Đau Nhức Chân Tay Là Bệnh Gì, Uống Thuốc Gì, Khám Ở Đâu?

Đau nhức chân tay có thể liên quan đến chấn thương hoặc do các áp lực tác động lên tay chân. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm tổn thương thần kinh, viêm khớp hoặc các rối loạn nguy hiểm hơn.

đau nhức chân tay
Đau nhức chân tay có thể là dấu hiệu viêm khớp hoặc tổn thương thần kinh

Nguyên nhân gây đau nhức chân tay

Đau nhức xương khớp chân tay là một tình trạng tương đối phổ biến và khó chịu. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:

1. Dây thần kinh bị chèn ép

Trong một số trường hợp, đau nhức chân tay có thể là do dây thần kinh bị chèn ép. Điều này thường phổ biến sau chấn thương, sưng hoặc do va chạm trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu chèn ép thần kinh phổ biến gây đau đớn, nhức khớp tay hoặc chân và hạn chế cử động.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Thông thường tình trạng này không nghiêm trọng có thể thể cải thiện bằng nhiều biện pháp như nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau hoặc thực hiện các bài tập giảm áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

2. Chấn thương do căng thẳng lặp lại nhiều lần

Chấn thương hoặc áp lực do các hoạt động lặp lại thường xuyên có thể gây đau nhức ở tay và chân. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn chi do tính chất công việc và thường liên quan đến các tư thế xấu.

đau nhức xương khớp chân
Căng thẳng và áp lực lên tay chân thường xuyên có thể dẫn đến đau nhức

Các khu vực thường bị ảnh hưởng bao gồm:

  • Cổ tay và bàn tay
  • Cẳng tay và khuỷu tay
  • Cổ và vai
  • Khớp gối và bàn chân

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thường bao gồm:

  • Đau nhức chân tay
  • Cứng khớp gối
  • Mệt mỏi hoặc mất sức mạnh ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Chuột rút

3. Nhiễm trùng

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và dẫn đến viêm dây thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến đau nhức xương khớp chân hoặc bất cứ khu vực nào bị ảnh hưởng.

Một số bệnh lý phổ biến có thể gây nhiễm trùng trong cơ thể bao gồm:

  • HIV / AIDS
  • Viêm gan B và viêm gan C
  • Bệnh phong
  • Zona thần kinh

Đến bệnh viện nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu không được điều trị phù hợp tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Thiếu vitamin

Vitamin E, B1, B6, B12 hoặc niacin là những vitamin quan trọng cho chức năng thần kinh và hoạt động của hệ thống xương khớp. Một số người bệnh có thể bị thiếu các loại vitamin này và dẫn đến tình trạng nhức khớp tay hoặc chân.

Bên cạnh đó, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên.

nhức khớp ngón tay
Thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết có thể gây nhức khớp ngón tay chân

Các dấu hiệu thiếu vitamin phổ biến thường bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Hơi thở ngắn
  • Đau đầu
  • Có vấn đề về tiêu hóa
  • Đau thượng vị hoặc đau ngực
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Gan phát triển lớn

Người bệnh có thể bổ sung vitamin thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

5. Nhiễm độc

Tiêu thụ chất độc hoặc hấp thụ các chất độc tố qua da có thể dẫn đến tình trạng đau nhức chân tay.

Các loại độc tố phổ biến có thể gây nhiễm độc thường bao gồm

  • Asen
  • Tar
  • Thủy ngân
  • Các chất chống đông

Các chất độc tố này có thể là thành phần của thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, thuốc lá và một số dung môi. Nhiễm độc nghiêm trọng cần được tiến hành cấp cứu để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.

6. Nghiện rượu

Sử dụng rượu thường xuyên hoặc nghiên rượu có thể dẫn đến ngộ độc và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tình trạng này đôi khi có thể dẫn đến đau nhức xương khớp chân, tay hoặc ảnh hưởng đến toàn thân.

Những người nghiện rượu có thể bị thiếu thiamine hoặc thiếu các loại vitamin quan trọng khác và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bên cạnh đó, một số người có thể bị ngộ độc rượu, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các cơ quan khác trong cơ thể.

7. Bệnh viêm khớp

Viêm khớp (một hoặc nhiều khớp) là một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến đau nhức xương chân hoặc tay. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở cổ tay, bàn tay dẫn đến tình trạng đau nhức khớp ngón tay.

Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Thông thường bệnh viêm khớp ảnh hưởng đến người cao tuổi. Khi cơ thể lão hóa các khớp bị hao mòn tự nhiên dẫn đến ma sát và gây đau đớn khi di chuyển hoặc thực hiện một số hoạt động.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Tình trạng này gây viêm, đau, đặc biệt là gây nhức khớp ngón tay.

đau nhức xương chân
Bệnh viêm khớp có thể dẫn đến đau nhức xương chân tay

Các triệu chứng viêm khớp phổ biến thường bao gồm:

  • Đau âm ỉ hoặc đau âm ỉ ở các khớp ngón tay hoặc chân. Cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động hoặc chuyển động quá mức.
  • Sưng quanh khớp.
  • Có cảm giác nóng rát ở các khớp bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác ma sát hoặc thiếu kết nối giữa các khớp

Viêm khớp là bệnh lý mãn tính và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm, điều trị cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

8. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Các bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến tê, yếu, đau nhức xương khớp chân và chân. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do các chấn thương, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường và các vấn đề trao đổi chất khác.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều dây thần kinh khác nhau trên cơ thể. Trong đó, dây thần kinh ở bàn tay, cổ tay và chân thường chịu nhiều áp lực, nhiệt độ tác động do đó rất dễ bị tổn thương.

Các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên thường bao gồm:

  • Tê, châm chích hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Đau nhói hoặc đau nhức tay chân
  • Nhạy cảm ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Yếu cơ hoặc tê liệt
  • Thiếu sự phối hợp linh hoạt giữa tứ chi khiến người bệnh dễ té ngã

9. Bệnh lý tự miễn

Các bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các cơ và mô khỏe mạnh trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây đau nhức xương khớp chân hoặc tay. Các bệnh tự miễn dịch phổ biến thường bao gồm:

Hiện tại không có thuốc và biện pháp điều trị dứt điểm các bệnh lý tự miễn. Thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

nhức khớp tay
Các bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ có thể thể gây nhức khớp tay và chân

10. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là tình trạng mãn tính, ảnh hưởng đến tủy sống. Đau nhức chân tay là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của tình trạng này.

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến thị lực
  • Đau nhức khớp ngón tay
  • Co thắt cơ bắp
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mất thăng bằng
  • Mất sự kiểm soát bàng quang
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Có vấn đề về nhận thức

Đa xơ cứng là bệnh lý phức tạp và cần điều trị y tế. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

11. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây đau nhức xương chân hoặc nhức khớp tay. Các loại thuốc phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này là thuốc điều trị các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Ung thư
  • HIV / AIDS
  • Bệnh tim
  • Huyết áp cao

Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng để ngăn ngừa tình trạng đau nhức tay chân.

Đau nhức chân tay có liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng đau nhức chân tay

Để kiểm tra tình trạng đau nhức xương khớp chân, tay, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, lịch sử y tế, các triệu chứng liên quan và môi trường sống (môi trường làm việc, thói quen xã hội, nghiện rượu và các chất kích thích). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm kiểm tra như:

đau nhức mỏi xương chân
Bác sĩ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng đau nhức khớp tay chân
  • Xét nghiệm máu có thể kiểm tra bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, rối loạn chức năng gan hoặc thận, rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch.
  • Kiểm tra dịch não tủy có thể xác định các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
  • Điện tâm đồ có thể được chỉ định để xác định hoạt động của các cơ bắp.

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết thần kinh
  • Sinh thiết da

Điều trị đau nhức chân tay

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Tùy thuộc vào chẩn đoán bệnh, các biện pháp điều trị phổ biến có thể bao gồm:

1. Đau nhức xương chân tay uống thuốc gì?

Các loại thuốc phổ biến có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp chân và tay thường bao gồm:

đau nhức khớp ngón tay
Sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid có thể cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ như kem có chứa tinh chất bạc hà hoặc capsaicin có thể được chỉ định để giảm đại tại chỗ. Tuy nhiên, một số người có thể nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ có thể bao gồm tê, mất cảm giác tại vị trí áp dụng.
  • Thuốc giảm đau có chứa opioid như tramadol hoặc oxycodone có thể cải thiện các cơn đau nghiêm trọng hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, do đó thường được chỉ định khi các loại thuốc giảm đau khác không mang lại hiệu quả điều trị.
  • Thuốc chống động kinh có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cải thiện các cơn đau nhức tay chân. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây buồn ngủ, chóng mặt và đau nửa đầu.
  • Thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định để giảm đau xương khớp tay chân bằng cách ngăn ngừa tín hiệu từ não và tủy sống. Tác dụng phụ bao gồm gây khô miệng, buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, giảm cảm giác ngon miệng, táo bón.

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bao gồm:

  • Thường xuyên tập thể dục có thể giảm đau nhức xương khớp, cải thiện sức mạnh cơ bắp và kiểm soát lượng đường trong máu. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga hoặc thiền định có thể mang lại hiệu quả tương đối cao.
  • Không hút thuốc lá có thể hỗ trợ lưu thông máu, giảm nguy cơ đau nhức xương khớp và các bệnh lý ảnh hưởng thần kinh khác.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ thống xương khớp cũng như hệ thống miễn dịch. Thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên chất, rau, trái cây tươi và các loại protein nạc để cải thiện các triệu chứng.
  • Không sử dụng quá nhiều rượu hoặc không uống rượu có thể cải thiện các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Phòng ngừa đau nhức khớp tay chân

Việc phòng ngừa phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức tay chân. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng này bằng một số lưu ý như:

Cách chữa đau khớp ngón tay chân
Thường xuyên vận động có thể tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nhức mỏi cơ thể
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Bỏ thuốc lá
  • Tránh sử dụng quá nhiều rượu
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh các chuyển động với cường độ cao hoặc lặp lại nhiều lần
  • Kiểm soát và theo dõi huyết áp
  • Hạn chế tình trạng ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
  • Đi giày và mặc quần áo thoải mái

Đau nhức chân tay khám ở đâu?

Khi bị đau nhức xương khớp tay chân, người bệnh nên đến bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm và máy móc thiết bị phù hợp để chẩn đoán và điều trị. Một số địa điểm phổ biến bao gồm:

Tại Hà Nội:

– Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: 

Địa chỉ: Số 16 – 18, Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lịch khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6, từ 7h00 – 16h00

– Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Cơ xương khớp:

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội

Lịch khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6

– Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Trung tâm Y khoa số 1:

Địa chỉ: Nhà A5, số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Lịch khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 7 (chỉ khám buổi sáng)

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

– Bệnh viện Nhân dân 115:

Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Tp HCM

Lịch khám bệnh: Sáng từ 7g00 – 12g00, chiều từ 13g00 – 16g00

– Bệnh viện Chợ Rẫy:

Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp HCM

– Bệnh viện Đại học Y dược Tp HCM:

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp HCM
  • Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp HCM
  • Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, Tp HCM

Đau nhức xương khớp chân tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, viêm khớp hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *