Mụn cóc có tự hết không? Bao lâu thì rụng?
Nội dung bài viết
Mụn cóc là các tổn thương ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da, có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều năm. Do đó, nhiều người bệnh thắc mắc mụn cóc có tự hết không và bao giờ thì tự rụng. Tham khảo một số thông tin trong bài viết để có biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là sự phát triển da nhỏ do virus papilloma ở người (HPV) gây ra, gây ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da. Virus gây mụn cóc có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc trực tiếp da kề da hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với bề mặt, chẳng hạn như sàn nhà hoặc tay nắm cửa nhiễm virus gây bệnh.
Tình trạng này dẫn đến tăng trưởng da bất thường ở khu vực bị ảnh hưởng, khiến da trở khô, cứng và thô. Tuy nhiên, một số loại mụn cóc có thể phẳng, mịn tương tự như một vết chàm nhỏ và không gây nhiều sự chú ý.
Mụn cóc có thể xuất hiện trên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến ở tay và chân. Hầu hết các loại mụn cóc là lành tính (không ung thư) nhưng rất dễ lây lan và gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, mụn cóc sinh dục có thể gây thay đổi tính chất của các tế bào bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam hoặc ung thư hậu môn.
Mụn cóc có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và không phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên một số loại mụn cóc có thể gây chảy máu, kích thích hoặc đau, đặc biệt là mụn cóc phát triển ở các khu vực dễ bị ma sát và tác động.
Mụn cóc có tự hết không? Bao lâu thì rụng?
Một số mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên một số loại mụn cóc cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, mụn cóc có thể lây lan một cách nhanh chóng sang các bộ phận cơ thể khác hoặc lây sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mụn cóc. Do đó, người bệnh nên có biện pháp điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn cũng như ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.
Mụn cóc thường xuất hiện từ 1 – 8 tháng sau khi người đó bị nhiễm virus gây bệnh. Hầu hết các loại mụn cóc có thể tự biến mất sau một hoặc hai năm. Khoảng 25% mụn cóc được cải thiện trong vòng 3 – 6 tháng và 65% mụn cóc được cải thiện trong vòng 2 năm. Ngoài ra, đôi khi mụn cóc có thể kéo dài đến 5 năm hoặc hơn, đặc biệt là mụn cóc ở các khu vực dễ bị ma sát và tác động.
Trong trường hợp mụn cóc to hoặc phát triển ở vị trí nhạy cảm như mụn cóc sinh dục, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, đối với mụn cóc bị chảy máu, đau đớn hoặc gây khó chịu, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Các biện pháp giúp mụn cóc tự cải thiện
Mặc dù mụn cóc có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số cách hỗ trợ cải thiện mụn cóc và ngăn ngừa lây nhiễm. Cụ thể, các biện pháp phổ biến bao gồm:
1. Giấm táo điều trị mụn cóc
Giấm táo chứa các hoạt chất tương tự như acid salicylic trong việc điều trị mụn cóc. Acid Salicylic là một trong những phương pháp điều trị mụn cóc phổ biến và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, giấm cũng có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng chống lại HPV gây mụn cóc.
Để điều trị mụn cóc với giấm táo, người bệnh có thể trộn 2 phần giấm táo và 1 phần nước, ngâm một miếng bông gòn vào hỗn hợp này, sau đó đặt lên mụn cóc và băng lại bằng băng keo cá nhân. Để nó trong ba đến bốn giờ. Thực hiện biện pháp mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Luôn pha loãng giấm táo trước khi sử dụng bởi vì nồng độ axit trong giấm táo có thể gây kích ứng và bỏng da. Ngoài ra, không áp dụng biện pháp lên các vết thương hở.
2. Cây bông tai điều trị mụn cóc
Nhựa cây bông tai có chứa một loại enzyme có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng bất thường của da. Do đó, sử dụng nhựa cây bông tai có thể hỗ trợ cải thiện một số vấn đề về da, cụ thể là các loại mụn cóc.
Tuy nhiên, cây bông tai có chứa một số loại độc tố nhẹ, như glycoside tim. Do đó, người dùng cần hết sức thận trọng khi áp dụng phương thuốc này.
Để điều trị mụn cóc với cây bông tai, người bệnh thực hiện như sau:
- Sử dụng đá bọt, chà lớp trên cùng của mụn cóc.
- Thoa 3 giọt nhựa cây bông tai lên mụn cóc.
- Che mụn cóc bằng băng keo cá nhân và để yên nó trong 10 phút trước khi rửa sạch với nước ấm.
Nếu bị kích thích da, ngứa ngáy hoặc khó chịu, người bệnh cần ngừng sử dụng phương pháp này ngay lập tức.
3. Chườm nóng
Chườm nóng có thể hỗ trợ giảm đau, viêm và hỗ trợ điều trị mụn cóc. Theo một số nghiên cứu, nhiệt độ cao có thể dẫn đến bất hoại một số loại virus dẫn đến mụn cóc. Bên cạnh đó, chườm nóng bên ngoài mụn cóc có thể làm chậm sự phát triển của virus trên da.
Để chườm nóng điều trị mụn cóc, người bệnh ngâm một chiếc khăn sạch vào nước nóng, để khăn nguội đi một chút để tránh gây kích ứng và bỏng da. Chườm khăn lên nốt mụn cóc đến khi khăn nguội hẳn. Lặp lại biện pháp nhiều lần trong ngày cho đến khi mụn cóc tự rụng.
4. Chữa mụn cóc bằng băng keo
Chữa mụn cóc bằng băng keo là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến và đơn giản nhất. Băng keo được cho là có thể ngăn ngừa mụn cóc tiếp xúc với vùng da xung quanh, hạn chế lây nhiễm và giúp mụn cóc tự rụng một tự nhiên.
Theo một số nghiên cứu, sử dụng băng keo có thể mang lại hiệu quả điều trị mụn cóc tốt hơn khi so với áp lạnh bằng nitơ lỏng.
Để áp dụng biện pháp, người bệnh thực hiện như sau:
- Sử dụng một miếng băng keo và dán kín nốt mụn cóc. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể thao một lượng nhỏ acid salicylic trước khi dán băng keo.
- Tháo bỏ băng keo sau 3 – 6 ngày, sau đó ngâm mụn cóc với nước và chà sát bằng đá bọt, đá mài hoặc đá nhám.
- Để mụn cóc tiếp xúc với không khí trong 10 – 12 giờ.
- Dán một miếng băng keo mới.
- Thông thường, người bệnh cần lặp lại quy trình này liên tục trong 8 tuần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, đối với người có làn da nhạy cảm, sử dụng biện pháp chữa mụn cóc bằng băng keo có thể gây kích ứng, đỏ da, nóng rát và tăng nguy cơ viêm da hoặc chảy máu.
5. Nitrat bạc điều trị mụn cóc
Nitrat bạc là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học AgNO có thể hỗ trợ loại bỏ mụn cóc một cách tự nhiên. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này có thể tăng nguy cơ để lại sẹo.
Theo một số báo cáo, có 43% người bị mụn cóc sử dụng nitrat bạc có thể giúp mụn cóc tự rụng sau một thời gian. Tuy nhiên có 26% người bệnh có các phản ứng dị ứng da, thậm chí là nóng rát và gây bỏng. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng phương pháp này.
Để điều trị mụn cóc, người bệnh thoa nitrat bác lên nốt mụn cóc, để yên trong vài phút và rửa lại với nước ấm. Thực hiện các thao tác mỗi ngày một lần và liên tục trong một tuần để hỗ trợ mụn cóc rụng một cách tự nhiên.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu kích ứng, nóng rát, người bệnh nên ngừng biện pháp và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
6. Tinh dầu gỗ đàn hương
Tinh dầu gỗ đàn hương là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm nước hoa và chăm sóc da. Tinh dầu này hoạt động như một chất khử trùng, làm se, hỗ trợ an thần và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, tinh dầu đàn hương cũng giàu chất chống viêm, chất chống co thắt và tăng cường trí nhớ.
Đối với mụn cóc, tinh dầu gỗ đàn hương có chứa Alpha – santalol và beta – santalol, là các hoạt chất chống virus mạnh. Theo một số nghiên cứu, tinh dầu này có thể hỗ trợ điều trị hầu hết các loại mụn cóc, bao gồm mụn cóc sinh dục.
Người bị mụn cóc có thể kết hợp 1 muỗng dầu jojoba và 5 giọt dầu gỗ đàn hương. Thoa một vào giọt hơn hỗn lên mụn cóc, che lại bằng băng keo cá nhân và để yên trong một giờ. Thực hiện các thao tác hai lần mỗi ngày trong tối đa 2 tuần để giúp mụn cóc tự rụng.
7. Chữa mụn cóc bằng dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp có nguồn gốc từ lá và thân của cây bạch đàn. Tinh dầu này có hương thơm mạnh do sự kết hợp của hai hợp chất hóa học là eucalyptol và alpha – terpineol. Hai chất hóa học này cũng là giá trị dược liệu chính của dầu khuynh diệp.
Ngoài hướng thơm, eucalyptol và alpha – terpineol có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm, làm se da, sát trùng và giảm đau. Sử dụng tinh dầu khuynh diệp có thể làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn, chống virus, ngăn ngừa độc tố và giúp mụn cóc tự rụng trong thời gian nhanh nhất.
Để điều trị mụn cóc, người bệnh có thể trộn 2 giọt dầu khuynh diệp với 1 thìa cà phê dầu vận chuyển, dùng một miếng bông gòn ngâm vào hỗn hợp dầu và đặt lên nốt mụn cóc. Sử dụng băng cá nhân hoặc gạc y tế để cố định trong 1 giờ. Lặp lại quá trình hai lần mỗi ngày để hỗ trợ loại bỏ mụn cóc tự nhiên.
Hầu hết các mụn cóc biến mất trong vòng một hoặc hai năm, ngay cả khi không được điều trị. Tuy nhiên mụn cóc có thể lây lan nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mụn cóc sinh dục nên được điều trị và theo dõi để phát hiện hoặc ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!