Đau dây thần kinh tọa theo đông y và bài thuốc điều trị
Nội dung bài viết
Đau dây thần kinh tọa theo Đông y được gọi là Tọa cốt phong hay Tọa điến phong. Đây là thuật ngữ để mô tả các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, eo lưng và chân khi di chuyển hoặc thực hiện một số hành động nhất định.
Bệnh đau dây thần kinh tọa theo Đông y
Đau dây thần kinh tọa là tình trạng xuất hiện các cơn đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất có thể, bắt đầu từ xương chậu đến chân, các ngón chân và chịu trách nhiệm cho các hoạt động cũng như cảm giác ở chân.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau thần kinh tọa. Ngoài ra, các bất thường ở cột sống, viêm nhiễm, khối u, thoái hóa cột sống hoặc các tổn thương thoái hóa xương như loãng xương, gai cột sống cũng làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
Theo Đông y, đau thần kinh tọa còn được gọi là Tọa cốt phong, Tọa điến phong, chỉ các cơn đau từ lưng, hông, sườn và lan xuống gân vùng háng, chân. Trong dân gian, bệnh được gọi là Thần kinh tọa đau. Theo sách “Bách khoa thư bệnh học” có ghi: Đau dây thần kinh hông là chứng bệnh đau dây thần kinh thắt lưng số 5 dẫn đến các cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Theo Y học cổ truyền có ba nguyên nhân chính dẫn đến đau thần kinh tọa là hàn, phong, thấp và được chia thành ba loại cơ bản bao gồm:
- Hàn tà có tính gây ngưng trệ và co rút. Tình trạng ngưng trệ khiến khí huyết, kinh lạc không thông, huyết trệ nặng dẫn đến huyết ứ. Đau thần kinh tọa thể hàn tà thường là do bản thân người bệnh có các bệnh lý ngưng trệ khí huyết lại gặp thời tiết lạnh (hàn tà) gây khó khăn khi co duỗi chân hoặc xuất hiện các điểm gân co rút, gây đau lan tỏa khắp chân hoặc đau như kim châm.
- Phong tà là tình trạng xuất hiện các cơn đau thường xuyên và nghiêm trọng hơn khi người bệnh di chuyển. Thể phong tà thường kết hợp với thể hàn tà dẫn đến chứng Tý (đau), gây tắc mạch lạc ở cơ, khớp gây khó khăn khi vận động.
- Thấp tà thường có xu hướng phát triển từ bàn chân di chuyển dần lần bắp chân, đùi, hông, mông và vùng lưng dưới. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống được gọi là đái mạch khu, các cơn đau ở vùng này thường liên quan đến Tỳ hư. Tỳ hư có thể do hàn tà gây ra hoặc phối hợp với hàn tà dẫn đến chứng đau thần kinh tọa hàn thấp. Hàn và thấp có thể phát triển, phối hợp gây ra nhiệt, dẫn đến tình trạng nóng rát, ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, theo Đông y các chấn thương ở cột sống có thể gây chèn ép các rễ thần kinh, làm ứ khí huyết ở hai kinh bàng quang và đởm. Điều này dẫn đến bí tắc, huyết khí lưu thông kém, dẫn đến tình trạng viêm và đau dây thần kinh tọa. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng của Can và Thận.
Đông y điều trị đau thần kinh tọa theo từng thể bệnh
Theo Y học cổ truyền, việc chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa thường được phân theo các thể bệnh. Nguyên tắc điều trị bao gồm thông kinh lạc, tán hàn, táo thấp, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống, thanh nhiệt để cải thiện cơn đau.
Phụ thuộc vào từng thể bệnh, bác sĩ y học cổ truyền có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:
1. Thể thấp nhiệt
Triệu chứng nhận biết:
- Đau buốt ở đùi
- Có cảm giác nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng
- Nước tiểu có màu vàng
- Lưỡi đóng rêu vàng
- Mạch hoạt sác
Phương pháp điều trị chính là giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó thông lạc, sơ phong để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc điều trị: Thạch cao tri mẫu quế chi thang
Dùng Hoàng bá, Qui xuyên, Ngưu tất, Xương truật, Phòng kỷ, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sắc thành thuốc, dùng uống.
Đối với thể thấp nhiệt nặng có thể gia thêm Hy thiêm, Nhân trần, Ngũ gia bì, Bạch thược, Uy linh tiên, Trạch tả.
2. Thể phong hàn
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau ở vùng thắt lưng lan xuống đùi sau, cẳng chân
- Đi lại khó khăn
- Không có dấu hiệu teo cơ
- Toàn thân sợ lạnh
- Lưỡi có rêu trắng
- Mạch phù
Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hành khí, tán hàn khu phong
Bài thuốc: Dùng Tế tân, Ngải cứu, Quế chi, Phòng phong, Trần bì, Chỉ xác, mỗi vị đều 8 g; Thiên niên kiện, Ngưu tất, Xuyên khung, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, Đan sâm, Độc hoạt, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.
3. Thể huyết ứ
Biện pháp điều trị: Thông kinh lạc, chỉ thống giảm đau, khứ ứ, hoạt huyết.
Bài thuốc điều trị: Tọa cốt thần kinh nhất hiệu thương
Sử dụng Ngưu tất 60 g, Hoàng bá 9 – 12 g, Xuyên khung 10 – 12 g, Mộc qua 12 g, Tế tân 4 – 6 g, Xương truật 10 – 15 g, Độc hoạt 10 – 15 g, Ý dĩ – Thân cân thảo – Dâm dương hoắc – Kê huyết đằng đều 30 g, mang đi sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.
4. Thể hàn thấp
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau vùng lưng, đùi, mông dọc theo bên ngoài cẳng chân (kinh đởm) và phía sau khoeo (kinh Bàng quang)
- Khớp chân khó co duỗi, khó đi khi đi đứng
- Đau dữ dội về đêm, thời tiết lạnh về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết
- Da mát lạnh, đau nhức như kim đâm ở mạch Huyền Khẩn hoặc Trầm Trì
- Da mát nhưng đổ nhiều mồ hôi, lòng bàn chân khi có mồ hôi thường có cảm giác tê bì ở da hoặc mạch Nhu Hoãn, đây là dấu hiệu thấp tà nghiêm trọng
Phương pháp điều trị: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thông kinh hoạt lạc
Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia giảm
Dùng Thương truật, Bạch chỉ, Bạch linh, mỗi vị đều 12 g; Cam thảo, Tế tân, mỗi vị đều 6 g; Can khương, Phụ tử chế, mỗi vị đều 4 g; Quế chi 8 g, sắc thành thuốc, mỗi ngày uống một thang.
5. Thể phong hàn thấp
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau ở vùng thắt lưng hoặc đau ở mông lan xuống bắp chân, dọc theo đường đi của dây thần kinh hông
- Có dấu hiệu teo cơ
- Cơn đau kéo dài, tái phát thường xuyên
- Ăn ngủ kém
- Có các điểm đau ở mạch Nhu Hoãn, Trầm Nhược
Phương pháp điều trị: Tán hàn, hành khí, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp
Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm
Dùng Đương quy, Hoàng ỳ, Phòng phong, Độc hoạt, Tang chi, mỗi vị đều 8 g; Xuyên khung, Một dược, Cam thảo, Nhũ hương, Hải phong đằng, mỗi vị đều 4 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.
Gia giảm các vị thuốc theo các trường hợp cụ thể như:
- Nếu hàn thắng gia thêm Xuyên ô (chế) và Tế tân
- Nếu phong thắng gia thêm liều lượng Phong phong và Khương hoạt
- Nếu thấp thắng gia thêm Ý dĩ nhân và Phòng kỷ
- Trong trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính, chính khí suy yếu, ra nhiều mồ hôi, sợ gió gia thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch thược, Can khương, Đại táo, giảm các loại thuốc trừ phong như Độc hoạt, Tần giao và khương hoạt
- Nếu Can – Thận bất thường, mỏi gối đau lưng, gia thê, Tang ký sinh, Đỗ trọng và Ngưu tất
- Nếu chứng Tý lâu ngày không khỏi khiến huyết khí ngưng trệ, đau nghiêm trọng, gia thêm Khương lang, Xuyên sơn giáp, Địa long và Toàn yết
- Nếu khớp sưng to, lưỡi đóng rêu trắng, có triệu chứng hóa nhiệt, nên sử dụng bài Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm
6. Thể phong hàn
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân dẫn đến khó khăn khi đi lại
- Cơ chưa bị teo
- Người sợ lạnh
- Lưỡi đóng rêu trắng
- Mạch phù
Phương pháp điều trị: Tán hàn, hành khí, sơ phong, hoạt huyết
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang
Dùng Ngưu tất, Độc hoạt, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Tang ký sinh, Thục địa, Đảng sâm, Đại táo, mỗi vị đều 12 g; Đỗ trọng, Cam thảo, Phòng phong, mỗi vị đều 8 g; Quế chi, Tế tân, mỗi vị đều 6 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.
7. Thể huyết ứ
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau dây thần kinh ở hông, lan tỏa xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, gây khó khăn khi đi lại
- Có thể nhìn thấy các lạc mạch màu xanh, thẫm hoặc tím ở khoeo chân hoặc đùi bằng mắt thường
- Ở phần sâu của mông (huyệt Hoàn khiêu) thường có cảm giác nhức buốt như dùi đâm hoặc kim châm
- Đau dọc theo đường kinh, bàng quang và đởm
- Lưỡi có nhiều vết bầm tím
Phương pháp điều trị: Khứ ứ, hoạt ứ, chỉ thống, thông kinh lạc
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm
Dùng Sinh địa, Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Ngưu tất, Quy vĩ, mỗi vị 12 g; Trần bì, Đào nhân, Uất kim, Hồng hoa, mỗi vị đều 8 g, Kê huyết đằng 10 g; Cam thảo 6 g, sắc thành thuốc dùng uống mỗi ngày một thang.
8. Thể thấp nhiệt
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau lưng lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn
- Có cảm giác nóng rát ở các điểm đau
- Mạch Nhu hơi Sác
Phương pháp điều trị: Giải độc, thanh nhiệt, sơ phong, thông lạc
Bài thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang
Dùng Trĩ mẫu, Xích thược, Uy linh tiên, mỗi vị đều 15 g; Quế chi, Phòng kỷ, Tang chi, mỗi vị đều 6 g; Nhẫn đông đằng, Hoàng bá, Đơn bì, Liên kiều, mỗi vị đều 10 g, Thạch cao 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.
Nếu nhiệt tháng gây tổn thương tân dịch, gia thêm Nhân trần, Sinh địa, Địa long, Chi tử.
Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc Ý dĩ nhân hợp nhị diệu tán gia giảm:
Dùng Phòng phong, Ý dĩ, Khương truật, Thổ phục linh, Kim ngân hoa, Đương quy, Khương hoạt, mỗi vị đều 12 g; Thương nhĩ tử, Ngưu tất, Hoàng bá, mỗi vị đều 16 g, Cam thảo 6 g; Trần bì 8 g. sắc thành thuốc chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.
Lưu ý khi điều trị đau dây thần kinh tọa theo Đông y
Điều trị đau thần kinh tọa theo Đông y thường mang lại hiệu quả kéo dài và không gây tác dụng phụ do đó được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Đông y người bệnh cần chú ý một số vấn đề như:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không lạm dụng hoặc dùng quá liều.
- Dùng thuốc theo đúng thể bệnh lâm sàng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Không tự ý kết hợp thuốc Đông – Tây y để cải thiện các triệu chứng. Điều này có thể gây tương tác thuốc và dẫn đến rủi ro không mong muốn.
- Không dùng thuốc Đông y kéo dài để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
- Thận trọng khi bào chế (sắc thuốc) để tránh ngộ độc thuốc Đông y. Một số dược liệu có thể cần làm sạch hoặc có cách bào chế đặc biệt để giảm độc tố. Do đó, người bệnh không dùng thuốc tại cơ sở Đông y không được cấp phép.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị và tránh tình trạng đau thần kinh tọa tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Tránh không khí lạnh, ẩm thấp, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh
- Không ngồi lâu, tránh vận động mạnh hoặc mang vác vật quá nặng
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể
- Bổ sung dinh dưỡng, canxi, vitamin từ các loại thực phẩm để nâng cao sức khỏe xương khớp
Điều trị đau dây thần kinh tọa theo Đông y cần tuân thủ liệu trình cũng như hướng dẫn của thầy thuốc. Không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro và ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong.
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!