Đau Dây Thần Kinh Tọa Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Gì?
Nội dung bài viết
Khi bị đau dây thần kinh tọa, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y thì người bệnh có thể hỗ trợ điều trị và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thông qua việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bị đau dây thần kinh tọa nên kiêng ăn gì và bổ sung gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.
Đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông to, cơn đau nhức do bệnh gây ra thường bắt đầu từ thắt lưng kéo dài đến các ngón chân dọc theo đường đi của dây thần kinh. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do sự chèn ép quá mức của đĩa đệm bị hoặc gai xương cột sống lên dây thần kinh tọa. Nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm khả năng vận động, suy nhược cơ thể, vẹo cột sống, bại liệt,…
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò rất quan trọng đến việc điều trị bệnh lý, trong đó có bệnh đau dây thần kinh tọa. Vì vậy, để quá trình chữa bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng, từ đó có thể xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Đau dây thần kinh tọa cần kiêng ăn gì?
Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bị đau dây thần kinh tọa cần phải hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, khiến thời gian điều trị bệnh phải diễn ra kéo dài và làm cho bệnh tiến triển sang mức độ nặng hơn:
Đồ ăn mặn chứa nhiều muối
Muối là loại gia vị rất quen thuộc, chúng được sử dụng khá phổ biến trong chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu người bị bệnh đau dây thần kinh tọa nạp quá nhiều muối mỗi ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
Muối có tác dụng không tốt đối với hệ xương khớp, chúng khiến tình trạng lão hóa xương diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho các gai xương hình thành và phát triển lên kích thước lớn, chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra các cơn đau nhức rất khó chịu. Vì vậy, người bị đau dây thần kinh tọa nên ưu tiên chế biến món ăn thanh đạm như canh, súp để tốt cho xương cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Thói quen sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. Nếu bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm này sẽ tác động không tốt đến hệ thống động mạch và chức năng tim. Từ đó làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến viêm nhiễm và gây tổn thương đến hệ thống dây thần kinh từ bên trong.
Bên cạnh đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn khiến cân nặng của cơ thể tăng quá mức kiểm soát, dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì. Điều này sẽ khiến trọng lượng của cơ thể tạo ra một áp lực lớn lên cột sống và dây thần kinh, từ đó khiến các cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, để hạn chế các cơn đau thần kinh tọa xuất hiện với mức độ ngày càng tăng, bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày như đồ chiên xào, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn,…
Thực phẩm giàu đạm
Thịt đỏ và hải sản là hai nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm khá cao và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh gout. Nếu người bổ sung quá nhiều đạm cho cơ thể sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dần lắng đọng tại khớp dưới dạng muối tinh thể urat, hình thành nên các gai xương và kích thích phản ứng viêm gây đau nhức dữ dội.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thịt đỏ còn có thể dẫn đến tình trạng co cơ gây chèn ép lên các dây thần kinh và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, trong thực đơn của người bị bệnh đau dây thần kinh tọa cần hạn chế sử dụng thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt chó,…) và hải sản (tôm, cua, nghêu, mực,…)
Rượu bia và chất kích thích
Rượu bia và chất kích thích (nước chè đặc, cà phê, thuốc lá,…) được chuyên gia khuyến cáo là nhóm thực phẩm gây hại rất lớn đến sức khỏe và khiến tất cả các bệnh lý trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy trong suốt quá trình điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh cần phải loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày để phòng ngừa cơn đau xuất hiện và hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học
Đường là nhóm thực phẩm chứa rất ít chất dinh dưỡng và có tác động không tốt đến sức khỏe. Nếu bạn sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến đường huyết tăng cao, đồng thời đường còn kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
Các loại thực phẩm chữa nhiều đường hóa học mà người bị đau dây thần kinh tọa nên hạn chế sử dụng là nước ngọt có gas, bánh kẹo, đồ uống đóng hộp, kem,…
Ăn gì để bệnh đau thần kinh tọa nhanh khỏi
Để mang lại hiệu quả giảm đau và nhanh khỏi bệnh thì người bị đau dây thần kinh tọa hãy duy trì cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt quá trình điều trị bệnh. Các loại thực phẩm tốt cho người bị đau dây thần kinh tọa được chuyên gia khuyến khích nên tăng cường sử dụng là:
Thực phẩm có đặc tính giảm viêm
Viêm nhiễm tại dây thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh tọa thường gặp. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm dẫn đến tình trạng đau nhức dây thần kinh tọa như viêm khớp thì nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm tốt có thể kể đến là:
- Dứa: Hàm lượng bromelain dồi dào trong dứa sẽ có tác dụng làm giảm phản ứng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại mô.
- Nho: Đây là loại quả giàu hoạt chất anthocyanin, có tác dụng loại bỏ các tế bào gây viêm bên trong cơ thể và kích thích sản sinh ra các phân tử có tác dụng kháng viêm.
- Hành tây: Hành tây có chứa lượng lớn chất kháng viêm quercetin, nếu bổ sung cho cơ thể sẽ mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt.
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin là thành phần khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là những người đang bị bệnh đau dây thần kinh tọa. Nếu người bệnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có tác dụng phục hồi tổn thương tại dây thần kinh, giảm đau và cải thiện chức năng của chúng. Một số loại vitamin cần thiết cho dây thần kinh tọa mà người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể:
- Vitamin B6: Loại vitamin này còn được gọi là pyridoxin có tác dụng chính là giảm đau và tê bì tại dây thần kinh, đồng thời kích thích sản sinh ra các tế bào máu và ngăn ngừa tình trạng tổn thương lan rộng đến các cơ quan khác. Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 người bệnh nên tăng cường sử dụng là chuối, đậu nành, hạt óc chó, thịt gia cầm, lúa mì,…
- Vitamin B9: Hay còn được gọi với cái tên khác là acid folic. Nếu cơ thể người bệnh được bổ sung đầy đủ lượng vitamin này sẽ có tác dụng kích thích sản sinh tế bào và máu, giảm đau nhức do bệnh gây ra và cải thiện chức năng của dây thần kinh. Đồng thời, thành phần dưỡng chất này còn có tác dụng bảo vệ dây thần kinh khỏi các chấn thương và hạn chế hình thành nên các cơn đau. Các loại thực phẩm giàu vitamin B9 có thể kể đến là đậu Hà Lan, măng tây, bông cải xanh, nấm, gan động vật,…
- Vitamin B12: Loại vitamin này còn được khoa học gọi với cái tên khác là cobalamin. Chúng có chức năng chính là làm lành tổn thương tại dây thần kinh, giúp chúng luôn khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào. Bên cạnh đó, vitamin B12 còn có tác dụng giảm co cứng cơ và kích ứng tại thần kinh, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh. Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến là cá ngừ, thịt bò, cua, phomai, trứng,…
- Vitamin C: Đây là vitamin rất cần thiết đối với hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và bảo vệ dây thần kinh khỏi tổn thương do sự tấn công của các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp giảm đau và kích thích quá trình làm lành tổn thương tại thần kinh. Vitamin C được tìm thấy khá nhiều trong trái cây như cà chua, anh đào, dâu tây, trái cây họ cam quýt, cải bắp, bí đỏ,…
- Vitamin A: Bổ sung đầy đủ vitamin A cho người bệnh có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp quá trình lưu thông máu từ tim đến các bộ phận trong cơ thể sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó, tình trạng đau nhức do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A người bệnh nên tăng cường sử dụng là cá béo, cà rốt, ớt chuông,…
Thực phẩm giàu canxi
Bên cạnh vitamin thì người bệnh cũng nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi cho cơ thể. Canxi là khoáng chất thiết yếu đối với xương khớp, có tác dụng duy trì độ chắc khỏe của xương và phòng ngừa bệnh lý. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu canxi sẽ khiến xương khớp bị lão hóa và yếu dần, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
Đây là những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh tọa và hình thành các cơn đau nhức. Vì vậy, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa thì người bệnh nên bổ sung canxi thông qua việc tăng cường ăn đậu, các loại ngũ cốc, sữa chua,…
Chất xơ tốt cho người đau thần kinh tọa
Chất xơ là hàm lượng dưỡng chất được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau xanh, chúng có tác dụng chính là cải thiện độ đàn hồi của dây chằng và kích thích quá trình sản xuất chất nhầy xung quanh đĩa đệm. Từ đó, hạn chế nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau nhức.
Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày còn có tác dụng giảm cân, giúp duy trì cân nặng ở mức ổn định và hạn chế gây áp lực quá mức lên dây thần kinh tọa.
Các món ăn tốt cho người bị đau dây thần kinh tọa
Dưới đây là các món ăn có tác dụng giảm đau dây thần kinh tọa rất tốt và cách chế biến, bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
Súp rau bina tốt cho người bệnh
– Nguyên liệu:
- 1 bó rau bina
- 300 gram đậu Hà Lan
- 1 củ hành tây
- Nước hầm xương
- 100 gram bột năng
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Rau bina đem đi cắt bỏ phần gốc, rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn rồi vớt ra rổ để cho ráo nước. Sau đó dùng dao thái thành khúc ngắn vừa ăn.
- Hành tây lột vỏ, đem rửa sạch rồi thái nhỏ thành hình hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch rồi để ráo.
- Cho hậu Hà Lan vào trong nồi nước hầm xương đã chuẩn bị, sau đó bắc lên bếp nấu cho đến khi chín nhừ. Sau đó, vặn nhỏ lửa lại rồi cho rau bina vào nấu chung.
- Tiếp tục nấu khoảng 15 phút cho đến khi súp đặc lại thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho hành tây và bột năng pha nước vào khuấy đều rồi tắt bếp.
- Múc súp ra bát và sử dụng ngay khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon và giá trị dinh dưỡng có trong món ăn.
Giò heo hầm thuốc bắc
– Nguyên liệu:
- 500 gram giò heo
- 35 gram hà thủ ô
- 35 gram hoàng kỳ
- 32 gram đảng sâm
- 15 gram táo đỏ
- Gừng tươi
- Hành củ
- Hành lá
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Giò heo sau khi mua về đem đi rửa sạch rồi chặt thành khúc ngắn vừa ăn. Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng.
- Hành lá nhặt sạch, rửa với nước rồi cắt thành khúc ngắn. Hành củ lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.
- Táo đỏ, hà thủ ô, đảng sâm và hoàng kỳ đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 5 tô nước. Đun cho đến khi nước cạn còn 2 tô thì tắt bếp và chắt lấy nước bỏ xác.
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn và hành củ và gừng thái lát vào phi thơm. Sau đó cho giò heo vào đảo đều cho đến khi bề mặt săn lại thì cho 2 tô nước sắc thuốc bắc vào hầm.
- Đun trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi giò heo mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Tiếp đó cho hành lá thái lát vào rồi khuấy đều lên.
- Múc món ăn ra bát sử dụng để ăn ngay khi còn nóng, người bệnh có thể ăn riêng hoặc dùng chung với cơm đều được.
Canh hàu nấu rau hẹ
– Nguyên liệu:
- 400 gram thịt hàu tươi
- 200 gram lá hẹ tươi
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Thịt hàu sau khi mua về thì đem đi rửa sạch với nước, để cho ráo nước rồi thái thành miếng vừa ăn để vào bát. Hẹ đem đi nhặt sạch, rửa với nước rồi thái thành khúc ngắn vừa ăn.
- Cho một lượng nước vừa đủ để nấu canh vào nồi, bắc lên bếp đun sôi trên lửa to. Khi nước sôi bùng lên thì cho thịt hàu đã sơ chế vào để nấu.
- Nấu cho đến khi thịt hàu chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó thả lá hẹ vào rồi tắt bếp.
- Múc canh ra tô và sử dụng ngay khi còn nóng, người bệnh có thể ăn kèm với cơm hoặc ăn không đều được.
Trên đây là các loại thực phẩm được chuyên gia khuyến khích người bị đau dây thần kinh tọa nên ăn và nên kiêng để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ theo chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ tập luyện và nghĩ ngơi hợp lý để tránh khiến cho tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Nếu bị đau thần kinh tọa ở mức độ nặng thì tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà – Giảm đau nhanh
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!