Một số kết quả trong việc thay đổi phương thức chi trả của Trung Quốc (12/08/2013)
Hệ thống y tế Trung Quốc luôn có những cải cách để khắc phục tình trạng một hệ thống y tế với chi phí gia tăng và chất lượng dịch vụ chưa được kiểm soát tốt. Trong năm 2009, chính phủ Trung Quốc đưa ra cải cách hệ thống bệnh viện đặc biệt chú trọng thay đổi phương thức chi trả thông qua “Quy trình chuyên môn”.
MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG VIỆC THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC
CHI TRẢ CỦA TRUNG QUỐC
Hệ thống y tế Trung Quốc luôn có những cải cách để khắc phục tình trạng một hệ thống y tế với chi phí gia tăng và chất lượng dịch vụ chưa được kiểm soát tốt. Trong năm 2009,chính phủ Trung Quốc đưa ra cải cách hệ thống bệnh viện đặc biệt chú trọng thay đổi phương thức chi trả thông qua “Quy trình chuyên môn”. Sau đây một số kết quả ban đầu:
1 – Cải cách chi trả – Gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân
Với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới / Dự án Y tế nông thôn do DFID tài trợ, tỉnh Hà Nam tiến hành cải cách bệnh viện ở các bệnh viện công ở nông thôn để giải quyếtnhững vấn đề yếu kém về chất lượng và giá thành cao.
Cải cách đã làm giảm chi phí y tế, cải thiện chất lượng y tế và góp phần đáng kể làm tăng thêm sự hài lòng của bệnh nhân.
Xiao Huaqing, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện nhân dân Ích Dương, tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc, hiện đang thực hiện những tiêu chuẩn của hướng dẫn điều trị(clinical protocols) để điều trị những bệnh nhân của ông.
Được gọi là “quy trình chuyên môn” (clinical pathway), nó có ý nghĩa là một danh mục các kỹ thuật yêu cầu cần triển khai cho điều trị một bệnh được liệt kê trên máy vi tính để phục vụ cho cả cán bộ y tế và bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nó sẽ liệt kê tất cả mọi thứ, từ kiểm tra những gì bệnh nhân mong đợi trước khi phẫu thuật để làm thế nào bệnh nhân được xuất viện sớm nhất và quan trọng nhất, mỗi lần điều trị sẽ tốn chi phí bao nhiêu.
Tính linh hoạt được xây dựng trong quy trình chuyên môn giúp cho các bác sĩ quyết địnhcác dịch vụ dựa trên tình trạng bệnh tật của người bệnh. Nhưng trường hợp thanh toánlà cố định cho loại bệnh đó, bất kể dịch vụ đã được cung cấp.
Tiến sĩ Xiao cho biết: “Nó đã kiềm chế điều trị quá mức và giảm bệnh nhân chi tiêu ngoàitúi tiền của họ“.
Yao Xinglian là một người dân sống tại Ích Dương, cô đưa cậu con trai một tuổi của côđến bệnh viện để chữa bệnh viêm phế quản. Khi cô đưa con trai mình vào kiểm tra tạiBệnh viện nhân dân Ích Dương, cô được thông báo rằng con trai mình sẽ được chữa trịthông qua Quy trình chuyên môn A, sử dụng cho tình trạng không quá nghiêm trọng của bệnh viêm phế quản. Tổng chi phí sẽ là 620 nhân dân tệ (100 USD). Và cô có thể trả tiềnsau khi con trai cô hồi phục. Đó là một sự thay đổi lớn so với trước đây.
Cô cho biết: “Trước kia chúng tôi đã phải trả tiền đặt cọc trước khi nhập viện và không biết làm sao xoay sở với một hóa đơn thanh toán quá lớn nhận được trước khi xuất viện. Nhưng bây giờ chúng tôi đã biết chính xác bao nhiêu, chúng tôi có thể trả tiền ngay cả trước khi được nhập viện và cũng có thể thực hiện thanh toán sau”
2 – Hạn chế tình trạng điều trị quá mức
Vào năm 2009, chính phủ Trung Quốc đưa ra cải cách chăm sóc y tế để sửa chữa mộthệ thống y tế phức tạp “rối loạn chức năng”, một hệ thống chăm sóc y tế bị ám ảnh bởichi phí cao và kém chất lượng. Một vấn đề nghiêm trọng trở lại sau đó là kê toa thuốc quá mức và điều trị quá mức.
Trước đây bệnh viện được phép thu 15% đánh dấu lên trên giá thuốc, gây ra tình trạng các bác sĩ kê đơn thuốc với quá nhiều loại thuốc và lựa chọn các thuốc đắt tiền hơn. Bên cạnh đó, một khoản phí cho hệ thống dịch vụ, trong đó các bệnh viện đã được hoàn trảcho mỗi dịch vụ mà họ cung cấp, bất kể chất lượng chăm sóc, khuyến khích các bác sĩđể thực hiện các xét nghiệm và phương pháp điều trị không cần thiết.
Để giải quyết vấn đề như vậy, tỉnh Hà Nam đang tiến hành một cuộc cải cách toàn diện ở các bệnh viện công lập khu vực nông thôn, với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới / Dự ánY tế nông thôn do DFID tài trợ.
Cải cách này bao gồm việc thông qua Quy trình chuyên môn trên máy vi tính, một sự thay đổi từ thu phí dịch vụ chuyển sang phương thức thanh toán dựa trên trường hợp bệnh, thanh toán dựa trên hiệu quả và giám sát chất lượng dịch vụ của cơ sở y tế với việc sử dụng công nghệ thông tin.
Các dịch vụ không cần thiết cho Quy trình chuyên môn đã được cắt giảm, tiết kiệm chi phí cho cả bệnh nhân và chi phí bảo hiểm.
Ví dụ tại bệnh viện Nhân dân Ích Dương, kể từ khi bắt đầu cải cách trong năm 2009, một mặt đã cho thấy số ngày điều trị nội trú của bệnh nhân được giảm hơn một ngày trong khi chi phí y tế của họ giảm 5-8%. Mặt khác, doanh thu của bệnh viện tăng 8,7% kể từ khi dịch vụ y tế được cải thiện đã thu hút nhiều bệnh nhân.
3 – Thanh toán dựa trên hiệu quả cho người cung cấp dịch vụ y tế
Một phần doanh thu tăng được thưởng cho nhân viên bệnh viện như là một phần thưởngcho hiệu suất công việc của cán bộ y tế.
Lu Panxia, Phó Giám đốc của Bệnh viện nhân dân Ích Dương cho biết: “Chúng tôi có những tiêu chuẩn rõ ràng để đảm bảo nhân viên của chúng tôi sẽ được đền bù một cách công bằng”
“Họ đã trở nên rất tích cực trong việc tham gia và tạo điều kiện cho các cuộc cải cách trong các bệnh viện của họ”, Liu gendang, Phó Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp của BV Ích Dương cho biết.
Ôn Liu cũng cho biết, sau khi hệ thống hoạt động trên đã được thiết lập, nhân viên y tế trong bệnh viện của ông đã được nhận tiền lương hàng tháng tăng lên trung bình 330 nhân dân tệ (55 USD).
4 – Giám sát chất lượng dịch vụ
Với một nền tảng công nghệ thông tin toàn bệnh viện, hệ thống sẽ ghi lại hiệu suất công việc của mỗi nhân viên y tế, giám sát trong thời gian hiện tại và giúp ngăn ngừa các trường hợp sơ suất.
Thường xuyên “kiểm tra sức khỏe” được thực hiện bởi các tổ chức thuộc bên thứ ba ở tất cả các bệnh viện cải cách ở tỉnh Hà Nam để đảm bảo rằng dịch vụ của họ là minh bạch và cải tiến liên tục.
Những cải cách góp phần đáng kể cho sự hài lòng của bệnh nhân. “Bệnh nhân của chúng tôi đang nhận được dịch vụ tốt hơn và chi trả ít hơn – tất nhiên họ vui vẻ hài lònghơn. Mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên bệnh viện cũng trở nên gần gũi”, tiến sĩXiao nói. “Họ biết những gì họ có thể mong đợi của chúng tôi, và những gì chúng tôimong đợi ở họ”.
Ông Liu cho biết: Không có tranh chấp y tế xảy ra kể từ khi cải cách và tỷ lệ hài lòng củabệnh nhân nhập viện tăng lên đến 99%.
Phùng Thị Quỳnh Lan
(Lược dịch tài liệu từ World Bank)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!