Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Khám đau thần kinh tọa ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Đau thần kinh tọa có thể gây ảnh hưởng đến chức năng vận động và duy chuyển của người bệnh. Do đó, điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro. Tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới để biết khám đau thần kinh tọa ở đâu an toàn và chính xác.

Khám đau thần kinh tọa ở đâu
Thăm khám và điều trị bệnh đau thần kinh tọa để tránh các rủi ro không mong muốn

Đau thần kinh tọa khi nào cần đến bệnh viện?

Đau thần kinh tọa là cơn đau bắt đầu từ tủy sống, đến hông, đi qua mông và đến hai chân.

Các dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể và là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất. Dây thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát và cảm nhận của đôi chân. Do đó khi bị tổn thương dây thần kinh tọa, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau vừa hoặc nặng ở lưng, mông và chân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy tê và yếu ở khu vực bị tổn thương.

Có đến 40% dân số xuất hiện các cơn đau dây thần kinh tọa tại một thời điểm nhất định trong đời. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện thường xuyên hơn khi người bệnh già đi.

Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị phù hợp đau thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động ở chân. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất các triệu chứng như:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Cơn đau thần kinh tọa xuất hiện sau một chấn thương hoặc tai nạn
  • Bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng dưới hoặc chân cùng với cảm giác tê hoặc yếu cơ ở cùng một chân.
  • Không thể kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Đau dữ dội ở lưng, chân, bụng
  • Sưng ở lưng dưới, đùi hoặc chân
  • Yếu hoặc mất cảm giác ở háng, chân hoặc khu vực sinh dục
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Có cảm giác ngứa ngáy hoặc cảm giác bồn chồn ở chân
  • Cảm giác lạnh ở bàn chân hoặc ngón chân
  • Thay đổi màu da trên chân hoặc bàn chân

Ngoài ra, người bệnh nên gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu có dấu hiệu nhiễm trùng khớp, rối loạn chức năng tình dục hoặc mất kiểm soát bàng quang hoàn toàn.

Hà Nội khám đau thần kinh tọa ở đâu?

Ở Hà Nội các địa chỉ khám và chữa đau thần kinh tọa uy tín bao gồm:

2. Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Thần kinh

Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị chuyên sâu về thần kinh, mạch máu, tai biến mạch máu não, thần kinh nhiễm khuẩn và các bệnh thần kinh ở trẻ em.

Khoa được trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc để kiểm tra chức năng thần kinh bao gồm máy điện não vi tính, siêu âm Doppler xuyên sọ, điện cơ.

Bên cạnh đó Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại như y học hạt nhân, chẩn đoán hình ảnh và phẫu thuật thần kinh mang lại hiệu quả cao.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 04 3869 3731
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Thứ 6, sáng từ 6h30 – 12h00, chiều từ 13h30 – 18h00
Khám đau dây thần kinh tọa ở đâu
Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai có thể khám và điều trị tình trạng đau thần kinh tọa

3. Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện tuyến cuối trong việc thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Hệ thống cận lâm sàng tại bệnh viện được trang bị hệ thống xét nghiệm hiện đại, các kỹ thuật thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu. Cụ thể các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh tọa bao gồm:

  • Máy chụp X – quang kỹ thuật số
  • Máy chụp cộng hưởng từ hạt nhân thần kinh (sọ não, cột sống), cơ xương khớp
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) thần kinh não, cột sống, thần kinh tọa,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1A, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3576 4558

4. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến để cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa và các bệnh cơ xương khớp nói chung.

Một số kỹ thuật được sử dụng tại bệnh viện thường bao gồm:

  • Kỹ thuật giảm đau, chống viêm, chống nhiễm trùng
  • Các kỹ thuật vận động, luyện tập, trị liệu, phục hồi chức năng để cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa
  • Máy trị liệu bằng siêu âm trường tĩnh điện
  • Máy trị liệu sóng ngắn

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 01, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 069 555 283 – 069 572 400
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7, từ 7h00 – 17h30
Đau dây thần kinh khám ở đâu
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 áp dụng kỹ thuật hiện đại trong việc điều trị đau thần kinh tọa

5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Khoa Ngoại

Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là khoa lâm sàng lớn có thể phối hợp với nhiều phòng khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa. Bệnh viện luôn cập nhật những phương pháp điều trị mới và hiện đại để điều trị chèn ép dây thần kinh.

Ngoài ra các bác sĩ tại bệnh viện là những giáo sư, bác sĩ hàng đầu giỏi và có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lý về thần kinh tọa.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0982 873 112

6. Bệnh viện Quân y 103 – Khoa Nội thần kinh

Bệnh viện Quân y 103 còn gọi là Viện Quân y 103, là bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc Phòng có nhiệm vụ huấn luyện cho các đối tượng học viên đại học và sau đại học. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng chẩn đoán và điều trị bệnh lý cho cán bộ, đối tượng chính sách và nhân dân.

Khoa Nội thần kinh tại bệnh viện có chức năng chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý về đau đầu, thần kinh, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, đau dây thần kinh tọa, viêm tủy sống, viêm da thần kinh hoặc các loại rối loạn thần kinh nói chung.

Ngoài ra, khoa còn là nơi công tác của đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như tận tình trong công tác khám và điều trị bệnh.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 261, Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, sáng từ 8h00 – 12h00, chiều từ 13h30 – 16h30
Đau thần kinh tọa
Khám và điều trị bệnh đau thần kinh tọa ở bệnh viện Quân y 103

Thành phố Hồ Chí Minh khám đau thần kinh tọa ở đâu?

Tại Thành phố Hồ Chí Minh người bệnh có thể tham khảo một số địa điểm khám thần kinh tọa bao gồm:

1. Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt cấp quốc gia, khám và điều trị nhiều bệnh lý tại khu vực miền nam.

Chuyên khoa Thần kinh là một trong những khoa lớn và uy tín tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, bệnh viện tương đối đông người bệnh đến khám, do đó nếu có kế hoạch thăm khám tại bệnh viện Chợ Rẫy, người bệnh nên đặt lịch hẹn trước.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TpHCM
  • Điện thoại: 028 3855 4137 – 028 3855 4138
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, từ 7h00 – 16h00; Thứ 7 từ 7h00 – 11h00

2. Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện đa khoa hạng nhất trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên khoa thần kinh là một trong những chuyên khoa uy tín, được trang bị đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thần kinh, bao gồm đau thần kinh tọa.

Hiện tại bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc khám chữa bệnh để rút ngắn thời gian và phân luồng bệnh nhân chuyên nghiệp hơn. Hiện tại bệnh viện có dịch vụ đặt lịch khám thông qua tổng đài 1080 và tổng đài riêng của bệnh viện. Do đó, người bệnh có nhu cầu thăm khám có thể hẹn lịch trước để tránh mất thời gian.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TpHCM
  • Số điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h00; Thứ 7 sáng từ 7h00 – 12h00,chiều từ 13h30 – 16h30; Chủ nhật từ 7h00 – 12h00
Đau thần kinh tọa ở người trẻ
Bệnh viện 115 có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đau thần kinh tọa.

3. Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM

Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM là một hệ thống y tế với 3 cơ sở và một phòng khám nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực phía nam và cả nước.

Để thăm khám và điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đến cơ sở 1 hoặc 2. Tại đây được trang bị đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thân kinh.

Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp.HCM
  • Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp.HCM
  • Điện thoại: 028 3855 4269
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, sáng từ 6h00 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30; Thứ 7 từ 6h00 – 11h30

4. Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình là bệnh viện chuyên khoa về các bệnh lý cơ xương khớp và bệnh viện tuyến cuối về các bệnh lý xương khớp. Bệnh viện tiếp nhận thăm khám và điều trị các bệnh lý về cột sống, khoa chi trên, khoa chi dưới, vi phẫu, điều trị thần kinh tọa, viêm khớp và các bệnh lý cơ xương khớp nói chung.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Tp HCM
  • Điện thoại: 028 3923 5791
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, từ 6h30 – 20h00; Thứ 7 và Chủ nhật làm việc từ 6h30 – 12h00
Khám dây thần kinh ở đâu
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM là bệnh viện chuyên về cơ – xương – khớp

5. Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện hạng nhất trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Nội thần kinh – Huyết học tại bệnh viện có nhiệm vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý về mạch máu và thần kinh nói chung.

Khoa được trang bị 2 phòng thăm dò chức năng là điện cơ và điện não. Bên cạnh đó, khoa còn kết hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh và các khoa kỹ thuật khác để đảm bảo tính chính xác của các chẩn đoán.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
  • Thời gian khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6, từ 7h00 – 16h00 (nhận bệnh nhân đến 15h30), Thứ 7 – Chủ Nhật khám từ 16h00 – 19h00

Lưu ý khi đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa được, mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân đều có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, để hỗ trợ cải thiện quá trình điều trị, người bệnh có thể thực hiện một số lưu ý giúp bảo vệ lưng và giảm các nguy cơ bao gồm:

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để ngăn ngừa đau thần kinh tọa
  • Duy trì tư thế tốt: Thực hiện kỹ thuật tư thế tốt trong các tư thế đứng, ngồi, nâng các vật nặng hoặc khi nằm ngủ để hạn chế áp lực lên dây thần kinh và lưng dưới.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Cân nặng quá mức và trọng lượng cơ thể có thể dẫn đến viêm khớp và chèn ép dây thần kinh. Do đó, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và tập luyện phù hợp để giảm cân.
  • Không hút thuốc: Hợp chất Nicotine có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho xương, làm suy yếu cột sống, đĩa đệm và tăng nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên có thể giúp các khớp trở nên linh hoạt, tăng cường sức mạnh tổng thể và ngăn ngừa các tổn thương đến dây thần kinh.
  • Chơi thể thao phù hợp: Người bệnh đau thần kinh tọa nên chọn các hoạt động thể chất ít có khả năng gây tổn thương lưng dưới và giảm nguy cơ chèn ép dây thần kinh. Các môn thể thao phù hợp cho người đau thần kinh tọa bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội hoặc thái cực quyền.
  • Tránh các nguy cơ té ngã: Đi giày phù hợp, vừa vặn và giữ các lối đi không bừa bộn để hạn chế tối đa nguy cơ té ngã. Ngoài ra, đảm bảo nhà và các phòng được chiếu sáng đầy đủ.

Đau thần kinh tọa thường có thể cải thiện theo thời gian khi áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp (khoảng 80 – 90%) người bệnh có thể đỡ hơn mà không cần phẫu thuật và khoảng 50% các trường hợp phục hồi trong vòng 6 tuần với nếu được điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *