Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc: Khám Phá Ngay Nguyên Nhân & Khắc Phục
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc sau gáy, chóp, đỉnh đầu, trán… khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu tình trạng này có phải dấu hiệu thể hiện trẻ đang mắc bệnh không? Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh là gì, cách nào khắc phục như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc do đâu? Bệnh có nguy hiểm không?
Bé sơ sinh bị rụng tóc là tình trạng rất phổ biến, xảy ra nhiều ở các bé nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu. Nguyên nhân gây rụng tóc khá nhiều và cần căn cứ vào những nguyên nhân này mới có thể xác định chính xác liệu có phải trẻ sơ sinh bị rụng tóc là bệnh lý gì hay không?
Dưới đây là một số nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh điển hình nhất:
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc máu
Tóc máu là tóc đã có từ khi trẻ mới chào đời, tóc này sẽ dần rụng đi và thay vào đó là tóc mới khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc thành từng mảng, có thể rụng ở trước trán, đỉnh đầu, sau gáy. Đây là hiện tượng tự nhiên vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ rụng tóc do tư thế nằm
Trẻ nằm một tư thế quá lâu hoặc nằm không đúng cách sẽ gây áp lực lên tóc, da đầu. Điều này khiến tóc tại vị trí bị tì đè yếu dần, dễ rụng. Trường hợp thường gặp nhất do nguyên nhân này là trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn.
Do chế độ dinh dưỡng
Thiếu vitamin và khoáng chất cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến tóc rụng ở trẻ. Trong đó, tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể do thiếu vitamin H, vitamin D, canxi, kẽm, sắt…
Ngoài ra, việc dưỡng chất cung cấp không đủ dẫn đến trẻ bị thiếu máu vừa làm tóc rụng vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Do tiếp xúc với hóa chất
Tóc của trẻ rất mong manh, việc tiếp xúc với các hóa chất mạnh sẽ khiến tóc bị tổn thương, gãy rụng.
Nguyên nhân rụng tóc do bệnh lý
Những nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh xuất phát từ bệnh lý có thể kể đến như:
- Rụng tóc do viêm, nấm da đầu
Vi khuẩn, nấm làm tổn thương da đầu, teo nhỏ chân tóc từ đó khiến tóc gãy rụng. Hắc lào trên da đầu cũng dễ dàng để lại các thương tổn, khiến tóc rụng và khó phục hồi.
- Rụng tóc do nội tiết tố
Nội tiết tố có thể ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của tóc. Khi nội tiết tố bị suy yếu, rối loạn sẽ khiến tóc khô, cứng và rụng nhiều. Tuy vậy, đây là nguyên nhân thường gặp và không nguy hại.
Tóm lại, bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên chưa thể khẳng định chắc chắn trẻ sơ sinh bị rụng tóc có nguy hiểm không. Tốt nhất, cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện khác biệt của trẻ và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để nhận sự hỗ trợ từ phía chuyên gia.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc phải làm sao?
Khi mẹ thấy xuất hiện dấu hiệu trẻ bị rụng tóc thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số cách thức thường được sử dụng với trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh như:
Chăm sóc tại nhà
Những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ cũng là nguyên nhân khiến rụng tóc hoặc làm tình trạng này trầm trọng hơn. Việc cha mẹ có kiến thức về vấn đề này sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, ngăn bệnh tái phát.
Một số cách chăm sóc trẻ bị rụng tóc tại như sau:
- Thường xuyên gội, chải đầu, vệ sinh da đầu cho trẻ. Lưu ý, cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.
- Nếu thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi, da đầu ướt cần nhanh chóng lau khô cho bé.
- Vào những ngày ấm áp, cha mẹ không cần đội mũ cho trẻ.
- Cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho trẻ, chú trọng hơn vào những thực phẩm bổ sung vitamin, kẽm, sắt…
- Không để trẻ nằm một tư thế quá lâu, nên sử dụng gối đầu bằng vải trơn, mền…
- Cho trẻ ngủ đủ giấc. Với trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi nên ngủ khoảng 14 – 17 tiếng/ngày. Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi nên ngủ khoảng 12 – 15 tiếng/ngày.
- Cha mẹ không nên bao bọc bé quá mức, đến tháng thứ 3 có thể cho trẻ ra ngoài. Nên cho trẻ có cơ hội thích nghi với môi trường bên ngoài. Điều này giúp trẻ cứng cáp hơn và tự hấp thụ vitamin D tự nhiên.
Phương pháp chăm sóc tại nhà chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ và không xuất phát từ bệnh lý. Chăm sóc tại nhà không có tác dụng điều trị. Cha mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này cho con như một cách hỗ trợ, giúp chữa bệnh hiệu quả hơn.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nên ăn gì, kiêng gì
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đã ăn dặm bị rụng tóc:
- Cha mẹ cầm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ.
- Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, kẽm, sắt… nên được bổ sung nhiều hơn. Ví dụ như tôm, cua, các loại hạt, lòng đỏ trứng…
- Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi cho trẻ.
Mẹ cho con bú cũng cần quan tâm hơn chế độ dinh dưỡng của mình. Một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng mẹ cho con bú cần chú ý:
- Mẹ cho con bú cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Mẹ nên chú trọng hơn những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin, canxi như hải sản, rau xanh, các loại đậu…
- Mẹ cho con bú cần tránh tuyệt đối việc sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
- Mẹ nên cho bé bú khoảng 1.200 đến 1.400ml sữa mỗi ngày. Bé mới sinh cần trên dưới 50ml sữa/ngày. Bé dưới 2 tháng tuối có thể bú 80 – 150ml sữa/cữ, 3 – 5 cữ/ngày. Bé từ 2 – 6 tháng cần bú 120 – 180ml sữa/cữ, 5 cữ/ngày. Bé từ 6 tháng – 1 tuổi có thể bú nhiều hơn một chút, khoảng trên dưới 200ml sữa/cữ, 3 – 4 cữ/ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt vừa thúc đẩy việc điều trị rụng tóc vừa đảm bảo các hoạt động sống của bé được diễn ra thuận lợi.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Thông thường, các dấu hiệu rụng tóc ở trẻ sẽ giảm dần sau khi trẻ đạt 8 tháng tuổi trở lên. Nếu sau giai đoạn này, tóc trẻ vẫn còn rụng nhiều thì có thể trẻ đang mắc bệnh chứ không còn là rụng tóc máu tự nhiên.
Một số vấn đề gây ra rụng tóc trẻ trong trường hợp này như:
- Thiếu máu
- Còi xương
- Nội tiết tố không ổn định
Khi đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến kiểm cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trường hợp trẻ bị viêm nhiễm, nấm da đầu thì phụ huynh cũng không nên tự ý chữa trị, mua thuốc cho trẻ. Sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ còn kém có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm hoặc tình trạng kháng thuốc từ sớm.
Ngoài ra, nếu để lâu diện tích vùng tổn thương có xu hướng lan rộng ảnh hưởng đến cấu trúc da đầu và quá trình mọc tóc sau này của trẻ.
Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị rụng tóc. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, chỉ cần một số tác động nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có các dấu hiệu rụng tóc bất thường.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!