Tê chân tay khi ngủ là bị gì? Nguy hiểm không?

Tê chân tay khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Đối với người trẻ tuổi, tình trạng này sẽ ít gặp hơn và chỉ gặp ở một số đối tượng nhất định như người lao động hay phụ nữ mang thai. Vậy khi ngủ chân tay bị tê bì là như thế nào và nên làm gì để cải thiện tình hình?

Tê chân tay khi ngủ là bệnh gì?

Tê bì chân tay có thể thỉnh thoảng xảy ra khi ta trong trạng thái ngủ say, ta vô tình nằm đè lên cánh tay, chân khiến các dây thần kinh, mạch máu bị đè nén, không thể lưu thông. Tình trạng này không nguy hiểm và khá điển hình, chỉ cần chỉnh lại tư thế ngủ cho quen dần thì sẽ không còn xảy ra nữa.

Ngoài ra, cũng có một vài yếu tố sinh lý khác gây ra hiện tượng này nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Tê chân tay khi ngủ là tình trạng phổ biến ở người trung niên, người cao tuổi
Tê chân tay khi ngủ là tình trạng phổ biến ở người trung niên, người cao tuổi

Tuy vậy, trong trường hợp tê bì chân tay diễn ra quá thường xuyên và không phải do tư thế ngủ sai, nằm sai tư thế hay các yếu tố sinh lý gây ra thì đó có thể là tê chân tay do bệnh lý.

Trường hợp này thì nghiêm trọng hơn và thường là do các căn bệnh sau:

  • Viêm đa khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp – các bệnh lý về khớp: Bệnh lý này thường xuất hiện ở nam giới sau khi nằm lâu, ngồi lâu theo đó các dây thần kinh và khớp của người bệnh bị tổn thương và viêm đau từ đó gây ra tê bì.
  • Viêm dây thần kinh ống cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay: Trường hợp viêm dây ống thần kinh cổ tay hay gặp ở phụ nữ sau sinh nở và người vận động mạnh.
  • Viêm hệ thống dây thần kinh ngoại biên: Bệnh lý này có thể do tuổi tác hoặc thói quen rượu bia nhiều gây ra khi đó các chức năng dây thần kinh bị rối loạn và không thể duy trì các chức năng cơ bản.
  • Bệnh tim mạch: Tim giữ vai trò tuần hoàn và đưa máu tới mọi vị trí trên cơ thể để đảm bảo chúng luôn vận hành tốt. Do đó, khi mắc các bệnh tim mạch thì chức năng này sẽ bị ảnh hưởng và khiến một số bộ phận như tay chân không được nhận đủ máu và trở nên tê bì, đặc biệt trong lúc đang ngủ.
  • Bệnh đái tháo đường và những bệnh lý về rối loạn chuyển hóa khác: Khi đường huyết lên cao, sự vận động của máu trong cơ thể cũng trở nên bất thường và tạo ra chứng tê bì chân tay. Đối với tiểu đường thì tình trạng này xảy ra rất thường xuyên.
  • Chèn ép khối u ở tủy sống, não: Khi u phát triển và đè lên các dây thần kinh thường là ở tủy sống và não thì sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống các dây thần kinh trên cơ thể vào tạo ra hiện tượng tê bì.
  • Hẹp ống sống: Một dạng bệnh bẩm sinh, có thể xuất hiện với con trẻ. Theo đó, đường dẫn của cột sống bị thu hẹp dẫn tới hệ thống dây thần kinh của cả cơ thể bao gồm cả tay, chân bị chèn ép và triệu chứng điển hình là tê chân tay hoặc khắp cơ thể đi cùng với khả năng vận động kém.
  • Thoái hóa cột sống: Các khớp sụn của cột sống trở nên hao mòn, giòn hơn khi thoái hóa cột sống, từ đó gây ảnh hưởng tới các rễ thần kinh gây đau đớn, tê bì khắp cơ thể.
  • Đau cơ xơ hóa: Hiện tượng gặp nhiều ở người cao tuổi khi các cơ trở nên cứng lại gây đau đớn và tê bì trong nhiều giờ liền sau khi ngủ dậy.
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh gặp nhiều ở người trung niên, người cao tuổi khi mỡ tích tụ lại thành động mạch gây bí tắc, hẹp đường dẫn và khiến máu huyết khó lưu thông.
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ
  • Thoát vị đĩa đệm cổ, hông: Thoát vị đĩa đệm ở sống cổ, thắt lưng là 2 vị trí gây ra chèn ép với dây thần kinh tay, chân. Khi vừa thức dậy hoặc khi thay đổi thời tiết người bệnh sẽ bị tê bì chân tay kéo dài.
  • Thiếu máu não: Trường hợp thiếu máu não xảy ra sau tuổi 20 do bệnh lý hoặc áp lực tạo ra, khi đó máu huyết bị hạn chế không lưu thông trên não. Không chỉ tê bì tay chân khi ngủ, người bị thiếu máu não thường bị đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, đầu óc nhớ nhớ quên quên.

Như vậy tựu chung lại tê chân tay khi ngủ, khi vừa thức dậy có thể do yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý gây nên. Đối với trường hợp bệnh lý thường là do tác động tới phần dây – ống thần kinh, máu, cơ và xương khớp.

Nguyên nhân gây tình trạng tê bì

Ta đã biết các bệnh lý và tình trạng sinh lý dẫn tới hiện trạng tê bì chân tay khi ngủ, vậy tại sao chúng lại tác động và gây ra tình trạng này?

Đối với nguyên nhân sinh lý

  • Do tì đè lên dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch trong cơ thể khi ngủ quên.
  • Do quá trình mang thai: Khi mang thai máu phải đi khắp cơ thể, nuôi cả mẹ và bào thai nên có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu hoặc bào thai lớn chèn ép lên dây thần kinh, các đường tĩnh mạch của mẹ nên dẫn tới máu không lưu thông dẫn tới tê bì chân tay.
Thai nhi lớn có thể gây chèn ép tới dây thần kinh ở hông, cột sống
Thai nhi lớn có thể gây chèn ép tới dây thần kinh ở hông, cột sống
  • Do bê vác sai tư thế: Bê vác, hoạt động sai tư thế dẫn tới tổn thương hoặc các đốt xương kẹp vào dây thần kinh gây đau, tê bì.
  • Do ăn uống thiếu chất: Khi cơ thể thiếu sắt, canxi, vitamin thì cũng dẫn tới hiện tượng này.
  • Do thay đổi thời tiết đột ngột: Không chỉ những người bị bệnh về xương khớp mà ngay cả người bình thường cũng có thể gặp tình trạng tê bì, nhức mỏi người khi thời tiết chuyển biến quá đột ngột, quá cực đoan.
  • Do chấn thương: Chấn thương tại chân, tay, hông, vai có thể để lại một số di chứng như tê bì chân tay.
  • Do rối loạn tâm lý, stress, áp lực cuộc sống – công việc.

Đối với trường hợp bệnh lý

  • Máu huyết bị tắc nghẽn, dồn ứ không thể lưu thông.
  • Dây thần kinh bị chèn ép.
  • Xương khớp giòn, yếu.
  • Do thuốc điều trị ung thư, triệt u bằng xạ trị, hóa trị.

Ngoài ra ta có thể nhận biết cơ thể đang bị tê bì chân tay sau ngủ qua các triệu chứng như sau:

  • Chuột rút các cơ, đặc biệt là cơ tay, cơ chân.
  • Ngứa râm ran châm chích như nhiều vật nhọn đâm vào người, kiến bò.
  • Tê buốt khó cử động cả cẳng tay, cẳng chân.
  • Mất cảm giác ở tay chân.

Bị tê chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?

Đối với các trường hợp tê bì chân tay sinh lý, thời gian bị bệnh thường ngắn kéo dài vài tháng hoặc trong đúng thời điểm đó và sẽ hết ngay khi quá trình tác động (mang thai, kẹp dây thần kinh,…) kết thúc.

Triệu chứng này không hề gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nên không cần quá lo sợ.

Tê chân tay khi ngủ có thể là biểu hiện bệnh
Tê chân tay khi ngủ có thể là biểu hiện bệnh

Tuy nhiên các trường hợp tê chân tay khi ngủ do bệnh lý thì lại khác, nếu bạn bị tê quá 6 tháng mà không trong quá trình mang thai, không vận động mạnh thì nên kiểm tra sức khỏe toàn diện sớm. Đó có thể là biểu hiện của viêm khớp, tiểu đường và một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Khi không được điều trị sớm, tê bì chân tay sẽ trở thành bệnh mãn tính gây ra các triệu chứng rối loạn về rễ – dây thần kinh, rối loạn hoạt động của tứ chi, giảm hoặc mất hẳn khả năng hoạt động như liệt tay chân hay liệt nửa người, liệt cả người, chứng teo cơ.

Cách điều trị tê chân tay khi ngủ nhanh nhất

Ta có thể điều trị tê chân tay khi ngủ bằng nhiều biện pháp khác nhau như Tây y, Đông y và các bài tập tại nhà. Lưu ý rằng, chúng tôi chỉ gửi các thông tin tham khảo tới người bệnh, ta không nên tự ý điều trị nhất là trong tình trạng bệnh lý.

Đối với các trường hợp tê chân tay do sinh lý thì chỉ sử dụng tới thuốc khi hiện tượng tê gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc. Riêng bà bầu thì chỉ nên bổ sung vitamin, sắt, canxi theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

Điều trị theo phương pháp Tây y

Tây y có ưu điểm là hiệu quả nhanh, dài lâu tuy nhiên khi thực hiện theo phương pháp này thì cần sự tư vấn của bác sĩ và người bệnh phải tuân thủ 100% theo chỉ định.

Bên cạnh đó, các thành phần tá dược trong thuốc có thể gây dị ứng cho người sử dụng.

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm giúp hạn chế cảm giác tê bì, đau, ngứa (chỉ hỗ trợ giảm cảm giác chứ không chữa bệnh): paracetamol, các dòng giảm đau mạnh không chứa steroid.
  • Thuốc giãn cơ tác động tới thần kinh trung ương giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép: Myonal, Tolperisone,…
  • Thuốc mỡ bôi da giúp giảm đau, giảm tê bì chân tay: Voltaren Emulgel (Diclofenac), Salonpas gel, Fastum gel,…
  • Cao dán ngoài ra giúp giảm đau dây thần kinh, đau cơ, đau bắp, tê bì: Salonpas, Salonsip, Ecosip cool,…
  • Vitamin nhóm B giúp hệ thần kinh ổn định.
  • Đối với bà bầu: Canxi (Nextg Cal, Ostelin Calcium & Vitamin D3…), sắt (Blackmores Pregnancy Iron, Chela-ferr,..), vitamin tổng hợp (Vital Pregna, Elevit Healthy Baby – Healthy Mom,…).

Điều trị theo các bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y cũng có tính hiệu quả cao và được kiểm chứng qua nhiều thế hệ nhưng đòi hỏi thời gian dài sử dụng và phải đun thuốc lâu, các vị thuốc của Đông y cũng không dễ uống như các loại thuốc tân dược.

Theo Đông y, tê bì chân tay cấu thành từ nhiều nguyên nhân một trong số đó là do phong, hàn, nhiệt, thấp. Bài thuốc của Đông y dùng để uống và ngâm các chi.

Những bài thuốc này có ưu điểm đem đến công dụng điều trị bệnh từ sâu trong căn nguyên bệnh, chữa trị từ gốc lên đến ngọn và đảm bảo hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với phương pháp Tây y nên người bệnh cần hết sức kiên trì trong quá trình điều trị.

Mẹo chăm sóc và tập luyện tại gia

Đây là cách có thể sử dụng độc lập trong trường hợp tê bì chân tay khi ngủ do sinh lý gây ra hoặc có thể sử dụng chung với 2 cách trị bệnh Tây y, Đông y bên trên.

Luyện tay với bi sắt cũng giúp giảm tê bì tay
Luyện tay với bi sắt cũng giúp giảm tê bì tay
  • Xoay khớp cổ, vai, cổ tay, cổ chân, cánh tay, cẳng chân nhẹ nhàng trước 15 phút khi đi ngủ và ngay khi thức dậy để các dây thần kinh giãn ra sau 7- 8 tiếng ngủ, đồng thời các cơ, khớp được vận động nhẹ nhàng. Ta cũng có thể áp dụng một số bài tập yoga về vai gáy, cột sống.
  • Xoa bóp chân tay trước khi ngủ và khi ngủ dậy giúp máu huyết được lưu thông, giảm tê tay chân khi ngủ, nên bóp dọc sống lưng, cánh tay, cẳng chân.
  • Bài tập với bàn tay: Căng bàn tay hết cỡ rồi nắm lại thành nắm đấm giúp các cơ, xương, dây thần kinh từ bàn tay được thư giãn. Có thể thực hiện ngay khi vừa tỉnh dậy, vẫn nằm trên giường.
  • Đắp ngải cứu nóng, ngải cứu rang muối lên bắp tay bắp chân khi bị tê bì trong khoảng 20 phút.

Phòng ngừa chứng tê bì chân tay hiệu quả

Người trung niên, cao tuổi và những người thường xuyên vận động mạnh nên chú ý một số cách phòng ngừa sau để hạn chế tối đa chứng tê bì chân tay:

  • Luôn khởi động trước khi vận động mạnh, hạn chế áp lực lên các khớp nối như đầu gối, khuỷu tay trong thời gian lâu.
  • Tạo thói quen tập thể dục vào sáng sớm mỗi ngày, nếu kết hợp hít thở không khí ngoài trời thì tốt hơn cả.
  • Nói không với thuốc lá: Thuốc lá ảnh hưởng rất nặng nề tới quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, chưa kể rằng đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý dẫn tới tê bì chân tay.
  • Giảm ăn đạm động vật, mỡ xấu, tinh bột nhanh: Đặc biệt là với người có tuổi, những thực phẩm này khiến cơ thể tích tụ mỡ gây xơ vữa động mạch và nhiều bệnh về đường máu, tim mạch.
  • Tăng cường bổ sung vitamin từ rau, củ, quả.
  • Tăng cường ăn cá đặc biệt là các loại cá béo giàu omega-3 tốt cho sức khỏe.
  • Nên thay thế dầu, mỡ thành dầu oliu chứa omega-3, vitamin E và nhiều vitamin khác rất tốt cho cơ thể.
  • Điều chỉnh công việc hợp lý cân bằng với thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo tinh thần và cơ thể luôn trong trạng thái ổn định.
  • Đặt gối mềm bên cạnh để đặt chân, tay khi ngủ giúp cản mình, tránh trường hợp nằm nghiêng quá lâu.

Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng tê chân tay khi ngủ, đây là hiện tượng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng nhưng đa số là người trung niên và người cao tuổi.

Hiện tượng này có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Đối với trường hợp sinh lý thì có thể tự khỏi mà không cần dùng tới thuốc trong khi đó trường hợp bệnh lý thì lại khá nguy hiểm và người bệnh cần thăm khám và làm theo sự chỉ định của bác sĩ.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Liệu trình Đông phương Liệu cốt Khang chữa bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người bệnh mãn tính lâu năm chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, phục hồi vận động mà không cần dùng thuốc, không phải phẫu thuật, Tỷ lệ thành công lên đến 81,3%.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *