Hóa Trị Hay Xạ Trị Có Gây Rụng Tóc Không? Tại Sao?

Hóa, xạ trị là những phương pháp quan trọng điều trị bệnh ung thư. Hóa trị rụng tóc là một trong những tác dụng phụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh khi điều trị ung thư bằng phương pháp này. Tại sao hóa trị và xạ trị gây rụng tóc?

Hóa trị hay xạ trị có gây rụng tóc không?

Hóa trị và xạ trị là các phương pháp thực hiện điều trị ung thư. Hóa trị sử dụng hóa chất truyền vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị sử dụng các bức xạ chiếu trực tiếp lên vùng có khối u để chữa bệnh.

Rụng tóc sau khi hóa trị hoặc xạ trị là tình trạng phổ biến
Rụng tóc sau khi hóa trị hoặc xạ trị là tình trạng phổ biến

Rụng tóc sau khi hóa trị và tình trạng rụng tóc sau xạ trị là tác dụng phụ của việc điều trị ung thư. Các loại thuốc (thực chất là hóa chất điều trị) làm tổn thương nang tóc gây rụng tóc trong khi điều trị.

Xạ trị sử dụng tia bức xạ chiếu trực tiếp vào khu vực có khối u để làm nhỏ khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cũng làm tổn thương các nang tóc gây rụng tóc, đặc biệt khi thực hiện xạ trị ở da đầu.

Mức độ rụng tóc khi hóa trị hoặc xạ trị ở mỗi người khác nhau. Mức độ tóc rụng phụ thuộc vào các loại thuốc, dạng dùng thuốc. Rụng tóc do xạ trị phụ thuộc vào loại tia xạ, cường độ tia xạ và khu vực xạ trị.

Thông thường, tình trạng rụng tóc xảy ra khắp các vị trí trên cơ thể, từ đầu, mặt, chân tay đến vùng nách và lông mu. Tóc rụng theo từng mảng hoặc từ từ và cũng có thể rụng hoàn toàn.

Mức độ rụng tóc khi hóa trị cao hơn xạ trị. Tuy nhiên nếu xạ trị ở vùng đầu và xạ trị với liều cao có thể sẽ dẫn tới rụng tóc hoàn toàn, không thể mọc lại được nữa.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Rụng tóc là tác dụng phụ của quá trình điều trị căn bệnh ung thư. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này diễn ra bởi nguyên nhân sau:

Tóc và các nang tóc là những tế bào có khả năng phân chia rất nhanh. Điều này rất giống với các tế bào ung thư có khả năng phân chia nhanh bất thường trong cơ thể.

Phương pháp hóa trị giúp các loại thuốc có thể đến mọi cơ quan trong cơ thể theo dòng máu và có tác dụng tiêu diệt các tế bào có khả năng sinh sản, phân chia nhanh. Vì thế, quá trình hóa trị gây rụng tóc và phương pháp này cũng ảnh hưởng rất lớn đến các tế bào da và niêm mạc.

Các bệnh nhân phải hóa trị hoặc xạ trị sẽ trải qua đợt rụng tóc đầu tiên sau khoảng 1, 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Thông thường, các vùng da đầu có nhiều ma sát trong khi ngủ như vùng đỉnh đầu, hai bên tai sẽ là những vị trí đầu tiên bị rụng tóc.

Khi quá trình trị liệu kết thúc, tóc sẽ mọc lại trong khoảng 1 đến 3 tháng. Người bệnh sẽ cần từ 6 tháng đến 1 năm để tóc mọc lại hoàn toàn.

Tóc mọc lại sau khi hóa trị hoặc xạ trị có thể có sự thay đổi về cấu trúc, tóc mỏng hơn và yếu hơn, màu tóc cũng có thể thay đổi.

Cách hạn chế rụng tóc do điều trị hóa trị

Hóa trị, xạ trị gây rụng tóc là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân ung thư, đặc biệt là nữ giới. Vì thế, thực hiện các phương pháp chăm sóc tóc và bảo vệ da đầu rất quan trọng.

Sử dụng khăn trùm đầu để giữ ấm da đầu khi tóc rụng
Sử dụng khăn trùm đầu để giữ ấm da đầu khi tóc rụng

Khi bắt đầu thực hiện hóa trị hoặc xạ trị, người bệnh có thể hạn chế việc rụng tóc nhờ các cách chăm sóc sau:

  • Ít gội đầu hơn so với bình thường, chỉ sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da đầu.
  • Chỉ massage da đầu thật nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh lên tóc.
  • Sử dụng lược chải tóc mềm. Làm khô tóc bằng cách vỗ nhẹ, nên hạn chế sấy tóc.
  • Không nên tạo kiểu tóc, nhuộm hoặc tẩy màu tóc trong quá trình thực hiện hóa trị.
  • Chải sạch tóc và lông đang bị rụng trên quần áo hoặc cơ thể.

Khi bị rụng tóc, da đầu sẽ mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và dễ bị tổn thương bởi các tác động của ngoại lực. Vì thế người bệnh cần bảo vệ da đầu đúng cách như sau:

  • Đội mũ hoặc sử dụng khăn quàng cổ để giữ ấm da đầu. Thoa kem chống nắng trên da đầu để bảo vệ da đầu và đeo kính râm khi đi ra ngoài.
  • Sử dụng gối mềm mịn và được làm sạch thường xuyên.
  • Nên cắt tóc ngắn để mái tóc trông dày dặn hơn.
  • Nếu việc rụng tóc ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh, có thể sử dụng tóc giả hoặc trang điểm lông mày, lông mi để hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Hóa trị rụng tóc là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng trong quá trình điều trị ung thư. Điều này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Chăm sóc tóc và bảo vệ da đầu đúng cách sẽ giúp tóc mọc trở lại nhanh hơn sau quá trình điều trị.

Đừng bỏ lỡ:

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *