Tóc rụng có mọc lại không? Dấu hiệu tóc mọc lại
Nội dung bài viết
Rụng tóc là tình trạng phổ biến có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tình trạng rụng tóc có thể do sự thay thế tế bào tóc bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi nội tiết hoặc các bệnh lý khác. Vậy tóc rụng có mọc lại không và dấu hiệu tóc mọc lại như thế nào?
Nguyên nhân gây rụng tóc
Rụng tóc có thể gặp ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới 53% nam giới dưới 40 tuổi và 20% phụ nữ dưới 50% gặp phải tình trạng rụng tóc.
Trung bình, mỗi người có từ 50 đến 150 nghìn sợi tóc và mỗi ngày có khoảng 30 đến 50 sợi tóc bị rụng để tế bào tóc khác hình thành và phát triển.
Nếu một người bị rụng tóc nhiều, từ 100 sợi trở lên mỗi ngày là tình trạng rụng tóc bất thường. Điều này có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Người bị căng thẳng thường xuyên
Tình trạng căng thẳng thường xuyên có thể khiến cơ thể tiết ra hormone Cortisol – là yếu tố làm suy giảm lượng axit hyaluronic và proteoglycan – hoạt chất bảo vệ nang tóc.
Chính vì thế, những áp lực và mệt mỏi trong cuộc sống cùng với tác động tiêu cực từ internet là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc.
- Gặp vấn đề tuyến giáp
Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Nếu tuyến giáp gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
Các chứng bệnh suy giáp hoặc cường giáp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng tóc ở cả nam và nữ giới.
- Do tình trạng viêm trong cơ thể
Một số bộ phận trong cơ thể có khả năng bị viêm như xương khớp, dạ dày, xoang mũi… cũng có thể khiến tóc bị rụng rất nhiều.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây rụng tóc là do sự di truyền hoặc chất lượng máu xấu. Các bệnh lý về da đầu như nấm, viêm da đầu cũng khiến tóc bị rụng nhiều. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc.
Tóc rụng có mọc lại không?
Tóc rụng có mọc lại không là thắc mắc của nhiều người gặp phải tình trạng này. Rụng tóc có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, thậm chí ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi gây ra hiện tượng hói đầu hoặc sẹo trên da đầu.
Trên thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển của các nang tóc sẽ quyết định đến việc tóc có mọc lại hay không. Nếu tình trạng rụng tóc sinh lý bình thường, các nang tóc vẫn còn nguyên và phát triển sẽ tăng cơ hội mọc tóc trở lại.
Nếu tình trạng rụng tóc liên quan nhiều đến dấu hiệu bệnh lý, các nang tóc khép lại, không thể tổng hợp chất sừng tạo tóc và xuất hiện sẹo trên da đầu có thể khiến tóc khó mọc lại.
Các dấu hiệu tóc mọc lại
Đối với các trường hợp nang tóc vẫn còn khả năng hình thành và nuôi dưỡng tóc, tóc sẽ mọc lại sau một thời gian. Tóc có thể mọc lại hay không sẽ dựa vào các dấu hiệu sau:
- Khi tóc bị rụng, phần da đầu bị rụng tóc vẫn còn nhám và vẫn có những sợi tóc nhỏ hoặc lưa thưa trên vùng da đầu đó là dấu hiệu nang tóc vẫn có khả năng phục hồi tóc.
- Khi phần da đầu bị rụng tóc có cảm giác trơn và bóng, thậm chí hình thành sẹo là dấu hiệu tóc không còn khả năng phục hồi trên mảng da đầu đó.
Nếu các nang tóc vẫn còn khả năng phục hồi tóc, tóc sẽ mọc sau một thời gian kích thích mọc tóc. Đôi khi tình trạng mọc tóc con có thể gây ngứa da đầu.
Các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc
Rụng tóc là nỗi lo lắng của nhiều người bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý tự tin trong cuộc sống. Vì thế, nếu bị rụng tóc cần chú ý tới những biện pháp ngăn ngừa và kích thích mọc tóc như sau:
- Cải thiện chế độ ăn uống
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tế bào tóc. Các chất dinh dưỡng tốt cho tóc cần bổ sung trong thức ăn hàng ngày là: Biotin (vitamin H), axit pantothenic (vitamin B5).
Các dưỡng chất này có nhiều trong trứng, rau xanh và trái cây. Mỗi người nên ăn đủ dưỡng chất trong ngày và uống nhiều nước để giảm rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
- Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái
Thiếu ngủ, căng thẳng trong cuộc sống cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc. Vì thế cần ngủ đủ giấc mỗi ngày và tránh những hoạt động căng thẳng, stress. Có thể tạo các thói quen để giúp bản thân thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch…
- Massage da đầu
Massage da đầu có thể giảm căng thẳng rất hiệu quả. Việc làm này còn giúp kích thích lưu thông máu dưới da đầu, từ đó cung cấp đủ dinh dưỡng để tóc hình thành và phát triển.
- Chăm sóc tóc đúng cách
Gội đầu thường xuyên, không để đầu bị bẩn cũng là cách giúp hạn chế rụng tóc. Đối với tóc và da đầu nhạy cảm nên sử dụng dầu gội đầu có tính dịu nhẹ, tránh các sản phẩm dễ gây kích ứng.
Bên cạnh đó nên hạn chế tạo kiểu tóc, sử dụng hóa chất cho tóc hoặc tác động nhiệt lên tóc khiến tóc trở nên yếu và dễ rụng hơn.
Tóc rụng có mọc lại không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong trường hợp tóc không mọc lại có thể sử dụng biện pháp cấy ghép tóc. Nhưng trước tiên, việc chăm sóc tóc và sức khỏe đúng cách là việc cần làm để giúp mái tóc của bạn luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!