Mụn thịt là gì? Nguyên nhân, hình ảnh, các loại & điều trị

Mụn thịt là các nốt mụn nhỏ, có màu trắng hoặc vàng nhạt thường phát triển thành từng đám trên mặt. Tình trạng da này thường phổ biến ở người trong độ tuổi từ 25 – 30 nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và các độ tuổi khác.

mụn thịt
Mụn thịt là các khối u nang có kích thước 1 – 2 mm trên da

Mụn thịt là gì?

Mụn thịt là các khối u nang nhỏ, giống như vết sưng xuất hiện bên dưới da và thường có kích thước khoảng 1 – 2 milimet (mm). Thông thường, mụn thịt được hình thành trên mặt, thường là vùng da xung quanh mí mắt và má, mặc dù mụn thịt có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Tình trạng mụn này xuất hiện do sự tích tự của một loại protein, được gọi là keratin, trên da. Trong hầu hết các nốt mụn này có xu hướng tự biến mất trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, đôi khi mụn thịt có thể kéo dài cho đến khi trẻ được 3 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn thịt có hai loại chính, bao gồm:

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.
  • Mụn thịt nguyên phát: Là tình trạng mụn xuất hiện ở những người có làn da bình thường, khỏe mạnh và không có các bệnh lý da liễu khác.
  • Mụn thịt thứ phát: Là tình trạng mụn xuất hiện sau khi người bệnh có các tính trạng da khác.

Loại mụn thịt này thường phát triển ở tuổi trưởng thành, chủ yếu ở độ tuổi từ 25 đến 30. Tuy nhiên, đôi khi trẻ sơ sinh cũng có thể phát triển mụn thịt (được gọi là bệnh hạt kê).

Mụn thịt thường lành tính, không gây hại và không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp mụn thịt có thể cực kỳ đau và ngứa, đặc biệt là khi đổ mồ hôi. Ngoài ra, đôi khi mụn thịt có thể liên quan đến một số tình trạng y tế chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Hầu hết các loại mụn thịt có thể điều trị dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát trong tương lai.

Các loại mụn thịt phổ biến

Mụn thịt thường phổ biến ở người trong độ tuổi từ 25 – 30 tuổi và có thể là dấu hiệu của các tình trạng da khác. Loại mụn này được phân loại phụ thuộc vào các đặc điểm và đối tượng bệnh, cụ thể bao gồm:

1. Mụn thịt ở trẻ sơ sinh

Mụn thịt là loại mụn phổ biến trong các loại mụn ở trẻ sơ sinh, thường được gọi là bệnh hạt kê (milia), có thể gây ảnh hưởng đến 50% tổng số trẻ sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp bệnh hạt kê có thể tự khỏi trong vài tuần mà không cần điều trị.

mụn thịt là gì
Mụn thịt ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh hạt kê

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh được tìm thấy trên mũi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến da đầu, mặt, thân trên và bên trong miệng, cổ họng.

Đôi khi các nốt mụn này có thể bị nhầm lẫn thành mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường có nhiều kích thước và được bảo quanh bởi một quầng màu đỏ. Trong khi đó mụn thịt thường có một kích thước đồng đều và không gây đỏ da.

Mụn thịt ở trẻ sơ sinh xuất hiện từ khi mới sinh, thường liên quan đến yếu tố hormone trong cơ thể người mẹ. Hầu hết các trường hợp, loại mụn này không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Mụn thịt nguyên phát ở người lớn

Mụn thịt nguyên phát là tình trạng nổi các khối u lành tính ở trẻ em và người trưởng thành. Đôi khi các nốt mụn này có thể tự biến mất trong vài tuần mà không cần điều trị, tuy nhiên đôi khi các nốt mụn có thể kéo dài đến vài tháng.

Mụn thịt ở người lớn thường phổ biến ở một số vị trí, cụ thể như:

  • Mí mắt
  • Trán
  • Bộ phận sinh dục

3. Mụn thịt dạng mảng bám

Mụn dạng mảng bám là tình trạng nhiều nốt mụn thịt tụ lại với nhau, có thể gây ngứa ngáy dữ dội. Điều này có thể dẫn đến phản ứng gãi ngứa kinh niên, gây dày biểu bì và khiến vùng da mụn có đặc trưng tương tự như bệnh lichen phẳng.

các loại mụn thịt
Mụn thịt mảng bám thường phổ biến ở mí mắt

Mụn thịt dạng mảng bám có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trưởng thành, nhưng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên. Hầu hết các trường hợp, dạng mụn này xuất hiện ở mí mắt, phía sau tai, trên má và xương hàm.

Tình trạng mụn này thường không phổ biến và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý da liễu khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa (discoid lupus erythematosus)
  • Pseudoxanthoma Elasticum (tạm dịch: Bệnh nhão da dạng hiếm)
  • Bệnh lichen phẳng (lichen planus)

4. Mụn thịt Eruptive

Mụn thịt Eruptive là tình trạng nhiều da hiếm gặp, bao gồm nhiều loại mụn thịt xuất hiện trên cùng một khu vực da, kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Đôi khi các nốt mụn này có thể gây ngứa rát.

Dạng mụn này thường phổ biến ở ngực, bụng, cổ, cánh tay và một số bộ phận khác ở thân trên.

5. Mụn thịt liên quan đến di truyền

Trong một số trường hợp, mụn thịt có thể biểu hiện theo kiểu gia đình di truyền trội trên các nhiễm sắc thể thông thường. Nhiễm sắc thể 16q22 là nhiễm sắc thể được chứng minh là có thể dẫn đến các liên kết di truyền u nang và mụn thịt.

6. Mụn thịt do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc bôi, đặc biệt là một số loại kem steroid, có thể làm xuất hiện mụn thịt.

7. Mụn thịt do chấn thương da

Mụn thịt do các chấn thương và bệnh lý da liễu khác được gọi là mụn thịt thứ phát. Một số tình trạng da có thể dẫn đến mụn thịt bao gồm:

  • Vết bỏng da
  • Phồng rộp da do phản ứng dị ứng hoặc các tác động môi trường khác
  • Thực hiện các thủ thuật tái tạo bề mặt da, chẳng hạn như peel da hoặc tái tạo tế bào da bằng laser
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời

Hình ảnh và cách nhận biết mụn thịt

Mụn thịt là các nốt sẩn da nhỏ hoặc là các vết sưng cứng, có đường kính khoảng 1 – 3 mm. Thông thường các nốt sẩn này mọc theo các nhóm nhỏ. Bên cạnh đó, các nốt mụn này có một số đặc điểm như:

  • Có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà
  • Màu nâu hoặc hồng nhạt
  • Khiến vùng da bị tổn thương trở nên săn chắc hơn

Ở những người có làn da sẫm màu, mụn thịt thường có màu vàng hoặc nâu nhạt. Vị trí phổ biến nhất của mụn thịt là ở xung quanh mắt. Tuy nhiên đôi khi tình trạng da này có thể xuất hiện ở ngực, vùng bụng và các bộ phận khác trên cơ thể.

Các cụm mụn này cũng có xu hướng đối xứng, có nghĩa là xuất hiện giống nhau ở cả hai bên cơ thể.

Ngoài ra, đôi khi mụn thịt thường dễ nhầm lẫn với các tình trạng da khác. Cụ thể các tình trạng da thường bị nhầm lẫn với mụn thịt bao gồm:

  • Tăng da bã nhờn (sebaceous hyperplasia)
  • Bệnh lichen phẳng (lichen planus)
  • Bệnh u vàng (xanthoma)
  • Mụn trứng cá
  • Mụn cóc phẳng (hay mụn cơm phẳng)
  • U da ung thư tế bào đáy (basal cell skin cancer)

Thông thường bệnh mụn thịt phát triển theo thời gian. Tuy nhiên ở một số người, đặc biệt là người trẻ tuổi, các loại mụn này có thể xuất hiện đột ngột hoặc bùng phát dữ dội. Ngoài ra, đôi khi các khối u này cũng có thể gây ngứa, đỏ và đau.

Một số hình ảnh mụn thịt phổ biến:

cách nhận biết mụn thịt
Mụn thịt ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi trong vài tuần mà không cần điều trị
hình ảnh mụn thịt
Mụn thịt ở người lớn có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể
Mụn thịt Eruptive
Mụn thịt Eruptive bao gồm nhiều loại mụn thịt xuất hiện trên cùng một khu vực da
mụn thịt do tổn thương da
Mụn thịt do tổn thương da có thể liên quan đến các vết xước hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
mụn thịt ở cổ là bệnh gì
Mụn thịt ở cổ có thể do tổn thương do khi tiếp xúc với các chất kích ứng trong môi trường

Nguyên nhân gây mụn thịt

Mụn thịt thường phát triển khi các tế bào ống dẫn mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da phát triển quá mức hoặc các tuyến mồ hôi phản ứng quá mức, tạo thành các khối u hoặc các mô phát triển bất thường. Các ống mồ hôi là cấu trúc hình ống dẫn mồ hôi từ tuyến mồ hôi đến bề mặt da để làm mát.

nguyên nhân mụn thịt
Một số người có thể bị mụn thịt do di truyền

Mụn thịt có thể xuất hiện do bất kỳ lý do nào có thể làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng tuyến mồ hôi và phát triển có nốt mụn bao gồm:

  • Di truyền học: Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng nhưng mụn thịt là bệnh lý liên quan đến di truyền học. Do đó, người bệnh có nhiều nguy cơ bị mụn thịt nếu trong gia đình có người gặp phải tình trạng này.
  • Hội chứng Down: Những người sinh ra với 3 nhiễm sắc thể số 21 có nhiều nguy cơ về khuyết tật tinh thần lẫn thể chất, bao gồm phát triển các tình trạng mụn trên cơ thể.
  • Bệnh đái tháo đường: Tiểu đường là một dạng bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao và tăng nguy cơ hình thành các vết loét da hoặc mụn thịt trên cơ thể.
  • Hội chứng Marfan: Đây là một dạng rối loạn di truyền gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ thể. Các đặc điểm chính của tình trạng này bao gồm các khớp xương không chắc chắn, bàn chân to, ngón tay dài, người cao và xuất hiện các nốt mụn bất thường xuyên cơ thể.
  • Hội chứng Ehlers – Danlos: Đây là một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết. Cụ thể tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc da, mạch máu, xương và các cơ quan khác trong cơ thể.

Mụn thịt được điều trị như thế nào?

Mặc dù mụn thịt có thể tự biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên đôi khi mụn thịt có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, đặc biệt là các loại mụn thịt trên diện rộng hoặc bị biến dạng. Một số nốt mụn này cũng có thể xuất hiện ở các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như bộ phận sinh dục, làm tăng nguy cơ bị tổn thương, kích ứng. Do đó, đôi khi mụn thịt cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các tốt nhất và hiệu quả nhất để điều trị mụn thịt là phẫu thuật loại bỏ các nốt mụn. Tuy nhiên đôi khi phẫu thuật có thể dẫn đến sẹo, xuất hiện các khối u mới và có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Nếu điều trị y tế cho mụn thịt là điều cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các loại phẫu thuật như:

1. Phẫu thuật laser điều trị mụn thịt

Các sóng ánh sáng đỏ có thể tập trung thông qua các tia laser, nhắm vào các khối mụn cóc, mụn thịt, phá hủy các mô và loại bỏ mụn thịt hiệu quả.

Liệu pháp laser thường được ưu tiên để điều trị mụn thịt, bởi vì liệu pháp này tương đối an toàn, ít để lại sẹo và nguy cơ nhiễm trùng thấp. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một liệu trình laser là có thể loại bỏ toàn bộ mụn thịt.

Cách trị mụn thịt tận gốc
Laser là phương pháp điều trị các vấn đề về da phổ biến

2. Đốt điện loại bỏ các nốt mụn

Để thực hiện đốt điện, bác sĩ tập trung các dòng điện và nhắm đến các nốt mụn. Dòng điện này có thể loại bỏ các mô da bất thường và gây ảnh hưởng đến các mạch máu nuôi dưỡng nốt mụn.

Phẫu thuật đốt điện cũng là một trong những phương pháp điều trị mụn thịt phổ biến, không để lại sẹo và có nguy cơ nhiễm trùng thấp. Tương tự như phẫu thuật laser, đôi khi chỉ cần một liệu trình đốt điện là có thể loại bỏ toàn bộ nốt mụn.

3. Peel da hóa học

Có một số chất hóa học cụ thể, thường là axit trichloroacetic, có thể được chỉ định để điều trị các loại mụn thịt. Thông thường các loại hóa chất này sẽ được thoa lên nốt mụn, khiến nốt mụn khô đi và tự rụng sau một thời gian.

Peel da hóa học là thủ thuật được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ da liễu được đào tạo chuyên môn. Thực hiện không đúng cách có thể gây tổn thương da và dẫn đến sẹo.

4. Mài mòn da

Trong phương pháp mài mòn da, các bác sĩ sử dụng một thiết bị kim loại để tác động vật lý lên da. Điều này có thể làm bong lớp trên cùng của da và loại bỏ các khối u trên da. Phương pháp này thường được sử dụng để loại bỏ các khối u sâu bên trong da.

Theo các chuyên gia, phương pháp mài mòn da có thể cải thiện khoảng 50% tình trạng da hiện có. Tuy nhiên, sau khi thực hiện thủ thuật người bệnh cần có kế hoạch phù hợp để tránh các tác dụng phụ.

điều trị mụn thịt trên mặt
Phương pháp mài mòn da được sử dụng để loại bỏ các khối u sâu bên trong da

5. Phẫu thuật cắt bỏ truyền thống

Trong một số trường hợp, mụn thịt có thể cần được phẫu thuật loại bỏ bằng các dụng cụ cắt, nạo hoặc bào mòn biểu bì da truyền thống. Phẫu thuật này thường là biện pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt bỏ mụn thịt có thể dẫn đến sẹo và tổn thương các mô da.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ là cách duy nhất để loại bỏ các nốt mụn thịt sâu bên trong da. Bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu và kim khâu để hỗ trợ làm lành vết thương hở.

Có thuốc điều trị mụn thịt không?

Bên cạnh các thủ thuật phẫu thuật, có một số loại thuốc bôi và thuốc uống có thể hỗ trợ phá hủy các nốt mụn, đồng thời kích thích quá trình tái tạo da. Thông thường thuốc được chỉ định các các trường hợp mụn thịt lành tính, ít biến chứng và số lượng ít. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị thường ít nguy cơ tổn thương da, sẹo và nhiễm trùng.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn thịt bao gồm:

  • Retinoid dạng bôi hoặc uống
  • Atropine tại chỗ

Các loại thuốc dạng rửa và kem có chứa các hóa chất tẩy tế bào chết hoặc nhẹ nhàng cũng có thể hỗ trợ loại bỏ các lớp trên cùng của da. Điều này cũng hỗ trợ ngăn ngừa xuất hiện và tái phát các nốt mụn. Các loại hóa chất thường có trong thành phần của các sản phẩm hỗ trợ loại bỏ mụn thịt bao gồm:

  • Axit Mandelic
  • Axit Glycolic
  • Axit Pyruvic
  • Axit Salicylic

Ngoài ra, người bị mụn thịt có thể sử dụng một số sản phẩm tẩy tế bào da chết tự nhiên, như đường trắng kết hợp dầu ô liu hoặc dầu dừa.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng đã biết có liên quan đến việc làm khô và tổn thương da, chẳng hạn như toluen, paraben, sulfat và methylisothiazolinone.

Thông thường có thể cần vài tháng đến vài năm áp dụng liên tục để các loại thuốc điều trị mụn thịt mang lại hiệu quả. Do đó kiên trì và trao đổi với bác sĩ là cách tốt nhất để hỗ trợ cải thiện tình trạng da này. Ngoài ra, không tẩy tế bào da quá nhiều lần để tránh các kích ứng, tổn thương mô, thậm chí là sẹo da.

Các biện pháp điều trị mụn thịt tại nhà

Mụn thịt lành tính có thể không cần điều trị y tế và dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp các loại mụn này có thể tự biến mất trong vài tháng.

Bên cạnh đó, có một số biện pháp tại nhà có thể hỗ trợ điều trị mụn thịt. Mặc dù các phương pháp không được chứng minh khoa học về hiệu quả, tuy nhiên nhiều người có thể loại bỏ các nốt mụn nhanh chóng với các biện pháp tại nhà, an toàn và rủi ro thấp.

cách điều trị mụn thịt tại nhà
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có thể hỗ trợ điều trị mụn thịt

Cụ thể, một số cách hỗ trợ điều trị mụn thịt tại nhà bao gồm:

  • Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng hàng ngày bằng xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Xông hơi để mở các lỗ chân lông, hạn chế tích tụ mồ hôi và tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi.
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên tại khu vực nổi mụn để hỗ trợ cải thiện các nốt sẩn trên da. Tuy nhiên không tẩy tế bào chết quá thường xuyên để tránh gây kích ứng da.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ da khỏi các tác động của môi trường.
  • Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hoa hồng , quế và mật ong có đặc tính kháng khuẩn có thể cải thiện các vấn đề về da, bao gồm cả mụn thịt. Tuy nhiên không có bất cứ bằng chứng hoặc nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của các nguyên liệu này đối với mụn thịt.
  • Bên cạnh đó, tránh chọc hoặc lấy mụn thịt tại nhà. Điều này có thể gây tổn thương mô, hình thành sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Mụn thịt thường lành tính, có thể tự khỏi trong một thời gian và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cần điều trị mụn thịt, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa mụn thịt

Cách duy nhất và hiệu quả nhất để phòng ngừa mụn thịt là tẩy tế bào chết thường xuyên, sử dụng các hoạt chất làm se và hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Tránh hoặc bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, chẳng hạn như tia UV cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển của các nốt mụn.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa nguy cơ hình thành các nốt mụn thịt, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt là khi cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Tránh các chất có thể gây dị ứng hoặc dị ứng da
  • Đảm bảo lượng đường trong máu cân bằng và khỏe mạnh, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cho da như vitamin A và E
  • Sử dụng các biện pháp tẩy tế bào chết cho da tại nhà hoặc các sản phẩm không kê đơn 3 lần mỗi tuần
  • Sử dụng các chất làm se da tự nhiên để ngăn ngừa các nguy cơ hình thành mụn thịt

Hầu hết các nốt mụn thịt không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên các nốt mụn này có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Do đó, nếu cần điều trị mụn thịt người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu mụn thịt thay đổi hình dạng, kích thước, kết cấu, gây đau hoặc rát, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *