Đầu ngón chân bị đau như kim châm có sao không?
Nội dung bài viết
Đầu ngón chân bị đau như kim châm là hiện tượng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Tình trạng này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì không? Liệu đây có phải là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng khác? Muốn điều trị hiệu quả phải làm sao? Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
Triệu chứng, nguyên nhân đầu ngón chân bị đau như kim châm
Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng tê bì chân tay là đầu ngón chân bị đau, châm chích, nhức, mỏi. Cơn tê chân thường xuất hiện vào những thời điểm dưới đây và đi kèm các biểu hiện khác như:
- Sáng sớm ngủ dây, cơ thể có thể bị nhiễm lạnh và tê chân.
- Tình trạng đầu ngón tay bị đau, tê kèm theo các triệu chứng ho, hắt hơi khi thời tiết thay đổi.
- Người bệnh ngồi, đứng lâu khiến chân bị tê, nhức và mỏi.
- Một số trường hợp nặng còn gặp phải hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, cơ thể mệt mỏi, khó nuốt.
Đầu ngón chân là nơi nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi vì nó chứa rất nhiều dây thần kinh. Các bệnh lý gây ra tình trạng đầu ngón chân đau như kim châm là: Bệnh Raynaud, bệnh về thần kinh ngoại biên, tê cóng chân, khớp ngón chân bị viêm và một số vấn đề khác liên quan đến da:
- Bệnh Raynaud: Bệnh Raynaud xảy ra khi các mạch máu ngoại vi phản ứng một cách thái quá với thời tiết lạnh, dẫn đến tình trạng co thắt và co mạch. Người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng, đầu ngón chân đau như kim châm, ngón chân bị lạnh, sắc da chuyển thành xanh. Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng bị loét ngón chân.
- Bệnh về thần kinh ngoại biên: Bệnh về thần kinh ngoại biên với một số trường hợp bị tiểu đường cũng sẽ làm tổn thương dây thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đầu ngón chân giống như kiến bò, ngứa râm ran, đau như bị kim châm.
- Tê cóng chân: Mỗi khi bị lạnh, chân bị tê cóng sẽ gây nên tình trạng đầu ngón chân đau như kim châm. Hiện tượng tê cóng này là do chân tiếp xúc với không khí lạnh trong một thời gian dài mà không được bảo vệ. Một số triệu chứng thường gặp khác kèm theo như chân trắng bệch, mất cảm giác…
- Khớp ngón chân bị viêm: Các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp có thể khiến các ngón chân bị đau nhức. Tình trạng này ảnh hưởng đến các khớp giữa, ngón chân cái gần móng, kèm theo một số triệu chứng nóng rát. Trường hợp nặng còn có thể gây mòn xương sụn, đau đớn kể cả khi ít vận động.
- Một số vấn đề khác liên quan đến da: Một số bệnh lý về da ở ngón chân như viêm mô tế bào, hay zona có thể gây ra tình trạng bị đau như kim châm. Kèm theo một số triệu chứng khác như da bị bong tróc, viêm da, đầu ngón chân bị sưng, nhiễm trùng…
Phương pháp điều trị đầu ngón chân bị đau như kim châm
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có các phương pháp điều trị hợp lý khác nhau. Các phương pháp phổ biến chữa đầu ngón chân bị đau như kim châm là áp dụng các mẹo dân gian, điều trị Đông y và sử dụng thuốc Tây.
Mẹo dân gian chữa đau đầu ngón chân tại nhà
Với các trường hợp nhẹ, các mẹo dân gian như đắp thảo dược, xoa bóp hoặc ngâm chân bằng thảo dược thường được rất nhiều người bệnh ưa chuộng vì an toàn, lành tính, lại dễ kiếm và dễ thực hiện.
- Chườm lá ngải cứu: Ngải cứu được biết đến là bài thuốc quý có tác dụng điều trị đau đầu ngón chân hiệu quả. Để chữa đau chân bằng ngải cứu, bạn chỉ cần sao 1 nắm lá ngải cứu với 1 thìa muối, sau khoảng 5 phút thì cho vào túi vải chườm lên vùng chân đau. Bạn cần thực hiện liên tục trong khoảng 15 phút, lưu ý không đắp thuốc quá nóng vì có thể khiến da bị bỏng.
- Phương pháp xoa bóp từ cây gối hạc: Cây gối hạc có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các triệu chứng đau hiệu quả, đồng thời tăng cường lưu lượng máu đến các khớp chân. Cho 50g rễ cây gối hạc phơi khô và 500ml rượu trắng vào bình. Sau khoảng 15 ngày, sử dụng rượu thuốc xoa bóp ngày 2 lần.
- Ngâm chân bằng thảo dược: Ngâm chân từ các loại thảo dược thiên nhiên như gừng tươi, thiên niên kiện, độc hoạt, ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ, địa liền, đại hồi… giúp giảm đau đầu ngón chân hiệu quả. Bởi nước nóng và các thảo dược ngâm chân có thể giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất và giúp cơ xương khớp dẻo dai.
Riêng với các loại thảo dược, bạn nấu các dược liệu này với khoảng 2 lít nước đến khi còn 1,5 lít. Sau đó ngâm thuốc trong thời gian từ 15 – 30 phút, trong quá trình ngâm có thể kết hợp massage và day bấm huyệt để tăng tác dụng điều trị.
Lưu ý không áp dụng phương pháp này với các trường hợp: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới, vết thương hở, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường hoặc vừa mới ăn no xong.
Bài thuốc Đông y trị bệnh
Phần lớn các bài thuốc Đông Y đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chỉ điều trị đau đầu ngón chân mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác. Một số bài thuốc Đông y từ các loại thảo dược thiên nhiên như cỏ xước, rễ cây trinh nữ, cây gối hạc… có tác dụng chữa đau đầu ngón chân hiệu quả.
- Bài thuốc Đông y từ cỏ xước: Theo Đông y, đây là vị thuốc có tính thanh, mát giúp giải nhiệt và lợi tiểu rất tốt. Bài thuốc bao gồm: Cỏ xước 20gr, Thổ phục linh 10gr, Cỏ mực 10gr, Ké đầu ngựa 6gr. Sắc thuốc và uống hàng ngày.
- Bài thuốc Đông y từ rễ cây trinh nữ: Cây trinh nữ là bài thuốc quý có công dụng chữa các chứng đau đầu ngón chân, tay hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng rễ cây trinh nữ đã rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ cho vào đun nhỏ lửa với 700ml nước trong vòng 30 phút. Uống như một loại trà.
Thuốc Tây y trị đầu ngón chân bị đau như kim châm
Thuốc Tây thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau, viêm đầu ngón chân. Phương pháp điều trị này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng với các trường hợp bệnh nặng.
- Thuốc giảm đau Acetaminophen, Paracetamol hoặc thuốc kháng viêm như thuốc Steroid, Aspirin, Meloxicam… sẽ giúp làm giảm cơn đau, nhức tạm thời.
- Sử dụng các loại thuốc như Glucosamine, Chondroitin giúp xương khớp mau bình phục.
- Thuốc bổ sung canxi, vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ xương khớp hoạt động trơn tru hơn.
Người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo sự hướng dẫn để tránh các trường hợp xấu xảy ra. Tuyệt đối không tự ý ra hiệu thuốc mua về uống bởi có thể không mang lại hiệu quả mà còn gặp một số tác dụng phụ của thuốc.
Lưu ý trong sinh hoạt khi đầu ngón chân bị đau như kim châm
Để cải thiện tình trạng đầu ngón chân đau như kim châm, bạn có thể thay đổi thói quen hàng ngày, kết hợp với việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Luyện tập các bài thể dục thể thao, đặc biệt là những bài tập tốt cho xương khớp.
- Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc vận động sai tư thế.
- Hạn chế làm việc quá sức dẫn đến tình trạng mệt mỏi và căng thẳng.
- Lựa chọn tư thế sinh hoạt dễ chịu nhất, thay đổi tư thế thường xuyên, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
- Uống nhiều nước, bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất, vitamin và canxi.
- Thường xuyên thăm khám và kiểm tra các chức năng xương khớp của chân.
Đầu ngón chân bị đau như kim châm là báo hiệu của bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất. Đừng để tình trạng bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!