Hội chứng thắt lưng hông là gì? Thông tin cần biết

Hội chứng thắt lưng hông là bệnh về phần xương khớp lưng phổ biến thứ hai chỉ sau thoát vị đĩa đệm. Cũng giống như những các bệnh về lưng khác, thắt lưng hông khiến người bệnh có trải nghiệm rất tệ và khó chịu kéo dài.

Hội chứng thắt lưng hông là bị gì? Triệu chứng nhận biết?

Hội chứng thắt lưng hông là tình trạng đau lưng thường gặp ở những người tuổi 30 trở ra với tỉ lệ người bệnh là 3 nam : 1 nữ. Bệnh thường gặp ở lao động phổ thông phải khuân vác nặng thường xuyên, lái xe – tàu.

Khi thường xuyên bê vác các đồ vật nặng sai tư thế, đột ngột thì xương sống đã bị tác động, là yếu tố khởi phát hình thành nên bệnh.

Hội chứng thắt lưng hông hình thành do nhiều yếu tố
Hội chứng thắt lưng hông hình thành do nhiều yếu tố

Theo nghiên cứu y khoa hội chứng thắt lưng hông được hình thành dựa trên 2 bệnh lý là hội chứng dây rễ thần kinh kết hợp cùng hội chứng cột sống. Khi đó vùng cột sống hoặc các miếng đĩa đệm bị tác động và tổn thương gây chèn ép tới hệ thống rễ thần kinh từ L1 đến L5.

Hội chứng thắt lưng hông gây cản trở trong đời sống của người bệnh cả trong công việc lẫn hoạt động thường ngày. Cụ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Đối với hội chứng rễ thần kinh tủy sống

  • Tay, chân có dấu hiệu mất cảm giác, bị tê bì, khó điều khiển, phối hợp, giảm sức lao động, các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng.
  • Hệ rễ thần kinh có dấu hiệu bị căng khi ấn vào giữa các đốt xương.
  • Dọc dây thần kinh bị đau đặc biệt khi di chuyển, ho, hoạt động. Có những trường hợp, bệnh nhân bị đau mọi lúc mọi tư thế nhưng thông thường nếu nghỉ ngơi thì tình trạng này sẽ đỡ đi.

Đối với hội chứng cột sống

  • Đau cột sống: Đau dữ dội khi bị chấn thương hoặc đau âm ỉ xuất hiện mà không có tác động trực tiếp. Thông thường người bệnh sẽ thấy đau tập trung tại một số đốt sống nhất định và khi ấn vào sẽ cảm thấy đau hơn.
  • Hình thái cột sống bị thay đổi, biến dạng bất thường: Xuất hiện hiện tượng cong vẹo cột sống, gù lưng, rất khó cúi người, gập mình hoặc ưỡn lưng.

Nguyên nhân gây đau thắt lưng hông

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng thắt lưng hông thông thường là do bệnh lý và do cơ học gây ra. Cụ thể như sau

Các nguyên nhân cơ học dẫn tới hội chứng thắt lưng hông

  • Vận động xương sống sai tư thế, bê với vật nặng, bong gân.
  • Tai nạn tác động trực tiếp tới phần lưng.
  • Ngồi, nằm sai tư thế trong thời gian dài.
Nằm ngủ sai tư thế cũng có thể gây co thắt vùng lưng
Nằm ngủ sai tư thế cũng có thể gây co thắt vùng lưng

Đối với nhóm nguyên nhân này người bệnh cần thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh lại tư thế vận động để tránh ảnh hưởng tới cột sống.

Các nguyên nhân bệnh lý dẫn tới hội chứng thắt lưng hông

  • Chứng thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống, viêm khớp, thoái hoá cột sống (cả bẩm sinh và tự phát).
  • Viêm – nhiễm trùng gân, cột sống.
  • U chèn ép, u đốt sống, ung thư cột sống, hẹp đốt sống lưng.
  • Di căn ung thư.

Đối với nhóm nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần được điều trị các chứng bệnh, khi bệnh hết hoặc được cải thiện thì hội chứng thắt lưng hông cũng sẽ giảm dần hoặc có thể hết hoàn toàn nếu được điều trị bệnh lý tận gốc.

Những đối tượng dễ mắc bệnh

Hội chứng thắt lưng hông có thể gặp ở mọi độ tuổi vì bệnh cũng có thể xuất phát từ yếu tố bẩm sinh mà gây ra như trường hợp bệnh nhi bị thoái hóa cột sống khi vừa sinh ra.

Tuy nhiên có những nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với mặt bằng chung khi bước tới tuổi 30.

  • Vận động viên thể dục thể thao

Vận động viên luôn phải tập luyện với cường độ nặng trong thời gian dài dù cơ bắp phát triển rất vượt trội và khỏe khoắn. Nhưng trên thực tế phần cột sống của họ chịu nhiều tổn thương hơn người bình thường rất nhiều và phần đĩa đệm, sụn luôn bị ảnh hưởng đặc biệt là sau khi bị chấn thương do luyện tập, thi đấu mà ra.

  • Vũ công

Tương tự như vận động viên, với yếu tố công việc nên vũ công thường phải vận động ở cường độ mạnh. Sau thời gian phần cột sống của họ bị ảnh hưởng do phải thực hiện nhiều động tác khó, đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Ngay cả những vũ công mới vào nghề cũng có thể gặp hội chứng thắt lưng hông do thực hiện các kĩ thuật sai.

  • Lao động phổ thông

Lao động phổ thông thiên về bốc vác, sử dụng sức mạnh tay chân cũng dễ bị hội chứng này do thường xuyên phải bê các vật nặng. Không chỉ các cột sống mà các cơ, xương tay chân của những lao động này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

  • Lái xe, lái tàu

Với công việc ngồi yên giữ vô – lăng suốt 8 – 12 tiếng một ngày, cột sống của các tài xế thường rất yếu và dễ bị thay đổi cấu trúc xương.

  • Dân văn phòng

Nhóm đối tượng này ít khả năng bị hội chứng thắt lưng hông hơn nhưng nếu thường xuyên ngồi ì một chỗ và ngồi sai cách, ngồi gù lưng thì vẫn dễ bị bệnh.

  • Người cao tuổi

Cột sống sau 50 – 60 năm phải đối mặt rất nhiều vấn đề đặc biệt là tình trạng loãng xương hoặc hệ quả của lao động sau nhiều năm.

Hội chứng thắt lưng hông hay gặp ở người cao tuổi
Hội chứng thắt lưng hông hay gặp ở người cao tuổi

Cách điều trị hội chứng thắt lưng hông hiệu quả

Để điều trị hội chứng thắt lưng hông, người bệnh có thể tìm hiểu 1 trong 3 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay: Tây y, Đông y, mẹo chữa tại nhà.

Người bệnh nên căn cứ vào tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị và phải tới những cơ sở y khoa uy tín, có liên kết và chứng nhận bởi Bộ Y tế.

Phương pháp điều trị bệnh theo Tây y hiện đại

Đây là phương pháp phù hợp với các dạng cấp tính cần xử lý nhanh như tai nạn, chấn thương và các bệnh mang tính nhiễm trùng như viêm cột sống hoặc các bệnh có diễn tiến nặng như ung thư, u cần áp dụng xạ trị, hoá trị hay phẫu thuật.

Để điều trị, bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lâm sàng và tiến hành điều trị theo nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời hỗ trợ giúp bệnh nhân giảm nhanh các cơn đau để có thể hoà nhập được với cuộc sống, công việc hiện tại.

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ cần xác định hội chứng thắt lưng hông của bệnh nhân là do tổn thương cột sống hay rễ thần kinh gây ra từ đó mới xét tiếp tới các nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.

Các bác sĩ sẽ nhận biết được bệnh nhân thuộc nhóm hội chứng rễ thần kinh tủy sống khi bệnh nhân dương tính với những dấu hiệu sau:

  • Có điểm đau cạnh sống lưng khi bị tác động
  • Dấu hiệu chuông bấm: Cơn đau lan rộng và dọc theo dây thần kinh.
  • Dấu hiệu Lasegue và Lasegue chéo: Đau khớp chân theo góc Lasegue.
  • Dấu hiệu Neri: Đau dọc chân.
  • Dấu hiệu Dejerine: Bệnh nhân đau khi ho, hắt hơi
  • Dấu hiệu Siccar: Tương tự Lasegue.
  • Dấu hiệu Bonnet: Bệnh nhân đau khu vực đùi sau và vùng mông
  • Dấu hiệu Wasserman: Bệnh nhân đau vùng đùi trước.

Bác sĩ sẽ nhận biết được bệnh nhân thuộc nhóm hội chứng cột sống khi bệnh nhân dương tính với những dấu hiệu sau:

  • Cột sống lệch, sai vị trí sinh lý thông thường, vẹo cột sống, gù lưng.
  • Hai vùng cơ lưng có dấu hiệu không cân xứng dù có điều chỉnh lại vị trí. Cơ lệch phía bên trái hoặc phải.
  • Đau một vài đốt sống.
  • Khi cúi tay khoảng cách từ tay tới mặt đất lớn.
  • Sai số Schober so với người bình thường cao (nhỏ hơn 14/10).
  • Sai số độ cong cột sống, độ xoay, nghiêng so với người bình thường.

Các dấu hiệu có quy trình thăm khám chuyên môn riêng nên bệnh nhân không nên tự kiểm tra mà nên tới cơ sở khám chữa xương khớp để làm các bài kiểm tra, đánh giá.

Điều trị bệnh

Để điều trị hội chứng này cần điều trị nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, giảm đau đồng thời áp dụng phương pháp vật lý trị liệu cột sống.

Đối với nguyên nhân gây bệnh nhóm nguyên nhân cơ học có thể được điều trị bằng cách nắn chỉnh xương và sử dụng thuốc giảm đau tại nhà không kê đơn như aspirin, thuốc chống viêm dạng nhẹ không steroid như Piroxicam, thuốc giãn cơ như Myolastan, thuốc an thần, vitamin hỗ trợ. Người bệnh kết hợp với chườm đá, chườm nóng và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tại nhà.

Đối với nhóm nguyên nhân bệnh lý cần điều trị theo phác đồ từng bệnh, một số trường hợp cần áp dụng vật lý trị liệu, phẫu thuật như phẫu thuật Fusion, cấy đĩa đệm nhân tạo, cắt bỏ đĩa đệm, loại bỏ đốt sống.

Điều trị hội chứng thắt lưng hông theo Đông y

Đây là phương pháp điều trị thích hợp cho những bệnh lâu ngày do tuổi tác và công việc ảnh hưởng. Cách chữa trị này tuy cần nhiều thời gian nhưng đổi lại người bệnh có thể khỏi bệnh dạng mãn tính mà không cần lạm dụng tới thuốc giảm đau. Lưu ý, phương pháp không áp dụng đối với trường hợp nhiễm trùng.

Điều trị bằng phương pháp ấn huyệt xoa bóp
Điều trị bằng phương pháp ấn huyệt xoa bóp

Theo quan điểm Đông y chứng thắt lưng hông do đau dây thần kinh tọa bởi phong hàn thấp và thoái hóa cột sống mà ra. Điều trị bệnh này thường sẽ dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt, có thể bổ sung thuốc uống theo tình trạng bệnh.

Kỹ thuật điều trị

  • Tác động tới khu vực mặt, cổ, đầu, vai, tay, lưng bằng kỹ thuật ấn day huyệt, day bóp.
  • Bấm vào các huyệt trái vùng bị đau gồm các huyệt Đại trường du (huyệt 25 Bàng quang), Thứ Liêu (huyệt số 32 Bàng quang), Giáp tích (L2-3, L5-S1), Trật biên (huyệt số 54 Bàng quang), Hoàn khiêu (huyệt số 30 Kinh đởm), Huyết khích (huyệt 40 Bàng quang), Ngọc trụ (huyệt số 57 của Bàng quang), Côn luân (huyệt số 60 Bàng quang), Kheo khư (huyệt số 40 Kinh đởm), Dương chi lăng tuyền (huyệt số 34 Kinh đởm), Huyền chung (huyệt số 39 Kinh đởm).
  • Thực hiện theo liệu trình 30 phút mỗi ngày, điều trị trong 15 – 30 ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Khả năng tai biến: Choáng váng trong khi thực hiện liệu trình.
  • Khắc phục: Tạm dừng bấm huyệt, ủ ấm cho người bệnh, kiểm tra lại mạch của người bệnh và để bệnh nhân nằm nghỉ.

Thuốc bổ trợ

Thuốc bổ trợ được sử dụng theo một số tình trạng bệnh của bệnh nhân như giúp giảm đau, giảm tê bì và an thần.

  • Vị thuốc Độc hoạt: Giúp giảm đau, chống viêm và tác dụng an thần rất rõ rệt.
  • Vị thuốc Uy linh tiên: Trị đau khớp do phong thấp, sưng đau cột sống, chấn thương cơ lưng, đau khớp, viêm đa khớp.
  • Vị thuốc Đan sâm: Giúp lưu thông máu, trị ung thư.
  • Vị thuốc Tang ký sinh: Trị đau lưng, mỏi gối, viêm khớp.

Các loại thuốc bổ trợ cần theo đơn của thầy thuốc, người bệnh không tự ý mua uống.

Điều trị bệnh theo phương pháp chữa mẹo tại nhà

Đây là các phương pháp có chức năng hỗ trợ hơn là đặc trị bệnh, để sử dụng các phương pháp này người bệnh cần có sự đồng ý và hướng dẫn thêm từ bác sĩ.

Đây là các mẹo được sử dụng từ lâu trong dân gian nhưng đã được khoa học hiện đại công nhận về tính hiệu quả. Giống như phương pháp Đông y, các mẹo chữa tại nhà cần thời gian để tác dụng lên bệnh.

  • Sử dụng nhiệt để giảm đau

Chúng ta đã biết nhiệt độ gây ra sự co giãn của vật chất: nóng giãn ra, lạnh co vào và các hệ thống dây thần kinh cũng sẽ được tác động như vậy để giúp giảm đi những cơn đau một cách nhanh nhất.

Chưa kể rằng nhiệt độ còn giúp đường tĩnh mạch nở ra khi gặp nhiệt độ cao giúp máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái. Đối với nhiệt độ thấp, các khu viêm sẽ bị ức chế và giảm đau, giảm kích ứng.

Đối với nhiệt độ cao, ta sử dụng phương pháp chườm nóng, ta có thể chườm bằng nước nóng, chườm muối nóng hoặc cao nóng như salonpas.

Với nước nóng, ta đổ nước nóng vào túi chườm và lăn trên vùng bị đau từ 15 – 20 phút mỗi ngày. Có thể kết hợp với ngâm chân nước nóng và gừng để các mạch máu khắp cơ thể được thông lưu thì sẽ hiệu quả hơn.

Chườm nóng/ lạnh giúp giảm cơn đau hiệu quả
Chườm nóng/ lạnh giúp giảm cơn đau hiệu quả

Phương pháp chườm muối nóng cũng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sao muối kết hợp với một số thảo dược như gừng, lá ngải, lá nhàu, lá lốt, lá đinh lăng trên chảo tới khi muối chuyển màu và thật nóng là được. Cho hỗn hợp vào khăn rồi chườm vào vùng đau khoảng 15 phút mỗi ngày.

Đối với nhiệt độ thấp, ta dùng phương pháp chườm đá hoặc dùng cao lạnh như salonsip. Với chườm lạnh bằng đá, ta có thể áp dụng mọi lúc khi đau bằng cách cho đá vào túi chườm hoặc khăn rồi chườm lên vùng đau khoảng 10 phút mỗi lần hoặc tới khi đá tan hoàn toàn.

  • Sử dụng lá thảo dược

Lá thảo dược trong tự nhiên có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, trong đó có một số loại giúp người bệnh có thể giảm đau một cách lành mạnh như lá mật gấu, lá đinh lăng, lá cây xấu hổ.

Đối với lá mật gấu giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho xương khớp, giảm đau, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Lá mật gấu có thể sắc uống hoặc kết hợp với bia. Ta thực hiện như sau:

  • Nước lá mật gấu: Chuẩn bị một nắm lá mật gấu sơ chế rồi để ráo. Đun lá mật gấu với khoảng 750ml nước trong 15 phút. Phần nước thu được chia ra ba phần, uống sau mỗi bữa chính.
  • Bia lá mật gấu: Sau khi sơ chế khoảng 5 – 7 lá mật gấu đem xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt. Hoà phần nước cốt này với bia là uống 1 liều mỗi ngày với liệu trình khoảng 10 ngày sẽ thấy tác dụng.

Đối với lá đinh lăng, đinh lăng chứa rất nhiều axit amin có tính giảm đau và điều trị xương khớp như vitamin nhóm B, saponin, tanin,… Đinh lăng có tác dụng tương tự như nhân sâm nhưng lại dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn rất nhiều: an thần, giảm đau tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc tốt hơn.

Ngoài cách rang muối như phương pháp sử dụng nhiệt độ, ta có thể thực hiện theo cách sau. Sử dụng 30g phần rễ đinh lăng khô rửa sạch, để ráo rồi đun cùng 1 lít nước tới khi nước có mùi thơm đặc trưng. Uống nước rễ đinh lăng cả ngày thay cho nước lọc, trà liên tục trong khoảng 14 ngày.

Ngoài ra ta nên áp dụng thêm tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà giúp các cơ, xương khớp được vận động, trao đổi chất và lưu thông.

Biện pháp cải thiện đau lưng để ngừa tái phát

Trong quá trình điều trị ta cần phải áp dụng những biện pháp sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh:

  • Hoạt động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trong tối thiểu 1 tuần tại nhà.
  • Không chơi các môn thể thao, tập thể dục cường độ mạnh.
  • Lựa chọn loại đệm nằm ngủ, sử dụng loại có độ đàn hồi vừa phải, đệm không bị biến dạng khi thức dậy.
  • Luôn kê gối bên cạnh để tránh tư thế ngủ bị dồn về một phía quá lâu.
  • Luôn giữ tư thế thẳng lưng khi đứng, ngồi, hoạt động.
  • Không ngồi đứng một chỗ quá 1 tiếng, nên đi lại nhẹ nhàng, vươn vai hít thở.
  • Lựa chọn loại giày đế bằng, kích thước đúng để chân thoải mái, bàn chân là bộ phận nâng đỡ cả cơ thể nếu bị co thắt thì sẽ gây tổn thương lên vùng xương chậu và cột sống.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người đọc có khái niệm tổng quan về hội chứng thắt lưng hông. Lưu ý rằng, bệnh không thể tự khỏi, người bệnh nên tới thăm khám sớm nhất có thể để hạn chế đi những cơn đau gây ảnh hưởng tới cuộc sống và cải thiện lại chức năng cột sống.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *