Thuốc Trị Ho Cho Bà Bầu Loại Nào Tốt Và Lưu Ý Khi Dùng?
Nội dung bài viết
Các nhóm thuốc trị ho cho bà bầu đảm bảo hiệu quả mà an toàn cho thai nhi luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vậy, thuốc ho cho bà bầu loại nào tốt và có lưu ý gì khi sử dụng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Thuốc trị ho cho bà bầu loại nào tốt?
Khi mang thai, sức khỏe của người mẹ nhạy cảm hơn bình thường do nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng suy giảm. Cơ thể bà bầu rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp với các triệu chứng ho, viêm đau họng, sốt,…
Sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu là một cách những cách các mẹ cần làm ngay để giảm những triệu chứng ho, viêm đau họng, sốt… cũng như ngăn ngừa các ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bị ho khi mang thai nên uống thuốc gì? – Vấn đề này phụ thuộc và nhiều yếu tố, cơ địa của mẹ, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ho,… bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc phù hợp và an toàn.
Thuốc ho khi mang thai bằng mẹo dân gian tại nhà
Trong giai đoạn mới chớm của bệnh, bà bầu nên lựa chọn các bài thuốc dân gian lành tính điều trị tại nhà. Cách chữa này tương đối lành tính, an toàn cho sức khỏe sản phụ và thai nhi. Một số cách chữa phổ biến gồm:.
Thuốc trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu với mật ong
3 tháng đầu là thời kỳ thai nhi dần hình thành, cần sự phát triển ổn định. Do đó, bà bầu cần bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa việc dùng thuốc trong giai đoạn này. Khi có biểu hiện của ho hoặc các bệnh lý đường hô hấp, bà bầu nên sử dụng ngay bài thuốc từ mật ong để giảm bệnh hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Cắt đôi tắc, thêm mật ong và chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Sử dụng phần nước mỗi ngày 2-3 lần trong nhiều ngày để có hiệu quả
- Cách 2: Cho lượng mật ong vừa đủ vào bên trong quả lê (đã được khoét bỏ hạt và phần núm). Hấp trong khoảng 20 phút, bà bầu nên ăn cả nước lẫn cái để tăng hiệu quả
Trị ho cho bà bầu giữa thai kỳ bằng lá tía tô
Thời kỳ này, cả thai nhi và sản phụ đều cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh. Nếu bị ho bà bầu có thể sử dụng bài thuốc với lá tía tô chết biến thành các món ăn, vừa giúp giảm ho vừa có tác dụng an thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: lá tía tô (8g); trần bì (6g); hương phụ (8g); cam thảo (4g)
- Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm sắc thuốc
- Sắc thuốc, uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần uống sáng – tối
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng tía tô cùng với cháo, vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa giảm các triệu chứng ngứa họng, ho khan, khàn tiếng rất tốt.
Cách trị ho cho bà bầu cuối thai kỳ bằng rau diếp cá
Trong những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu càng phải cẩn thận với triệu chứng ho cũng như lựa chọn các bài thuốc trị ho an toàn. Mẹo trị ho với rau diếp cá tương đối an toàn, ngoài ra còn rất tốt cho tiêu hóa của bà bầu. Hỗ trợ bà bầu ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé phát triển khỏe mạnh
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch rau diếp cá, ngâm với nước muối loãng khoảng 10-15 phút cho sạch hoàn toàn
- Giã nhuyễn rau diếp cá (không xay nhuyễn)
- Thêm phần rau diếp cá đã giã vào bát cùng với 1 bát nước vo gạo
- Đun sôi khoảng 15 phút
- Chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống nhiều ngày để thấy được hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bà bầu gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng, có thể tăng lượng nước vo gạo hoặc đổi thành nước vo gạo đặc hơn.
Bà bầu bị ho uống thuốc gì?
Trong trường hợp bà bầu bị ho nặng, ho có đờm xanh, đờm vàng, gây ra bởi các nhóm vi khuẩn, virus đường hô hấp, bà bầu cần đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc trị ho cho bà bầu phải được kê bởi những bác sĩ có chuyên môn với liều dùng thích hợp và an toàn với phụ nữ mang thai. Trong quá trình sử dụng mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe. Một số nhóm thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc kháng sinh: Kê trong trường hợp ho do nhiễm khuẩn, phòng tránh bội nhiễm. Một số kháng sinh tương đối an toàn cho bà bầu như kháng sinh nhóm Penicillin (Penicillin; Amoxicillin; Ampicillin); kháng sinh nhóm Macrolid như Erythromycin,…sẽ được kê trong trường hợp nặng hoặc dị ứng với Penicillin
- Thuốc ho Prospan cho bà bầu: Chỉ định trong trường hợp bà bầu bị ho do viêm họng, ho khan, ho có đờm. Thuốc được sử dụng ít nhất 7 ngày, sau khi các triệu chứng thuyên giảm, bà bầu nên dùng thêm 2-3 ngày để bệnh khỏi hoàn toàn.
- Kẹo ngậm ho cho bà bầu: Các sản phẩm này được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mẹ và đứa bé. Trong thành phần kẹo ngậm ho thường có hoạt chất như Dextromethorphan, menthol, bạc hà, mật ong,…giảm các triệu chứng ho hiệu quả
- Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Súc miệng, rửa mũi hàng ngày làm sạch cổ họng, giảm ho
- Thuốc bổ, vitamin: Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giúp bà bầu nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ăn uống đầy đủ để đứa trẻ phát triển ổn định.
Các nhóm thuốc trị ho cho bà bầu nguồn gốc Tây y có thể đem lại hiệu quả điều trị nhanh, sau vài ngày sử dụng thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nếu bà bầu sử dụng không đúng liều lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, người mẹ phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thuốc trị ho cho bà bầu bằng Đông y
Phương pháp trị ho bằng Đông y cũng được nhiều bà bầu lựa chọn bởi tính an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Các bài thuốc trị ho cho bà bầu theo phương pháp Đông y có tác dụng làm giảm các triệu chứng ho lâu ngày, ho có đờm, khàn tiếng, ho do viêm họng, viêm phế quản. Ngoài ra, còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Một số bài thuốc Đông y bà bầu có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g kha tử; 8g cam thảo; 12g cát cánh. Thêm khoảng 500ml nước, sắc thuốc đến khi còn phân nửa nước. Mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần sáng – tối
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị quả la hán; cát cánh; cát cánh; lá tỳ bà; na sâm sa mỗi loại 100g. Sắc thuốc trong vòng 24h, sử dụng mỗi ngày 2 lần sáng-tối
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị ½ quả la hán; 6g trần bì; 100g thịt lợn nạc. Luộc trần bì, cạo bỏ phần trắng bên trong rồi nấu cùng thịt nạc, quả la hán. Đun đến khi thịt chín, vớt bỏ phần bã, chỉ sử dụng phần thịt lợn và nước
- Bài thuốc 4: Chuẩn bị 12g bách bộ; 12g ý dĩ; 12g mạch môn đông; 12g bách hợp; 12g bạch phục linh; 6g tang bạch bì; 6g sa sâm; 6g địa cốt bì. Đem các nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày thay nước lọc.
Hiệu quả của các bài thuốc này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Bà bầu cũng có thể đến các trung tâm đông y uy tín để được thăm khám và gia giảm các vị thuốc phù hợp nhất với cơ địa của mình, đảm bảo điều trị hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người mẹ suy giảm do đó, tình trạng ho rất dễ xảy ra do các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Tuy bệnh này không nguy hiểm, có thể khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được điều trị đúng cách. Trong quá trình sử dụng các nhóm thuốc trị ho cho bà bầu, cần lưu ý như sau:
- Các mẹo dân gian chỉ phù hợp với chứng ho mới khởi phát, diễn tiến nhẹ, bà bầu không nên lạm dụng nếu bệnh nặng
- Không được tự ý sử dụng các nhóm thuốc Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bà bầu cần đi khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ
- Không đổi thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị
- Các bài thuốc Đông y hay bài thuốc dân gian hiệu quả tương đối chậm do đó cần kiên trì sử dụng đủ liều một thời gian dài
- Thường xuyên súc miệng, rửa mũi với nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng ho
- Mang mặc trang phục phù hợp với thời tiết, giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ họng khi thời tiết thay đổi
- ĐIều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C
- Hạn chế các đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị
- Uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước ép hoa quả, hạn chế uống nước đá thường xuyên
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh trong thời kỳ mang thai.
Trên đây là một vài nhóm thuốc trị ho cho bà bầu thông dụng hiện nay. Tuy nhiên, bà bầu không được tự ý sử dụng thuốc mà nên đến các cơ sở y tế để được điều trị bằng phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Kết hợp với phương pháp điều trị chính của bác sĩ, bà bầu nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống sao cho đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả điều trị.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!