Ho kéo dài trên 3 tuần – Coi chừng bệnh nguy hiểm!

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ chất nhầy, dị vật, chất độc hại từ đường thở. Tuy nhiên ho kéo dài trên 3 tuần lại là báo động đỏ cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể phải đối mặt. Hãy theo dõi bài viết sau để nhận thấy mối nguy hiểm từ tình trạng ho kéo dài và có cách điều trị hiệu quả.

Ho kéo dài trên 3 tuần nguyên nhân do đâu?

Thời gian ho trên 3 tuần tức lúc này bệnh đã chuyển biến sang thể nặng khó chữa trị và dễ tái phát. Thông thường tình trạng này có thể do trong giai đoạn khởi phát, bệnh nhân điều trị sai cách, quá lạm dụng thuốc hoặc điều trị không đủ liều dẫn tới cơ thể bị nhờn thuốc, kháng thuốc. 

Nguyên nhân gây ho kéo dài trên 3 tuần
Nguyên nhân gây ho kéo dài trên 3 tuần

Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh khác như sau:

  • Thời gian ho từ 3 – 8 tuần, được gọi là ho bán cấp tính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do đường hô hấp bị nhiễm khuẩn; bị virus tấn công, vi khuẩn xâm nhập , viêm xoang, hen phế quản,…
  • Thời gian ho từ 8 tuần trở lên có thể do bị chảy dịch mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lao, ung thư phổi,… 

Khi ho kéo dài mặc dù đã sử dụng thuốc đặc trị triệu chứng mà không khỏi, người bệnh cần nhanh chóng đi khám chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân. Bởi khi thời gian ho trên 3 tuần có thể là cảnh báo sớm của các bệnh lý nguy hiểm của đường hô hấp.

Ho kéo dài trên 3 tuần cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Hầu hết những cơn ho kéo dài dưới 3 tuần là triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu tình trạng ho tiếp tục kéo dài dai dẳng có thể cảnh báo bệnh lý sau đây:

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.
  • Viêm phổi: Những cơn ho khan liên tiếp, dai dẳng đặc biệt vào ban đêm chính là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi. 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Ho dai dẳng kèm theo khó thở, tức ngực, thở dốc, thở khò khè là triệu chứng của bệnh COPD người bệnh cần hết sức cảnh giác. 
  • Hen suyễn: Thời gian ho trên 8 tuần kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, thở rít, khò khè là những biểu hiện ban đầu của chứng bệnh hen suyễn. Những cơn ho liên quan tới bệnh hen suyễn thường xuất hiện theo mùa, hoặc khi người bệnh tiếp xúc với lạnh, bụi bẩn, không khí khô, phấn hoa, nước hoa,…
Ho kéo dài dai dẳng
Ho kéo dài dai dẳng cảnh báo những bệnh lý vô cùng nguy hiểm
  • Lao phổi: Bệnh nhân bị ho khan kéo dài trên 3 tuần, bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân đột ngột là cảnh báo sớm của bệnh lao phổi. 
  • Giãn phế quản: Phế quản bị giãn đồng thời đường hô hấp sẽ mất khả năng thanh lọc, thải ra chất nhầy khiến họng bị viêm nhiễm cao hơn. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết, ho kéo dài trên 3 tuần kèm chất nhầy màu vàng hoặc xanh, cơ thể suy nhược, mệt mỏi là những dấu hiệu cảnh báo giãn phế quản, có thể dẫn tới các vấn đề y tế nghiêm trọng khác. 
  • Ung thư phổi: Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị ho do hút thuốc lá lâu năm. Triệu chứng gặp phải đó là ho kéo dài mặc dù đã bỏ thuốc, ho kèm theo máu. 
  • Áp xe phổi: Khi ho nhiều, các mô xung quanh phổi bị tổn thương và viêm nhiễm, xuất hiện mủ. Nếu người bệnh không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng phổi, hoại tử hạt dẫn tới tử vong.

Ngoài ra khi ho kéo dài còn có thể dẫn tới tình trạng động thai, sinh non ở mẹ bầu; sa sinh dục, đái són. Với những người bị loãng xương, những cơn ho quằn quại sẽ làm gãy xương sườn; người đang điều trị bệnh bằng thuốc chống đông máu có thể bị tụ máu thành bụng vô cùng nguy hiểm.

Cách chữa ho kéo dài 3 tuần

Để có thể chữa ho kéo dài trên 3 tuần đòi hỏi người bệnh phải chủ động tới cơ sở Y tế thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể. Bác sĩ sẽ dựa theo thể trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa mỗi người để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Chữa theo Tây y

Sử dụng thuốc tân dược có thể nhanh chóng đẩy lùi những cơn ho kèm những triệu chứng kèm theo. Dưới đây là 1 số nhóm thuốc trị ho được sử dụng trong điều trị ho lâu ngày:

  • Chữa ho khan, ho gió kéo dài: Để cắt những cơn ho khan do dị ứng hoặc do kích ứng các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamin – Chlorpheniramine, Desloratadine, Promethazine, Alimemazin, Dextromethorphan…. Thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, dễ gây buồn ngủ, đẩy lùi ho vào ban đêm. Ngoài ra, ho khan gây mất sức, kiệt sức các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dẫn xuất opioid. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn ngủ, chống chỉ định với trẻ nhỏ.
Chữa ho bằng Tây y
Chữa ho bằng Tây y
  • Thuốc làm long đờm: Trường hợp ho có đờm kèm theo dịch nhầy đặc, các bác sĩ sẽ kê thuốc long đờm giúp cơ thể có thể tống đờm ra ngoài dễ dàng qua phản xạ ho, khạc. Carboxystein, Acetylstein, Terpin Hydrat, Natri benzoat… là một số loại thuốc giúp đánh tan đờm nhanh chóng. 
  • Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Sau khi chẩn đoán nguyên nhân gây ho, các bác sĩ có thể chỉ định dùng theophylin làm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí, giảm cơn ho, khó thở. 
  • Thuốc chữa ho do hen suyễn: Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị theo phác đồ bệnh hen suyễn. Một số loại thuốc có thể được kê toa bao gồm: glucocorticoid dạng hít như budesonide hoặc beclomethasone.
  • Một số loại thuốc khác: Siro trị ho được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, một số loại viên nang chứa tinh dầu bạc hà như menthol, eucalyptol có tác dụng sát trùng đường hô hấp, giảm ho hiệu quả. 

Lưu ý: Liều lượng thuốc cần tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Người bệnh cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Người bệnh TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng thuốc trị ho kết hợp thuốc long đờm cùng 1 thời điểm. Khi lượng đờm tiết ra nhiều nhưng phản xạ ho lại giảm đi sẽ khiến người bệnh không thể tống đờm ra ngoài, có thể gây nghẽn đường thở.

Áp dụng mẹo chữa ho dân gian

Khi ho kéo dài trên 3 tuần, người bệnh có thể áp dụng thêm một số mẹo chữa ho dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh mát họng, tiêu đờm, giảm ho. 

Mật ong ngâm chanh đào: Bài thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho hiệu quả trong trường hợp bị ho có đờm, ho khan. Cách thực hiện như sau:

Bài thuốc chữa ho kéo dài
Bài thuốc chữa ho kéo dài bằng chanh đào ngâm mật ong
  • Chanh đào rửa sạch, để ráo nước sau đó thái miếng theo chiều ngang.
  • Lần lượt cho từng lớp chanh vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng trước đó, mỗi lớp chanh là một lớp mật ong cho tới khi hết.
  • Đậy nắp và ngâm trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày uống từ 2 – 3 thìa cà phê nước cốt sẽ giảm chứng ho nhanh chóng.

Lưu ý: Bài thuốc không sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo: Trong Đông y, rau diếp cá có vị cay, tính mát nên được đánh giá là thần dược điều trị ho khan, ho gió lâu ngày không khỏi, đặc biệt an toàn cho cả trẻ nhỏ.  Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, rửa sạch rồi giã nhuyễn. 
  • Cho thêm 1 bát nước vo gạo vào, sau đó đun sôi khoảng 20 phút rồi đổ ra chén uống.

Nên sử dụng khi còn nóng để phát huy hết tác dụng. Trẻ nhỏ có thể chỉ uống nước cốt, còn người lớn nên ăn cả cái để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. 

Bài thuốc sử dụng giấm táo: Giấm táo chứa lượng acid acetic cao có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp. Acid của giấm táo hoạt động giống như kháng sinh tự nhiên có thể ngăn chặn sự kích thích ở niêm mạc họng. 

Tuy nhiên để giấm táo phát huy tác dụng bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Chữa ho kéo dài trên 3 tuần bằng giấm táo
Chữa ho kéo dài trên 3 tuần bằng giấm táo
  • Lấy 2 thìa giấm tào hòa cùng 200ml nước đun sôi để nguội. 
  • Sử dụng mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý: Để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, người bệnh không nên lạm dụng pha nước giấm táo quá đặc.

Trị ho bằng thuốc Đông y

Khi đã điều trị bằng thuốc Tây kết hợp những mẹo dân gian mà bệnh ho vẫn kéo dài dai dẳng, người bệnh có thể chuyển hướng điều trị bằng Đông y để đẩy lùi phản xạ ho cùng những triệu chứng kèm theo. Các bài thuốc Đông y sẽ được chỉ định dựa trên thể bệnh ho mãn tính gặp phải. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng phổ biến:

Bài thuốc trị ho khan, không có đờm kèm đau rát cổ họng

  • Nguyên liệu: Trần bì 10g, ngân hoa 10g, tang diệp, rau má mỗi thứ 20g; thiên môn 16g, mạch môn 12g; tía tô 16g; liên kiều, xương bồ mỗi loại 12g.
  • Thực hiện: Mỗi ngày mang sắc 1 thang, chia đều uống vào Sáng – Trưa – Tối trước ăn. Nên hâm lại thuốc cho ấm để có được hiệu quả tốt nhất. 
Bài thuốc Đông y trị ho
Bài thuốc Đông y trị ho

Bài thuốc chữa ho dai dẳng có đờm đặc kèm sốt, ngạt mũi, hắt hơi, cơ thể suy nhược

  • Nguyên liệu: Phòng phong, tế tân, xuyên khung, cẩu tích, cam thảo mỗi vị 12g; bạch truật, kinh giới, đương quy, hà thủ ô mỗi vị 16g; ngũ vị 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều uống vào sáng, trưa và tối.

Cách phòng và hỗ trợ điều trị ho kéo dài dai dẳng

Song song với việc thực hiện nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động kết hợp chế độ dinh dưỡng linh hoạt, lối sống lành mạnh.  Điều này vừa tăng cường sức đề kháng, vừa tạo hàng rào bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh.

Người bị ho nên ăn:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E như rau củ quả; thực phẩm giàu kẽm để bồi bổ cơ thể. 
  • Các món ăn nên được chế biến mềm, nhũn như cháo, súp để dễ nuốt, tránh làm tổn thương họng.
  • Thực phẩm nên được chế biến dạng luộc, hấp ít mỡ để dễ tiêu hóa và không khiến họng bị kích thích.
  • Ăn nhiều hành tây, tỏi, gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại. 
  • Uống nhiều nước, có thể thay thế nước lọc bằng sinh tố hoặc nước ép hoa quả
ho kéo dài trên 3 tuần
Chế độ dinh dưỡng cho người bị ho dai dẳng

Người bị ho nên kiêng:

  • Đồ ăn cứng, chiên giòn như bánh mì, bánh quy, quẩy,…
  • Các loại gia vị, nước sốt cay nóng.
  • Không uống đồ uống có ga, chữa các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, nước ngọt,…
  • Không ăn đồ ăn chế biến sẵn dễ gây kích thích đường hô hấp
  • Nói không với các loại hải sạn như cá, tôm, cua,… bởi người bệnh dễ bị dị ứng. 

Phòng ngừa ho kéo dài dai dẳng:

  • Điều trị bệnh cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Không tự ý thêm hoặc giảm liều lượng thuốc. 
  • Duy trì thói quen sống lành mạnh: không hút thuốc lá, không làm việc quá sức, không làm việc trong môi trường nhiều khói bụi,…
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc họng bằng nước muối ấm mỗi sáng. 
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào khoảng thời gian chuyển mùa.
  • Tham gia bơi lội, chạy bộ, gym, yoga để nâng cao sức khỏe

Ho kéo dài trên 3 tuần chính là cảnh báo bệnh đã chuyển sang thể nặng vì thế người bệnh không được chủ quan. Việc cần thiết là nhanh chóng tới các cơ sở Y tế để thăm khám, chẩn đoán bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe sau này.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

5/5 - (1 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *