Đau vai gáy tê tay – Nguyên nhân và cách điều trị

Đau vai gáy tê tay là gì? Sau một đêm ngủ dậy, bạn bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau vai gáy, nhiều khi đau bả vai lan xuống cánh tay làm tê tay và ngón tay. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Tất tần tật thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Đau vai gáy tê tay là bị gì? Triệu chứng thế nào?

Đau vai gáy tê tay là bệnh lý về xương khớp, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người thường phải ngồi lâu một chỗ và ít vận động. Hiện tượng này có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tình trạng tê bì chân tay.

Đau vai gáy có thể dẫn đến tình trạng tê tay
Đau vai gáy có thể dẫn đến tình trạng tê tay

Người bị đau vai gáy tê tay thường đau ở vùng vai gáy, sau đó lan dần xuống cánh tay, khiến bệnh nhân bị nhức, mỏi, khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các cơn đau thường xuất hiện khi:

  • Sáng sớm lúc ngủ dậy, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc lao động quá sức.
  • Cơn đau tăng lên khi bạn vận động (đi, đứng, xoay vùng cổ, ho, hắt hơi…).
  • Có thể chấm dứt sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài tận vài tháng.
  • Các triệu chứng này dần dần sẽ lan xuống hai cánh tay, khiến bạn có cảm giác tê mỏi tay, vận động khó khăn.
  • Một số biểu hiện đi kèm khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững.

Nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay

Đau vai gáy tê tay thường xảy ra đối với những người ở lứa tuổi trung niên; do thói quen sinh hoạt không hợp lý hoặc do một số bệnh lý về xương khớp gây nên.

  • Nguyên nhân về sinh hoạt: Các trường hợp gối đầu cao khi ngủ, kê đầu trên vật cứng trong một thời gian dài (tựa đầu trên ghế ngủ, nằm xem tivi…), ngồi làm việc sai tư thế dẫn đến tốc độ lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy, tê tay.
Gối cao đầu khi ngủ có thể dẫn đến đau vai gáy tê tay
Gối cao đầu khi ngủ có thể dẫn đến đau vai gáy tê tay
  • Nguyên nhân về tuổi tác: Những người bắt đầu đến tuổi trung niên hoặc sau đó thường dễ bị đau vai gáy tê tay do độ đàn hồi của hệ mạch máu đã bắt đầu giảm.
  • Nguyên nhân về bệnh lý liên quan đến xương khớp: Đau vai gáy tê tay còn là biểu hiện của một số hội chứng về xương khớp khác như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, ung thư, chấn thương vùng cổ.

Cách điều trị đau vai gáy tê tay

Đau vai gáy tê tay nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm cho xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ… Vì vậy, cần phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Các cách điều trị tình trạng này thường gặp nhất là áp dụng các mẹo dân gian, điều trị Đông Y và sử dụng thuốc Tây.

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy tê tay

Mẹo dân gian là phương pháp điều trị vai gáy tê tay được nhiều người lựa chọn vì an toàn, lành tính và dễ kiếm các nguyên liệu thực hiện. Một số thảo dược như hạt gấc, ngải cứu, cây trinh nữ, gừng tươi… có thể hỗ trợ điều trị đau vai gáy tê tay tại nhà hiệu quả.

Ngoài ra, sử dụng đá hoặc một số thảo dược để chườm lên vai gáy có thể làm dịu các cơn đau, đồng thời giúp các cơ cổ được thư giãn, giảm căng thẳng.

  • Chữa đau vai gáy bằng hạt gấc

Hạt gấc là vị thuốc quý giúp giảm đau, chống ứ nên hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như đau mỏi vai gáy hiệu quả. Để sử dụng, bạn có thể ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.

Chữa đau vai gáy tê tay bằng hạt gấc
Chữa đau vai gáy tê tay bằng hạt gấc

Cách thức hiện vô cùng đơn giản, bóc sạch màng đỏ bên ngoài hạt gấc, mang phơi qua một nắng, tiếp theo mang rang thơm lên, để nguội rồi giã nát. Sau đó cho vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập hạt gấc.

Để khoảng 1 tuần thì sử dụng rượu này xoa bóp, mát xa giúp giảm đau và kích thích lưu thông máu hiệu quả. Lưu ý rằng bạn nên áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần và chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không dùng để uống.

  • Trị đau vai gáy bằng ngải cứu

Ngải cứu chứa các chất giảm đau, kháng viêm hiệu quả nên được dân gian sử dụng để trị đau nhức xương khớp, đau vai gáy. Với lá ngải cứu, bạn có thể chườm nóng hoặc uống nước lá ngải cứu.

Để chườm nóng, bạn rửa sạch 1 bó ngải cứu tươi, để ráo nước rồi rang nóng cùng 200g muối hột to. Sau đó cho vào túi vải áp lên khu vực vai gáy, sau khi ngải cứu nguội bớt thì bỏ vào sao lại và chườm tiếp. Chườm liên tục trong 20 phút, lặp lại mỗi ngày 2-3 lần để mang lại hiệu quả.

Bên cạnh việc chườm nóng, bạn có thể xay nhuyễn 100g ngải cứu tươi (rửa sạch với muối trước khi xay) với 300ml nước lọc. Sử dụng nước cốt uống, mỗi ngày chia thành 2 lần kết hợp với phương pháp chườm nóng.

  • Sử dụng cây trinh nữ

Cây trinh nữ có tính hàn, giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế dây thần kinh, ngăn chặn quá trình dẫn truyền cảm giác đau đến não bộ, giúp người bệnh giảm đau. Để điều trị đau vai gáy tê tay bằng trinh nữ, bạn có thể sắc uống hoặc kết hợp với một số thảo dược khác.

Bạn cần chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem sao vàng cùng một ít rượu. Sau đó mang sắc với 500ml đến khi cạn còn một nửa, để nguội rồi uống ngày 2 lần.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm với một số thảo dược khác như rễ cây đại bi, rễ cây đinh lăng, rễ cây chi chi với lượng bằng với lượng rễ cây trinh nữ. Cũng đem rửa sạch, thái lát mỏng, ngâm rượu trong khoảng 1 tháng. Mỗi ngày nên uống 30-45ml, chia thành 2-3 lần uống, uống trước bữa ăn 30 phút.

  • Mẹo chữa vai gáy bằng gừng tươi

Trong gừng chứa nhiều zingibain có tác dụng giảm đau, kháng viêm và thư giãn các cơ xương. Để chữa đau vai gáy tê tay, có thể dùng gừng nguyên chất hoặc làm thuốc chườm.

Sử dụng gừng tươi chữa bệnh xương khớp
Sử dụng gừng tươi chữa bệnh xương khớp
  • Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng tươi (4 củ), hành tím (2 củ) và một ít bột mì.
  • Cách thực hiện: Giã nát gừng tươi và hành tím rồi trộn với một ít bột mì, xào nóng. Sau khi thuốc nguội bớt thì sử dụng và đắp một lớp mỏng lên vùng vai gáy bị đau. Sử dụng băng gạc y tế để quấn cố định thuốc lại, sau một ngày thì thay băng và thuốc chườm mới.

Một trong các mẹo giảm đau vai gáy hiệu quả khác là sử dụng đá lạnh, bởi các mạch máu khi gặp lạnh sẽ co lại, giảm tình trạng sưng, đồng thời giảm cơn đau, làm tê các sợi thần kinh nhỏ.

Bạn có thể sử dụng đá, túi gel lạnh đặt vào các khu vực đau trong khoảng 15 phút, thực hiện 3 – 4 giờ đầu sau chấn thương, mỗi giờ 1 lần. Lưu ý rằng nên đặt đá lạnh vào khăn tắm mỏng để ngăn ngừa kích thích da và tình trạng bỏng lạnh.

Ngoài ra, bạn có thể tự làm và đặt các túi chườm thảo dược vào vùng cổ bị đau trong khoảng 20 phút. Túi chườm này được chế từ các hương liệu như cây hương thảo, hoa oải hương. Nhiệt nóng sẽ giúp các cơ ở cổ và vai gáy được thư giãn, hỗ trợ giảm đau mỏi. Kết hợp với các phương pháp này bạn có thể massage nhẹ nhàng giúp cho tình trạng đau vai gáy nhanh chóng thuyên giảm.

Điều trị tê chân tay theo Đông y

Các bài thuốc trị đau vai gáy tê tay thường được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Một số bài thuốc Đông y chữa đau vai gáy cổ bạn có thể tham khảo như:

  • Bài thuốc 1: Bài thuốc chữa đau vai gáy thể phong hàn thấp do phong hàn xâm nhập vào kinh mạch ở vai gáy. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Thương truật 8g, Can khương 8g, Xuyên khung 12g, Phục linh 12g, Ý dĩ 12g, Cam thảo 6g, Quế chi 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống thành 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Đem sắc Tục đoạn 16g, Ngũ gia bì 16g, Đỗ trọng 16g, Ngưu tất 16g, Khương hoạt 12g, Phòng phong 12g, Độc hoạt 12g, Kinh giới 10g,  Đương quy 12g, Hồng hoa 10g, Chỉ xác 8g, Thanh bì 8g. Chia ra uống mỗi ngày 3 lần.
  • Bài thuốc 3: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đương quy 12g, Thục địa 16g, Ngũ gia bì 12g, Tục đoạn 12g, Ngưu tất 12g, Bạch linh 12g, Đỗ trọng 10g, Thanh bì 10g, Sơn thù 8g. Sắc uống mỗi ngày, chia thành 3 lần sáng, chiều, tối.

Phương pháp điều trị Đông y thường mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn, lành tính, không gây các tác dụng phụ và chi phí phù hợp. Các bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau vai gáy cổ mà còn có thể bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài mới có hiệu quả.

Chữa đau vai gáy bằng Tây y

Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh và thường được áp dụng cho những người bệnh có tình trạng nặng. Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định khi đau vai gáy tê tay là:

Cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc Tây y
Cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc Tây y
  • Thuốc giảm đau: Tylenol 8H, Acetaminophen, Tramadol hay Codein giúp giảm triệu chứng đau mỏi vùng vai gáy hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ: Thường được dùng trong trường hợp đau cấp tính (Mydocalm, Myonal, Diazepam).
  • Thuốc kháng viêm:  Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib…
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin…
  • Thuốc chống trầm cảm: Trường hợp mệt mỏi và đau thần kinh kéo dài sẽ được bác sĩ chỉ định thêm loại thuốc chống trầm cảm.

Khi áp dụng phương pháp điều trị này, bạn cần sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ra hiệu thuốc mua về uống để tránh các tác dụng phụ hoặc các tình trạng nguy hiểm khác.

Lưu ý khi điều trị đau vai gáy tê tay

Khi có biểu hiện đau vai gáy tê tay, bệnh nhân cần xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi bị đau mỏi vai gáy tê tay:

  • Chú ý các tư thế sinh hoạt hằng ngày như làm việc đúng tư thế, không kê gối quá cao khi ngủ, không ngủ co quắp…
  • Không làm việc quá sức, dành ra thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và không để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện khả năng vận động, tốt cho cổ, vai gáy và lưng (đi bộ, massage, yoga…)
  • Bổ sung các dưỡng chất như canxi, Omega 3, Vitamin và các khoáng chất khác tốt cho xương khớp.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.

Mong rằng những thông tin về hiện tượng đau vai gáy tê tay sẽ giúp bạn làm sáng tỏ một số thắc mắc và cân nhắc nên giải quyết tình trạng này sao cho hiệu quả.

Click đọc ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin xem thêm

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *