Cách Chữa Ho Cho Bé Khi Ngủ Hiệu Quả – Ngon Giấc Hơn
Nội dung bài viết
Hiện tượng trẻ bị ho khi ngủ khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé còn là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp. Do đó cha mẹ cần chú ý và có cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, đúng cách.
Nguyên nhân trẻ bị ho khi ngủ
Ho về đêm khi ngủ là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường ho là phản ứng của đường hô hấp nhằm đẩy các chất kích thích, các vật cản ra khỏi đường thở. Trẻ bị ho khi ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của các bé. Ngoài ra, ho về đêm cảnh báo cha mẹ với các bệnh lý hô hấp nguy hiểm không thể coi thường ở trẻ .
Dưới đây là 1 số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho khi đi ngủ mà cha mẹ cần biết để có phương pháp xử lý phù hợp.
- Nhiệt độ xuống thấp: Về đêm, nhiệt độ xuống thấp cùng thời tiết thay đổi thất thường khiến cổ họng khô, dễ bị kích ứng gây ho, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bên cạnh đó nhiệt độ điều hòa thấp dưới 25 độ dẫn đến hiện tượng ho ở bé khi ngủ
- Do dị ứng: Trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như môi trường độc hại, phấn hoa, lông thú,… gây ho và ho về đêm ở trẻ. Khi bị ho do dị ứng sẽ kèm theo những triệu chứng khác như hắt hơi, sưng, đau rát vòm họng, ngứa mắt,…
- Viêm họng: Ho là triệu chứng của bệnh viêm họng, khiến trẻ thường bị ho về đêm. Ngoài ra, trẻ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ngứa rát cổ họng, sốt,…
- Bệnh viêm xoang: Khi bị viêm xoang sẽ tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt mũi. Vào ban đêm, dịch nhầy chảy xuống cổ họng khiến cổ họng bị kích ứng cổ họng bị ngứa và gây ho
- Trào ngược dạ dày, thực quản: Hiện tượng trào ngược dạ dày cũng gây ho. Triệu chứng này xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều trước khi ngủ, khiến lượng thức ăn chưa tiêu hóa hết làm tăng nguy cơ trào ngược kích ứng niêm mạc cổ họng và gây ho.
- Thiếu sắt: Khi trẻ bị thiếu sắt khiến cổ họng sưng và bị kích ứng gây ho khan cho bé về đêm.
- Nguyên nhân khác: Ho cho trẻ là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, ho gà, cảm cúm, viêm phế quản,… Nhiều trường hợp, bé bị ho do dị vật đường thở, phòng ngủ nhiều bụi, không khí khô, bé ăn tối quá no hoặc ăn quá muộn…
Tìm hiểu chính xác nguyên nhân khiến bé bị ho về đêm sẽ giúp cha mẹ có cách trị ho khi ngủ cho bé hiệu quả. Trường hợp bé ho liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo quấy khóc, mệt mỏi, sốt, bỏ ăn… cha mẹ nên đưa con đi thăm khám. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ho.
Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả
Bé bị ho khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, còn khiến bé mệt mỏi, chán ăn và chậm lớn. Cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng yếu nên việc điều trị ho đặc biệt chú ý đến yếu tố an toàn. Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Dưới đây là cách chữa ho cho bé khi ngủ an toàn hiệu quả:
Cách trị ho vào ban đêm cho trẻ bằng thuốc Tây
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi và mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên cha mẹ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc.
- Thuốc giảm ho: Thuốc tác dụng làm dịu, không bị đau rát cổ họng và giảm ho hiệu quả. Mẹ nên dùng thuốc dạng siro như ho Prospan, Bổ phế Nam Hà, Siro ho Bảo Thanh,… thành phần thuốc ho tự nhiên không gây tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng
- Thuốc kháng sinh: Cha mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh và chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc tiêu đờm: Khi trẻ ho có đờm nên sử dụng thuốc tiêu đờm như Bromhexin, Acemuc, N-acetylcystein,… Thuốc giúp đẩy đờm nhầy ra ngoài bằng phản xạ ho dễ dàng.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm giúp chống viêm và giảm hiện tượng sưng, đau rát cổ họng. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đơn thuốc được kê dựa trên tình trạng bệnh, số cân nặng của trẻ… Bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh và kháng viêm khi bé bị ho do viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn mũi họng,…
Do đó cha mẹ không tự ý lấy đơn thuốc cũ để mua thuốc cho bé sử dụng khi ốm. Bởi sử dụng kháng sinh, kháng viêm không đúng bệnh không những không khỏi mà còn gây biến chứng nặng, có thể gây nguy cơ tử vong ở bé.
Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng mẹo dân gian
Một số thảo dược dân gian có thể giúp giảm nhẹ tình trạng ho về đêm của trẻ. Mẹ có thể tham khảo cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng một số bài thuốc dân gian như:
Nước vo gạo với diếp cá
Trong nước vo gạo và diếp cá đều có thành phần kháng sinh tự nhiên giúp điều trị ho cho bé hiệu quả an toàn. cách thực hiện như sau:
- Mẹ sử dụng khoảng 5-10 lá diếp cá được rửa sạch, xay nhuyễn.
- Sau đó cho vào nước vo gạo và đun sôi khoảng 20 phút.
- Để nguội lọc lấy nước, cho bé uống mỗi ngày.
Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, bé sẽ đi ngoài lỏng nhưng đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không phải lo lắng. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế đồ ăn tanh và bổ sung nhiều nước cho bé
Sử dụng nghệ tươi trị ho về đêm cho trẻ
Trong nghệ chứa thành phần curcumin, cacbua terpenic và các chất khách giúp kháng khuẩn, chống viêm đẩy lùi triệu chứng đau họng, ho khan, ho có đờm về đêm. Mẹ sử dụng nghệ với thảo dược khác giúp bé giảm ho khi ngủ hiệu quả theo các cách sau:
- Nghệ kết hợp đường phèn: Mẹ nên sử dụng nghệ được giã nhuyễn thêm ít nước lọc, đường phèn vào bát và hấp cách thủy khoảng 7-20 phút. Cho bé sử dụng khi còn nóng uống 2 lần/ngày.
- Nghệ kết hợp mật ong: Nghệ rửa sạch, xay nhuyễn, sau đó với mật ong. Chắt lấy nước và cho bé sử dụng 2-3 lần/ ngày. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng cho bé trên 1 tuổi tránh đây ngộ độc
- Nghệ và trầu không: Nghệ và trầu không rửa sạch xay nhuyễn và cho vào bát nước sôi để nguội. Chắt lấy nước và cho bé sử dụng giúp bé giảm ho hiệu quả
Củ cải trắng chữa ho khi ngủ cho bé
Theo Đông y củ cải có tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp điều trị ho hiệu quả. Mẹ có thể thực hiện 1 số cách sau để giúp giảm ho cho trẻ khi ngủ:
- Uống nước củ cải: Củ cải rửa sạch, thái hạt lựu, sau đó cho và nồi đun sôi khoảng 15 phút. Để nguội chắt lấy nước cho bé sử dụng nhiều lần trong ngày. Uống thường xuyên hiện tượng ho và ho về đêm sẽ giảm giúp bé ngủ ngon giấc.
- Củ cải kết hợp gừng và mật ong: Củ cải gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu và ép lấy nước. Gừng thái lát và nước ép củ cải cho đun sôi khoảng 10 phút, sau đó cho mật ong. Mẹ cho bé sử dụng hằng ngày giúp điều trị cơn ho hiệu quả. Với phương pháp này dùng cho bé trên 1 tuổi, tránh bị ngộ độc.
- Củ cải đường phèn: Củ cải rửa sạch và thái sợi và cho lọ thủy tinh chứa đường phèn, đậy kín nắp. Sau một đêm, mẹ cho con sử dụng trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
Lưu ý: Tùy vào nguyên nhân gây ho mà có cách trị ho khác nhau cho bé. Nhưng dù dùng phương pháp nào thì cần đảm bảo an toàn và điều trị bệnh hiệu quả
Cách giảm ho cho bé khi ngủ mẹ nên làm
Đối với trẻ nhỏ, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn phương pháp giúp chữa ho cho bé an toàn. Do đó để hạn chế tình trạng ho cho bé khi ngủ, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Dùng nước muối rửa sạch mũi họng: Buổi tối trước khi ngủ, cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng để rửa mũi họng cho bé. Việc làm này giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm đờm, mang đến cảm giác thoải mái, ít ho bé ngủ ngon giấc hơn.
- Ngâm chân bé bằng nước gừng: Đây là một trong những bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến. Mẹ nấu nước gừng, để nước ấm và cho bé ngâm chân khoảng 10-15 phút. Trong quá trình ngâm chân, mẹ nên kèm massage nhẹ nhàng cho con giúp bé dễ chịu, không bị ho.
- Xoa dầu nóng vào gan bàn chân: Nhiệt độ xuống thấp dẫn đến bé bị ho về đêm. Do đó trước khi đi ngủ, mẹ xoa một chút dầu vào gan bàn chân, giúp giảm ho hiệu quả về đêm. Ngoài ra, mùa đông mẹ nên giữ ấm cổ, không bị nhiễm lạnh.
- Không cho bé ăn sát giờ ngủ: Mẹ nên cho bé ngủ sau khi ăn 1h, nếu mẹ cho bé ngủ sau khi ăn sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản và gây ho
- Kê cao gối cho bé khi ngủ: Khi đầu được kê cao lên, tránh dịch mũi, đờm nhầy ứ đọng ở họng, hô hấp thông thoáng giúp bé dễ thở và giảm hiện tượng ho. Bên cạnh đó kê cao gối cho bé sẽ tránh được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Cách phòng tránh bị ho về đêm cho bé
Ngoài cách chữa ho cho bé khi ngủ, cha mẹ nên lưu ý để giúp bé phòng tránh không bị ho và ho về đêm như:
- Luôn giữ không gian sống của bé được thông thoáng, không chứa chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, bụi, khói thuốc,…
- Không để nhiệt độ điều hòa dưới 25 độ
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi ngủ
- Cho trẻ bú thường xuyên, uống nhiều nước, nước ép trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
- Đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi có khi ho lâu ngày không khỏi, ho kèm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè, chán ăn, ho ra máu,… để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chữa ho cho bé khi ngủ mà các bậc cha mẹ cần biết. Nếu trẻ bị ho về đêm kéo dài kèm theo các vấn đề bất thường về sức khỏe hãy đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!