10 cách trị tê chân tay tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Nội dung bài viết
Tê nhức ở chân tay là triệu chứng bệnh lý thường gặp của nhân viên văn phòng, lái xe, thợ máy,… Người bị bệnh sẽ mất đi cảm giác, khó khăn khi cầm nắm, điều khiển đồ vật. Bệnh này cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Cách trị tê chân tay tại nhà như thế nào, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết ngay sau đây.
Top 10 cách trị tê chân tay tại nhà hiệu quả
Cách điều trị tê chân tay rất đa dạng để bạn áp dụng như theo phương pháp Đông y, Tây y hoặc dùng phương pháp chữa trị dân gian tại nhà. Trong bài chia sẻ này chúng tôi sẽ đề cập đến những cách trị tại nhà có hiệu quả cao để bạn dễ dàng thực hiện.
Dùng ngải cứu trắng
Ngải cứu trắng là một loại thảo dược được dùng nhiều để điều trị bệnh về xương khớp nhờ vào đặc tính nóng ấm của vị thảo dược này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu và một ít muối hột.
- Lá ngải cứu rửa sạch rồi cho vào chậu nước sôi cùng với muối hột.
- Đợi đến khi lá đã mềm thì dùng để đắp lên khu vực cần điều trị.
- Lá ngải cứu sẽ làm cho mạch máu giãn nở, lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tê tay.
Cây xấu hổ chữa tê nhức chân tay
Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây cỏ trinh nữ. Loại cây này có tính hơi hàn, vị ngọt dùng hiệu quả khi chữa chân tay bị tê.
Cách thực hiện:
- Bạn cần khoảng 30gr rễ của cây trinh nữ mang đi sắc lấy nước uống trong ngày là được.
- Nước dùng để uống trước bữa ăn liên tục trong 10 ngày sẽ có tác dụng giảm tê tay chân.
- Dùng cách chữa trị này một thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Cách trị tê chân tay tại nhà bằng gừng với muối
Cách trị tê bì chân tay phổ biến được nhiều người áp dụng ngay tại nhà đó chính là dùng muối và gừng. Cả hai nguyên liệu này dùng làm nước để ngâm tay chân sẽ giúp mạch máu được giãn nở, tăng cường khả năng lưu thông máu, khắc phục tê tay chân.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chậu nước ấm từ 50 đến 60 độ.
- Cho muối và gừng đập dập vào chậu nước.
- Dùng để ngâm tay chân trước khi đi ngủ là được.
Chườm nóng tay chân
Chườm nóng sẽ là giảm cơn đau, tê nhức tay chân tại chỗ để bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một chiếc khăn hoặc miếng vải cho vào nước nóng.
- Vắt bớt nước rồi đắp lên vùng bị tê khoảng 10 phút.
- Lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi cơn tê hết hẳn là được.
Massage tay chân – Cách trị tê chân tay tại nhà
Dùng tinh dầu thơm để massage lên vùng bị tê nhẹ nhàng đến khi nóng lên bạn sẽ thấy các cơn tê nhức được giảm đi rõ rệt. Thao tác massage sẽ làm nóng, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tê liệt và điều trị chứng tê ở chân và tay.
Tập thể dục tại nhà
Luyện tập thể dục thể thao có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và tăng lượng oxy truyền đi trong cơ thể. Người bị tê tay chân nên luyện tập thể dục thường xuyên để giảm cảm giác tê và châm chích tại các đầu ngón tay, ngón chân.
Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 phút vào buổi sáng để luyện tập. Khi làm việc kết hợp vận động cánh tay, cổ tay, bàn tay và bàn chân bằng một vài động tác gập duỗi rất có lợi cho việc giảm cảm giác tê bì.
Nếu có nhiều thời gian bạn nên tập bài thể dục cho tim mạch và thể dục nhịp điệu. Tần suất tập 30 phút/ ngày, tuần tập 5 ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể kết hợp đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hay chạy bộ để cải thiện tuần hoàn máu.
Ngoài tác dụng ngăn chặn cảm giác tê bì tay chân thì còn giúp cơ thể linh hoạt, phòng ngừa nhiều bệnh tật hơn. Khi tập thể dục hãy mặc đồ thoải mái, không tập với cường độ quá cao để tránh tác dụng ngược.
Sử dụng nghệ trị tê nhức chân tay tại nhà
Sử dụng nghệ là một trong những cách chữa tê chân tay tại nhà hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Trong nghệ có chứa hàm lượng curcumin lớn với tác dụng cải thiện khả năng lưu thông máu đến các cơ quan. Kèm theo đó là khả năng kháng viêm làm giảm các cơn đau và khó chịu ở vùng bị tê.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 thìa cà phê bột nghệ cho vào cốc sữa rồi làm nóng, trước khi uống cho thêm một ít mật ong.
- Dùng uống mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Hòa hỗn hợp bột nghệ với nước rồi massage tay chân trong vài phút các cơn đau nhức, khó chịu ở vùng bị tê sẽ được cải thiện hơn.
Dùng cây quế điều trị bệnh
Theo nghiên cứu, trong cây quế có chứa nhiều mangan, kali và nhóm vitamin B quan trọng. Các chất này sẽ cải thiện tình trạng lưu thông máu, giảm cảm giác tê mỏi chân tay. Mỗi ngày dùng khoảng 2 đến 4g bột quế bạn sẽ tăng cường khả năng tuần hoàn được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Trộn một thìa cà phê bột quế vào ly nước ấm để uống mỗi ngày.
- Trộn bột quế với mật ong để uống vào buổi sáng.
- Thực hiện trong vài tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng tê chân tay được cải thiện hơn trước.
Cách trị tê chân tay tại nhà với muối Epsom
Cách trị tê chân tay tại nhà mà bạn có thể sử dụng đó là ngâm trong muối Epsom. Tinh thể magie sulfate có trong muối sẽ kích thích lượng magie trong cải thiện và tăng tuần hoàn máu.
Tuần hoàn máu tốt bạn sẽ giảm cảm giác tê mỏi, ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh trong các lần sau.
Cách thực hiện:
- Trộn ½ cốc muối Epsom cho vào chậu nước ấm để ngâm trong 10 phút.
- Tần suất thực hiện 2-3 lần/tuần.
Lưu ý: Người có bệnh về thận hoặc tiểu đường không nên áp dụng cách này.
Tăng hàm lượng magie vào cơ thể
Cơ thể thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tê mỏi tay chân. Nếu cung cấp lượng magie cần thiết cho cơ thể, hệ thần kinh vận hành trơn tru, cải thiện tình trạng tuần hoàn máu, giảm cảm giác tê mỏi.
Có hai cách để bạn bổ sung magie vào cơ thể đó là ăn nhiều thực phẩm có chứa magie như rau lá màu xanh đậm, các loại hạt, socola đen, sữa chua ít béo, dậu này, cá, chuối hoặc bơ đậu phộng.
Bạn có thể dùng viên uống bổ sung magie mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể một lượng magie cần thiết trong ngày. Khi dùng thuốc cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo sự an toàn.
Ưu, nhược điểm khi điều trị tê nhức chân tay tại nhà
Trước khi quyết định sử dụng cách trị tê chân tay tại nhà, người bệnh nên cân nhắc yếu tố phù hợp với cơ địa và thể bệnh của mình. Việc áp dụng tràn lan, thiếu hiểu biết có thể trở thành “con dao 2 lưỡi” đem lại nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là những ưu, nhược điểm khi điều trị tê nhức chân tay tại nhà:
Ưu điểm:
- Giúp người bệnh hạn chế thói quen lạm dụng thuốc giảm đau, gây hại cho cơ thể
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn cho sức khỏe
- Nguyên liệu rẻ, dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản
- Phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm:
- Hầu như chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không thể loại bỏ tận gốc bệnh
- Sử dụng thảo dược đơn lẻ nên dược tính nhẹ, phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.
- Hiệu quả không lâu dài
- Liều lượng áp dụng và cách bào chế mang tính truyền miệng, nhiều loại thảo dược chưa có được khoa học chứng minh tính hiệu quả.
Có thể thấy rằng việc áp dụng cách điều trị tê bì tay chân tại nhà mang lại hiệu quả và sự an toàn với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, bận rộn việc thực hiện các bài thuốc này làm mất thời gian nên đôi khi làm người bệnh không thể kiên trì.
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!