Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Mụn bọc  ở má gây đau nhức và sưng to ảnh hưởng lớn đến nhan sắc của  bạn. Nguyên nhân dẫn đến loại mụn này là  do lỗ chân lông bị bít tắc kết hợp với sự tấn công của vi khuẩn xảy ra khi da bị đổ nhiều dầu hoặc vệ sinh da không sạch sẽ. Mụn bọc ở má có thể lan rộng hoặc gây bội nhiễm và để lại sẹo rỗ trên da. Vì vậy, việc sớm tìm cách chữa trị là điều cần thiết.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở má

Mụn bọc là một trong những dạng mụn trứng cá ở mức độ nặng. Chúng xuất hiện với hình dáng là những nốt sẩn đỏ có kích thước to, chân mụn ăn sâu vào da. Loại mụn này thường tấn công ở những vị trí có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động trên da mặt, chẳng hạn như trán, mũi, cằm và cả hai bên má.

Mụn bọc ở má
Mụn bọc ở má gây đau nhức khó chịu và khiến khuôn mặt trở nên mất thẩm mỹ

Mụn bọc ở má được hình thành khi có sự tắc nghẽn lỗ chân lông kết hợp với sự tấn công của vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da. Hiện tượng này xảy ra có liên quan đến một hay nhiều yếu tố dưới đây:

  • Tuyến bã nhờn bị rối loạn khiến dầu nhờn tiết ra nhiều ở hai bên má. Chất bã nhờn dư thừa không được làm sạch hoàn toàn nên tồn đọng lại trong lỗ chân lông gây bít tắc và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mụn bọc.
  • Thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng của da bị suy giảm. Cùng với đó, da ở hai bên má cũng tiết ra nhiều dầu hơn nên dễ bị mụn bọc tấn công. Đây là nguyên nhân gây mụn bọc ở má thường gặp ở trẻ trong giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ mang thai.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ hoặc không đúng cách khiến vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh mẽ ở vùng da hai bên má
  • Da không được tẩy tế bào chết thường xuyên dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn bọc tấn công vào hai bên má.
  • Không tẩy trang sạch sẽ sau khi sử dụng phấn trang điểm
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần độc hại hoặc không phù hợp khiến má bị kích ứng, nổi mụn bọc.
  • Điều trị bệnh bằng thuốc tây trong thời gian dài gây suy giảm chức năng thải độc của gan, thận. Khi không được đào thải hết, chất độc tích tụ lại dưới da làm tăng nguy cơ bị mụn bọc ở má hay bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể.
  •  Làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các thiết bị điện tử có tia bức xạ. Điều này khiến cho lớp hàng rào bảo vệ da ở hai bên má bị suy yếu và sinh ra mụn bọc.
  • Các nguyên nhân gây mụn bọc ở má khác: Căng thẳng, thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên sử dụng các món ăn cay nóng, ăn nhiều đồ ngọt… Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị nổi mụn bọc ở má.

Cách nhận biết mụn bọc ở má

Mụn bọc ở má có hình dáng khá giống với một số loại mụn khác như mụn nang, mụn mủ. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn rất dễ bị nhầm lẫn đến đến sai lầm khi lựa chọn phương pháp điều trị. Loại mụn này có các đặc điểm như sau:

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.
  • Nốt mụn có đường kính to
  • Khi mới xuất hiện, mụn bọc ở má có hình thái là một cục cứng hơi nhô lên bề mặt da, ấn vào thấy đau
  • Trong vòng vài ngày, nốt mụn phát triển to hơn và sưng đỏ thấy rõ
  • Bên trong nốt mụn chứa nhiều mủ
  • Khu vực má bị mụn bọc có biểu hiện đau nhức, khó chịu
  • Khi bị vỡ, mụn bọc ở má gây chảy nhiều máu và mủ
  • Chân mụn ăn sâu vào trong má

Mụn bọc ở má có gây hại không?

Hai bên má được xem là khu vực “mặt tiền” của khuôn mặt. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các nốt mụn bọc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của bạn.

So với các loại mụn khác như mụn đầu đen hay mụn cám, mụn bọc có thì mụn bọc trên má có tốc độ hồi phục lâu hơn. Mụn có thể kéo dài dai dẳng và gây tổn thương, nhiệm trùng da nặng nếu không được xử lý tốt.

mụn bọc ở má có nguy hiểm không
Mụn bọc ở má nếu không được điều trị tốt có thể gây tổn thương sâu dưới da

Một số trường hợp có thói quen sờ tay nên má hoặc nặn mụn bọc khi nhân mụn chưa chín. Hành động này không chỉ tiếp tay cho ổ vi khuẩn tấn công sang các vùng da lành xung quanh mà còn khiến da để lại sẹo rỗ và nhiều vết thâm đen mất thẩm mỹ sau này.

Chính vì mối nguy tiềm ẩn này mà khi bị mụn bọc tấn công ở má, nhiều người không khỏi lo lắng và luôn muốn tìm ra được giải pháp diệt trừ mụn nhanh chóng, tận gốc.

Cách điều trị mụn bọc ở má

Các phương pháp tự nhiên được nhiều người lựa chọn để trị mụn bọc ở má tại nhà khi tình trạng mụn còn nhẹ, số lượng ít. Một số trường hợp thì cần sử dụng kem hoặc thuốc trị mụn do bác sĩ kê đơn.

Dưới đây là một số cách trị mụn bọc ở má bạn có thể tham khảo:

1. Mẹo trị mụn bọc ở má bằng nha đam

Nha đam chứa nhiều Anthraquinon – một hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn bọc trên má. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng làm dịu kích ứng trên da, dưỡng ẩm, giảm viêm, kích thích tái tạo da và làm mờ vết thâm mụn nhờ sở hữu nhiều nước, các vitamin và khoáng chất có lợi cho da.

Cách sử dụng:

  • Gọt sạch vỏ bên ngoài của lá nha đam rồi lấy gel bên trong bôi trực tiếp lên các nốt mụn. Để ít nhất 15 phút sau hãy lấy nước rửa lại cho sạch. Áp dụng theo cách này 2 ngày 1 lần để cồi mụn nhanh khô.
  • Hoặc bạn cũng có thể lấy gel nha đam kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác như sữa chua, dầu dừa làm thuốc bôi trị mụn bọc ở má.

2. Cách trị mụn bọc trên má bằng sữa chua không đường

Sữa chua được sử dụng để điều trị hầu hết các loại mụn, bao gồm cả mụn bọc ở má. Chứa nhiều axit lactic và probiotic, sữa chua hoạt động như một phương thuốc sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, giúp nốt mụn bọc nhanh chóng khô se và bớt sưng đỏ. Bên cạnh đó, việc sử dụng sữa  chua không đường làm mặt nạ trị mụn còn giúp tăng sức đề kháng cho da, cải thiện sắc tố da, ngăn ngừa sự xuất hiện của vết thâm mụn.

cách trị mụn bọc ở má bằng sữa chua không đường
Sữa chua có tác dụng kháng khuẩn, làm mời vết thâm do mụn bọc trên má để lại

Cách trị mụn bọc ở má bằng sữa chua:

  • Chuẩn bị: 1/2 hũ sữa chua không đường
  • Rửa mặt cho sạch sẽ, thấm khô da rồi lấy sữa chua thoa một lớp mỏng phủ kín nốt mụn bọc trên má
  • Để khoảng 20 phút cho các dưỡng chất trong sữa chua thẩm thấu sâu vào trong da và hoạt động chống lại vi khuẩn, đồng thời bổ sung dưỡng chất sửa chữa lại tổn thương trên da.
  • Lặp lại mặt nạ này 3 lần trong tuần để nốt mụn bọc nhanh chóng bị tiêu diệt mà không để lại sẹo và vết thâm đen.

3. Mặt nạ trị mụn bọc ở má từ tỏi

Tỏi chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm hiện tượng sưng viêm ở nốt mụn bọc trên má mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho da. Để trị mụn, bạn có thể lấy nước cốt tỏi pha loãng thoa lên nốt mụn mỗi tuần 3 – 4 lần. Ngoài ra, tỏi còn được kết hợp với mật ong để tăng công dụng kháng khuẩn, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng da bị mụn bọc.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 2 tép tỏi tươi và 1 thìa mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch củ tỏi, lột vỏ rồi bỏ vào cối giã nát
  • Thêm mật ong vào trộn đều với tỏi
  • Cuối cùng, bạn dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp rồi bôi lên các nốt mụn bọc ở má
  • Để trong 30 phút trước khi rửa lại
  • Với mẹo trị mụn bọc ở má bằng tỏi và mật ong bạn nên tích cực áp dụng đều đặn 3 lần mỗi tuần, sau vài ngày nốt mụn sẽ bớt sưng viêm và thu nhỏ dần.

4. Trị mụn bọc ở má bằng chanh

Chanh có đặc tính sát khuẩn mạnh nhờ chứa hàm lượng vitamin C và axit lactic phong phú. Không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, nguyên liệu này còn cải thiện sức đề kháng cho da, ngăn ngừa mụn bọc tái phát trên má và làm vùng da bị thâm mụn sáng đều màu hơn.

trị mụn bọc ở má bằng chanh
Chanh với khả năng kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên nên thường được sử dụng để trị mụn bọc ở má

Cách sử dụng:

  • Chanh vắt lấy nước cốt rồi trộn chung với dầu ô liu theo tỷ lệ 1:1
  • Tiến hành thoa hỗn hợp này lên vùng da bị mụn sau khi đã rửa mặt thật sạch
  • Để từ 10 – 15 phút hãy rửa sạch lại da bằng nước ấm
  • Với cách trị mụn bọc trên má bằng chanh, bạn chỉ nên áp dụng tối đa 2 lần trong tuần. Tránh lạm dụng quá mức có thể khiến da bị tổn thương do bị axit trong chanh ăn mòn.

5. Bí quyết trị mụn bọc ở má bằng bột nghệ

Nghệ được sử dụng để trị mụn bọc ở má nhờ chứa nhiều curcumin. Chất này ngoài tác dụng sát khuẩn, giảm viêm còn giúp kích thích tái tạo da, làm khu vực má bị tổn thương do mụn nhanh kéo da non, ngăn ngừa sẹo lõm và vết thâm.

Cách sử dụng:

  • Bạn lấy một củ nghệ tươi giã nát. Sau đó vắt nước cốt nghệ thoa lên nốt mụn bọc ở má mỗi ngày 1 – 2 lần
  • Cách khác có thể dùng bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ trộn chung với sữa chua, mật ong hay sữa tươi không đường để làm mặt nạ trị mụn. Áp dụng đều đặn 3 lần trong tuần.

6. Sử dụng kem trị mụn bọc ở má

Các sản phẩm kem trị mụn cũng được nhiều người lựa chọn loại bỏ mụn. Chúng thích hợp với những đối tượng bị mụn bọc ở má mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Hầu hết các loại kem trị mụn bọc ở má đang bán trên thị trường đều chứa các thành phần có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm khô nhân mụn. Chẳng hạn như alicylic Acid hay Benzoyl peroxyde. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm chứa thành phần phù hợp với da để trị mụn hiệu quả hơn.

kem trị mụn bọc ở má
Các sản phẩm kem trị mụn được sử dụng để khắc phục mụn bọc ở má mức độ nhẹ và trung bình

Khi dùng kem trị mụn bọc trên má cần lưu ý:

  • Rửa sạch vùng da cần điều trị trước khi thoa kem
  • Chỉ sử dụng một lượng kem vừa đủ bôi lên da. Không thoa quá nhiều khiến lỗ chân lông bị bít kín
  •  Mỗi loại kem trị mụn sẽ có quy định cụ thể về số lần sử dụng trong ngày và thời điểm thoa kem tốt nhất. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi dùng.

7. Điều trị mụn bọc ở má bằng thuốc tây

Nhiều người bị mụn bọc ở má sau khi tự điều trị tại nhà bằng mẹo tự nhiên hay thoa kem không khỏi mới tìm đến các bệnh viện da liễu để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa mụn bọc ở má:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như Isotretinoin hay Azithromycin thường được chỉ định với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm sưng đỏ da và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Thuốc chứa lưu huỳnh: Nhóm thuốc này có tác dụng sát khuẩn ngoài da, giảm tiết dầu nhờn dư thừa. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp bị mụn bọc ở má có làn da nhờn.
  • Isotretinoin: Trường hợp bị mụn bọc ở má nặng mà không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị khác, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bạn dùng Isotretinoin. Loại thuốc này có tác dụng tốt trong việc kiểm soát bã nhờn và thường được chỉ định phối hợp với kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Các thuốc điều trị tại chỗ khác: Bao gồm các thuốc chứa Benzoyl peroxyde hay Clindamyncin… Chúng giúp sát khuẩn và giảm viêm tại chỗ, kích thích tái tạo da, hỗ trợ nâng cao hiệu quả của các thuốc điều trị khác.

8. Trị mụn bọc bằng công nghệ cao

Một số trường hợp bị mụn bọc ở má nghiêm trọng, các nốt mụn mọc chi chít thành cụm gây tổn thương nặng nề cho da. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị mụn bằng công nghệ Oxy jet, Blue Light hay các công nghệ cao khác để tiêu diệt mụn.

trị mụn bọc ở má bằng công nghệ ánh sáng xanh
Công nghệ ánh sáng xanh được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn bọc ở má

Bạn có thể phải trải qua một hay nhiều liệu trình điều trị tùy theo tình trạng mụn. Dưới tác động của các công nghệ hiện đại, vi khuẩn gây mụn sẽ được tiêu diệt sạch, tình trạng sưng viêm cũng được cải thiện nhanh chóng và giảm thiểu tối đa nguy cơ bị sẹo thâm trên da.

Tuy nhiên, chi phó điều trị mụn bọc bằng công nghệ cao khá tốn kém và không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, cần có biện pháp chăm sóc da đúng cách và loại bỏ các tác nhân gây mụn để mụn bọc ở má không còn xuất hiện trở lại.

Cách chăm sóc da khi bị mụn bọc ở má

Bên cạnh việc lựa chọn được phương pháp điều trị mụn bọc ở má phù hợp, bạn cần biết cách chăm sóc da đúng cách để mụn nhanh lành và không tái phát trong tương lai. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc vùng da bị mụn.

  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ
  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có chứa thành phần thiên nhiên để rửa mặt 3 lần mỗi ngày
  • Không dùng phấn trang điểm để che dấu đi nốt mụn bọc ở má khiến tình trạng mụn thêm tồi tệ
  • Không dùng tay sờ lên má hoặc nặn mụn gây nhiễm trùng, lở loét da
  • Bảo vệ vùng da bị mụn khi ra ngoài nắng bằng cách thoa kem chống nắng và đeo khẩu trang kết hợp mang mũ, che ô để hạn chế tác hại của ánh nắng đối với da.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2, B6 có thể giúp ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn, hạn chế phát sinh các nốt mụn mới.
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc da, làm nhanh lành tổn thương
  • Trong sinh hoạt hàng ngày chú ý đi ngủ sớm và đủ giấc, tránh stress kết hợp tập thể dục thường xuyên để kích thích lưu thông tuần hoàn máu đến vùng da bị mụn, giúp nhanh chóng chữa lành tổn thương trên da.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, thịt bò, hải sản hay các thức ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây có tính mát, các loại cá béo, thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để da có sức đề kháng tốt hơn và nhanh hết mụn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Đánh giá bài viết

Mụn trứng cá Hoàn Nguyên do Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nghiên cứu và bào chế với cơ chế kép loại bỏ mụn tận gốc, hiệu quả lâu dài. BSP được VTV2 giới thiệu trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt"

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *