Ho Về Đêm Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Tình trạng ho về đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ còn là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn… Vậy, nguyên nhân ho nhiều về đêm là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ho về hiệu quả ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về bệnh và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Ho về đêm là bệnh gì?

Ho là triệu chứng xảy ra tại đường hô hấp, là phản xạ của cơ thể nhằm loại bỏ chất dịch, đờm do phế quản, phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài như bụi, phấn hoa…. Ngoài ra, ho cũng có thể xảy ra khi khi môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường hoặc do chất gây dị ứng…

Ho về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh
Ho về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh

Ho nhiều về đêm là hiện tượng cơn ho kéo dài, liên tục về đêm khi ngủ. Tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, đau nhức. Nhiều người bệnh không ho ban ngày chỉ ho về đêm. Bởi, ban ngày là thời điểm cơ thể vận động các chất nhầy dễ dàng tiết ra ngoài. Nhưng khi về đêm, cơ thể ngừng hoạt động các chất nhầy ứ đọng, kích ứng cổ họng và gây ho. 

Ho nhiều về đêm cảnh báo cơ thể với một số bệnh lý về đường hô hấp. Dưới đây là 1 số bệnh lý có thể gặp phải: 

Bệnh lý gây ho về đêm ở người lớn

Ở người lớn, ho về đêm thường xuyên ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh khó chịu mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Bệnh lý gây ho nhiều về đêm ở người lớn có thể gặp phải như: 

  • Viêm xoang: Khi bị viêm xoang, tăng tiết dịch nhầy làm tắc nghẽn xoang và khi ngủ dịch nhầy sẽ có xu hướng chảy xuống cổ họng. Sự ứ đọng dịch nhầy gây kích ứng cổ họng và phát sinh cơn ho kéo dài về đêm. 
  • Hen phế quản, hen suyễn: Ho nhiều về ban đêm có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hen phế quản, hen suyễn. Tình trạng viêm mạn tính ở đường thở dẫn đến co thắt phù nề và tăng tiết dịch nhầy gây ho và cơn ho thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Kèm theo đó người bệnh thấy khó thở và thở khò khè.
  • Viêm, nhiễm trùng đường hô hấp: Bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… khiến ho, dai dẳng lâu ngày không khỏi.
  • Ngoài ra, tình trạng ho nhiều về đêm cũng là dấu hiệu của bệnh lý như lao phổi, ho gà, trào ngược dạ dày thực quản…
Bệnh lý về đường hô hấp gây ra tình trạng ho nhiều về đêm
Bệnh lý về đường hô hấp gây ra tình trạng ho nhiều về đêm

Bệnh lý ho về đêm ở trẻ em

Về đêm các chất nhầy, đờm ứ đọng cổ họng gây nghẹt thở và gây ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé. Trẻ bị ho về đêm là triệu chứng của bệnh lý như:

  • Cảm lạnh, cảm cúm: Ho là một trong những dấu hiệu quả bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Khi về đêm dịch mũi và chất nhầy đề tăng, chảy xuống cổ họng và gây ho cho bé. Bên cạnh đó trẻ gặp các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, sốt,…
  • Trào ngược dạ dày: Van dạ dày ở trẻ thường chưa tốt, khi bé ăn quá nhiều, hay ăn sát giờ đi ngủ, lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Tình trạng gây kích ứng niêm mạc cổ họng và gây ho với các cơn ho sặc sụa, ho kèm nôn trớ.
  • Hen suyễn: Bệnh hen suyễn khiến đường thở của bé bị thu hẹp, nghẹt thở và dễ bị kích ứng gây ho đặc biệt về đêm. Bên cạnh đó, trẻ kèm theo triệu chứng như khó thở, thở rít, mệt mỏi, khó ngủ, đau thắt ngực.
  • Viêm mũi xoang ở trẻ: Viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi, dịch nhầy tràn xuống họng gây kích ứng họng. Cổ họng bị kích ứng dẫn đến ho, hen và nôn trớ trẻ khi ho nhiều.

Khi bị ho về đêm kéo dài  kèm theo triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần đi thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ho về đêm?

Ho nhiều về đêm ngoài nguyên nhân chính là do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp còn có các nguyên nhân bên ngoài khác. Dưới đây là 1 số nguyên nhân gây nên tình tạng ho nhiều về đêm: 

  • Tư thế ngủ: Khi ngủ, người bệnh không gối đầu hoặc tư thế nằm đầu thấp làm chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng gây kích ứng và ho.
  • Chất gây dị ứng: Tác nhân dị ứng trong môi trường như phấn hoa, lông thú, chất độc hại… kích thích cổ họng và gây ho. 
  • Nhiệt độ thấp: Về đêm, nhiệt độ xuống thấp cùng thời tiết thay đổi thất thường khiến cổ họng khô, dễ bị kích ứng gây ho
  • Thiếu sắt: Khi bị thiếu sắt khiến cổ họng người bệnh sưng và bị kích ứng gây ho 
  • Tác dụng phụ thuốc: Một số thuốc Tây như thuốc tăng huyết áp, khi sử dụng gây tác dụng phụ là ho về đêm, ho nặng tiếng ho khan
Tác dụng phụ thuốc gây ra hiện tượng ho nhiều về đêm
Tác dụng phụ thuốc gây ra hiện tượng ho nhiều về đêm
  • Đường hô hấp có dị vật: Trong đường hô hấp có dịch vật gây khó thở nhưng không sốt, ho sặc sụa, mặt tái đi. Cần phát hiện sớm loại bỏ dị vật đặc biệt ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý nhận biết dấu hiệu 
  • Phòng ngủ không sạch sẽ: Phòng ngủ không sạch sẽ không thoáng, có nhiều bụi, nấm mốc. Bên cạnh đó, ngủ phòng điều hòa nhiệt độ thấp, không khí khô cũng là nguyên nhân gây ho 

Dấu hiệu nhận biết ho về đêm

Ngoài hiện tượng ho kéo dài, dai dẳng về đêm, người bệnh còn triệu chứng đi kèm như: 

  • Ho nhiều dẫn đến mất ngủ
  • Ho sặc sụa và nôn trớ về đêm ở trẻ
  • Đau rát cổ họng
  • Người mệt mỏi, chán ăn
  • Đau tức ngực
  • Khó thở, thở khò khè
  • Khó nuốt, khàn tiếng nhẹ
  • Sút cân
  • Ho ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bện mà có triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, ho vào đêm kèm theo triệu chứng trên lâu ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ho.

Cách điều trị ho về đêm hiệu quả an toàn

Khi bị ho nhiều về đêm người bệnh cần chủ động điều trị dứt điểm để bệnh không biến chứng nặng hơn. Phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Bạn đọc có thể tham khảo cách điều trị ho dưới đây: 

Điều trị bằng thuốc Tây Y

Căn cứ vào bệnh lý gây ho mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm ho: Sử dụng thuốc giảm ho như Neocodion, Codepect, Rhumenol. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và ức chế các cơn ho hiệu quả, đặc biệt là ho nhiều về đêm
  • Thuốc kháng sinh: Một số thuốc kháng sinh trị ho người bệnh có thể tham khảo như: Roxithromycin, Penicillin, Amoxicillin… giúp tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn gây hại giảm cơn ho hiệu quả nhanh chóng. 
  • Thuốc long đờm: Sử dụng khi ho có đờm về đêm, tác dụng làm loãng đờm và dễ dàng tống đờm ra khỏi cơ thể. Người bệnh tham khảo sử dụng thuốc như: Acodin, Terpincod, Passedyl, Terpin,… 
Thuốc Acodin trị long đờm
Thuốc Acodin trị long đờm
  • Thuốc tiêu đờm: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tiêu đờm: Ambroxol, Acetylcystein, Bromhexin,… loại bỏ đờm và giảm độ đặc quánh của đờm. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý những tác dụng phụ hay gặp như buồn nôn, đau ngực, chóng mặt hoặc phát ban.
  • Thuốc chống viêm: Với tác dụng giảm viêm sưng, đau cổ họng, khai thông cổ họng khi bị ho. Người bệnh tham khảo một số loại thuốc như Alphachymotrypsin, Serrapeptase,… 
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Khi về đêm kèm theo sốt, đau đầu người bệnh nên sử dụng thuốc như: Paracetamol, Aspirin… giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
  • Ngoài ra, người bệnh sử dụng viên ngậm, siro ức chế cơn ho hiệu quả. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng hoặc sử dụng ngắt quãng dẫn đến nhờ thuốc và bệnh không được điều trị dứt điểm. 

Cách trị ho về đêm tai nhà

Bài thuốc dân gian sử nguyên liệu thảo dược tự nhiên điều trị hiệu quả an toàn. Người bệnh tham khảo biện pháp dưới đây được sử dụng phổ biến dưới đây: 

Sử dụng mật ong

Theo nghiên cứu, trong thành phần mật ong có chứa Guaifenesin, Dextromethorphan giúp giảm nhanh triệu chứng ho và đờm nhầy. Bên cạnh đó mật ong giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cơ thể và ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh. Do đó được nhiều người bệnh sử dụng giúp giảm cơn ho về đêm hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Trước khi ngủ bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất pha nước ấm giúp làm ấm, dịu cổ họng và giảm cơn ho hiệu quả. 
  • Ngoài ra bạn có thể kết hợp sử dụng mật ong gừng tươi, giấm táo hoặc quất giúp cơn ho nhanh chóng chấm dứt. 
Mật ong giúp trị ho hiệu quả
Mật ong giúp trị ho hiệu quả

Gừng chữa ho

Theo Đông y gừng (sinh khương) có tính ấm, tán phong hàn. Bên cạnh đó thành phần Gingerol có trong gừng giúp chống viêm, kháng khuẩn và oxy hóa mạnh, giảm ho, đau rát cổ họng, loãng đờm. 

Cách thực hiện:

  • Trước khi đi ngủ bạn nên sử dụng nước gừng pha với nước ấm, giúp làm ấm cơ thể và giảm cơn ho hiệu quả.
  • Ngoài ra bạn có thể kết hợp gừng với mật ong, chanh hoặc quế giúp cắt cơn ho nhanh chóng và tăng hương vị. 
Gừng có tác dụng giảm ho
Trị ho về đêm bằng gừng

Húng chanh giảm đau rát họng

Trong Đông Y húng chanh có tính ấm, phong hàn, sát khuẩn, ngoài ra thành phần carvacrol trong húng chanh tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp gây ho, ho khan, ho có đờm. Cách áp dụng như sau:

  • Húng chanh rửa sạch, ngâm nước muỗi loãng, thái nhỏ và cho vào chén
  • Sau đó thêm 2-3 thìa mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy khoảng 30 phút. 
  • Sử dụng khi còn ấm giúp điều trị cơn ho hiệu quả

Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp húng chanh với quất hoặc xông hơi thông mũi họng, hạn chế dịch, chất nhầy chảy xuống cổ họng gây kích ứng và ho về đêm. Khi xông hơi không chỉ giúp giảm ho còn giúp người bệnh thoải mái và ngủ ngon giấc hơn. 

Hung chanh kết hợp thảo dược khác giúp giảm đau rát họng
Hung chanh kết hợp thảo dược khác giúp trị ho nhiều về đêm

Ô mai mơ làm dịu cổ họng, dịu cơn ho

Ô mai mơ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và đau rát cổ họng. Cách áp dụng như sau:

  • Người bệnh ngậm trực tiếp chấm dứt cơn ho về đêm.
  • Hoặc cho ô mai mở hãm với nước sôi trong khoảng 15-20 sử dụng trước khi đi ngủ mang đến hiệu quả nhanh chóng.

Một số mẹo giảm ho nhiều về đêm

Bên cạnh sử dụng các bài thuốc, các cách giảm ho tại nhà cũng được mọi người sử dụng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể:

  • Làm ấm gan bàn chân: Nguyên nhân bị ho do cảm lạnh, trước khi đi ngủ nên xoa một ít dầu vào gan bàn chân giúp làm ấm cơ thể và hạn chế ho nhiều về đêm 
  • Nằm ngủ đúng thế: Bạn nên kê cao gối, hạn chế dịch và chất nhầy xuống cổ họng, cổ họng không bị kích ứng giảm cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó tư thế này giúp cổ họng luôn thông thoáng, mang đến cảm giác thoải mái cho người bệnh
  • Xông hơi tinh dầu thảo: Phương pháp này giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng cổ họng và giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó xông tinh dầu còn giúp cơ thể thư giãn người bệnh ngủ ngon hơn. Khi xông hơi nên giữ khoảng cách an toàn với mặt nước và để tránh gây kích ứng da. Bên cạnh đó nên hít sâu để thảo dược có thể len lỏi cổ họng khoang mũi
Xông hơi tinh dầu bằng thảo dược
Xông hơi tinh dầu bằng thảo dược
  • Chườm ấm cổ họng: Khi chườm ấm quanh cổ, giúp người bệnh thư giãn tốt, ngoài ra còn giúp kích thích tích cực đến cổ họng hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Trước khi đi ngủ, hoặc khi cơn họ xuất hiện bạn chỉ cần dùng khăn nhúng quan nước ấm và đặt lên cổ giúp giảm cơn ho nhanh chóng
  • Tư thế ngủ đúng cách: Ngủ đúng tư thế giúp đẩy đùi cơn ho hiệu quả. Người bệnh nên nằm một góc 45 độ so với mặt giường. Khi ngủ nên kê cao gối khi ngủ, tránh dịch mũi, chất nhầy ứ đọng cổ họng. Bên cạnh đó cổ họng thông thoáng giúp dễ thở, giảm ho về đêm và tránh tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản. 

Ho nhiều về đêm khi nào nên đi khám?

Hiện tượng ho nhiều về đêm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Tình trạng kéo dài khiến niêm mạc cổ họng bị kích ứng nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ khi ho về đêm kéo dài và kèm theo các triệu chứng: 

  • Ho có lẫn dịch đờm và mùi hôi khó chịu
  • Cơn ho kèm theo đau đầu, sốt, đau rát cổ họng
  • Cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực
  • Bệnh ho dai dẳng, tần suất ngày càng tăng
  • Bệnh không thuyên giảm khi sử dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà
  • Ho ra máu
Ho về đêm kèm ho ra máu,... người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ
Ho kèm ho ra máu người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, điều trị kịp thời đúng cách giúp bệnh nhanh khỏi.

Những lưu ý và phòng tránh ho về đêm

Giúp bệnh nhanh chóng khỏi và không bị tái phát người bệnh cần lưu ý: 

  • Súc miệng, súc họng bằng nước muối thường xuyên
  • Chế độ ăn hợp lý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, nên uống 2-2,5l nước/ ngày.
  • Giữ phòng luôn khô thoáng, không chứa chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, thuốc lá,…
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại
  • Không để điều hòa dưới 25 độ
  • Khi bị ho người bệnh cần hạn chế uống sữa, bởi sữa làm tăng chất dịch nhầy, đờm, khiến cơn ho dai dẳng lâu ngày không khỏi
  • Khi ho về đêm kéo dài, lâu ngày không thuyên giảm bạn nên đi thăm khám bác sĩ điều trị theo chỉ định

Bài viết là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu của ho về đêm. Khi bị ho kéo dài kèm theo triệu chứng bất thường người bệnh nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Đánh giá bài viết

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *