, Medoprazole…
  • Nhóm thuốc bổ sung vitamin: Các loại viên uống vitamin B1, B6, B12.
  • Một số loại thuốc khác: Hydrocortison, Novocain…

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp một số bài tập vật lý trị liệu giúp cân bằng cơ thể, các bài tập thể dục như Yoga, Pilates, Aerobic giúp giảm tê chân và cải thiện lưu lượng máu đến dây thần kinh.

Lưu ý khi ngồi lâu bị tê chân

Khi gặp phải tình trạng ngồi lâu bị tê chân, bên cạnh các bài tập trị liệu, bạn cần lưu ý áp dụng các điều sau:

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để hạn chế tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Tăng cường vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên để tăng cường hoạt động của các dây thần kinh.
  • Kết hợp xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lượng máu xuống chân.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất để giảm thiểu tình trạng tê chân.
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu hoặc không vận động trong một thời gian dài.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Bởi trong các chất này có chứa các độc tố gây tổn thương đến dây thần kinh.

Ngồi lâu bị tê chân có thể là hiện tượng tạm thời, nhưng đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn cần biết cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đồng thời, khi phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng đi kèm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Click đọc ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *