Đau dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa ít gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh đang gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau dạ dày ở trẻ em xuất hiện với những triệu chứng lâm sàng không giống như người lớn. Ngoài ra thời gian và quá trình tiến triển của bệnh cũng khác nhau nên thường bị nhầm lẫn. Để rút ngắn thời gian điều trị và áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp, ba mẹ nên nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị.

Đau dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày ở trẻ em là gì?

Dạ dày là một bộ phận tiêu hóa có kích thước lớn, nằm giữa tá tràng và thực quản. Bộ phận này mang nhiều chức năng quan trọng.Trong đó chứa và tiêu hóa thức ăn là chức năng lớn và quan trọng nhất của dạ dày.

Tình trạng đau dạ dày có thể xảy ra bởi sự tác động của vi khuẩn cùng với một số yếu tố nội ngoại nhân. Những yếu tố này khiến cho lớp niêm mạc dày dày bị tổn thương.

Đau dạ dày ở trẻ em là bệnh thể hiện cho sự rối loạn chức năng đường ruột. Bệnh xảy ra ở vị tràng đạo. Tính dễ kích động ở ruột là đặc trưng của cơn đau. Ngoài ra quá trình hình thành và mức độ nghiêm trọng của bệnh có liên quan đến trạng thái kích ứng, tinh thần và yếu tố tâm lý.

Nguyễn Thị Luận chia sẻ về Sơ can Bình vị tán
May mắn thay, nhờ bài thuốc Đông y Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc 145 Hoa Lan mà chị Nguyễn Thị Luận đã thoát khỏi những ám ảnh, đau đớn do khuẩn HP và trào ngược gây nên CHỈ SAU MỘT LIỆU TRÌNH, bắt đầu có cuộc sống vui khỏe như chưa từng bị bệnh.

Theo các chuyên gia,  khái niệm đau dạ dày ở trẻ nhỏ nói riêng và đau dạ dày nói chung không dùng để chỉ sự biến đổi hay vấn đề ở một vị trí cố định. Ngoài thượng vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, môn vị… thuật ngữ này còn chỉ những tổn thương ở các cơ quan lân cận như tá tràng, thực quản…

Dấu hiệu nhận biết chứng đau dạ dày ở trẻ em

Để nhận biết bệnh đau dạ dày ở trẻ em, ba mẹ có thể quan sát và dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng: Đau bụng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Tuy nhiên, không giống như người lớn, trẻ thường bị đau xung quanh rốn hoặc trên rốn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cơn đau có thể xuất hiện một cách dữ dội hoặc âm ỉ. Đau kéo dài từ nhiều phút đến nhiều giờ.
  • Trẻ thường xuyên lười ăn, ăn không ngon miệng: Cơn đau khiến trẻ thường xuyên có cảm giác khó chịu, buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi: Đau dạ dày ở trẻ thường kèm theo dấu hiệu chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi. Tình trạng này xuất hiện là dạ dày gặp vấn đề, quá trình tiết acid dịch vị tăng cao dẫn đến dư thừa. Khi đó acid dịch vị sẽ thường xuyên trào ngược từ dạ dày lên tá tràng và đến cổ họng dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa và rối loạn về họng (ngứa họng, ho mạnh, vướng họng…). Trong trường hợp không sớm kiểm tra và điều trị, trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ bị viêm loét dạ dày. Đồng thời làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
  • Trẻ xanh xao, mệt mỏi và chóng mặt: Ngoài triệu chứng đặc trưng là đau bụng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác, chứng đau dạ dày khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, không hoạt bát và không năng động. Ngoài ra bệnh còn khiến trẻ chậm lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị loét dạ dày, lâu ngày dẫn đến thiếu máu mãn tính.
  • Đi đại tiện có máu, phân đen: Theo kết quả thống kê, có 50% trường hợp mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa ở trẻ xuất phát từ triệu chứng đi ngoài ra máu hoặc ra phân đen.
Trẻ thường xuyên lười ăn, ăn không ngon miệng
Trẻ thường xuyên lười ăn, ăn không ngon miệng khi bị đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em

Sức đề kháng của trẻ còn yếu, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đau dạ dày ở trẻ em xuất hiện. Đặc biệt là cơn đau dạ dày cấp.

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) có thể xâm nhập vào cơ thể, phát triển và phá hủy niêm mạc dạ dày. Từ đó hình thành một hoặc nhiều ổ viêm loét trên niêm mạc. Đồng thời khiến trẻ thường xuyên có cảm giác đau đớn nghiêm trọng kèm theo chứng chán ăn và buồn nôn.
  • Thói quen ăn uống không vệ sinh: Phụ huynh thường có thói quen nhai thức ăn và mớm cho trẻ nhỏ để trẻ dễ nuốt, thức ăn không bị vướng vào cổ họng. Tuy nhiên đây là một thói quen xấu. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày và nhiều tác nhân gây hại khác từ mẹ sang con.
  • Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Những trẻ có cơ địa dị ứng nếu sử dụng món ăn không phù hợp sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và gây đau dạ dày. Ngoài ra việc cho trẻ ăn những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo, thức uống có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có vị chua… sẽ khiến dạ dày nhanh chóng bị tổn thương, viêm và gây đau. Nguyên nhân là do niêm mạc dạ dày của trẻ dễ bị kích ứng.
  • Thường xuyên căng thẳng, lo âu, mệt mỏi: Không chỉ riêng người lớn, bệnh đau dạ dày cũng xảy ra phổ biến khi trẻ gặp áp lực trong học tập, thường xuyên căng thẳng, lo âu, mệt mỏi. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài còn khiến trẻ sinh hoạt và ăn uống thất thường. Từ đó khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, sức đề kháng suy yếu, cơn đau dạ dày và một số vấn đề khác phát sinh.
  • Yếu tố di truyền: Đau dạ dày ở trẻ nhỏ có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ bị đau dạ dày và mắc một số bệnh về đường tiêu hóa sẽ tăng cao khi ba mẹ có tiền sử hoặc đang mắc bệnh. Trẻ sinh sau khi ra có thể bị bệnh dạ dày bẩm sinh.
  • Sử dụng thuốc không đúng chỉ định: Sử dụng thuốc sai chỉ định, sai liều lượng cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi môi trường acid trong dạ dày. Đồng thời làm tổn thương dạ dày, gây viêm và hình thành cơn đau. Ngoài ra trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị kích ứng, có nguy cơ cao mắc phải các tác dụng phụ liên quan đến dạ dày khi sử thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh. Vì thế ba mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Để điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán và can thiệp bằng phương pháp nội soi.

Dựa vào kết quả để đưa ra phác đồ và đơn thuốc chữa bệnh thích hợp, theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhi cho đến khi các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi bệnh.

Ngoài ra để  làm giảm cơn đau, cha mẹ cũng có thể cho trẻ áp dụng đồng thời chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày cùng với một trong những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà dưới đây:

1. Massage bụng chữa đau dạ dày ở trẻ em

Để làm dịu cơn đau dạ dày và cải thiện những triệu chứng khó chịu đi kèm, cha mẹ có thể sử dụng một ít dầu ấm hoặc dầu ô liu thoa lên vùng bụng của trẻ. Sau đó sử dụng hai lòng bàn tay nhẹ nhàng massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. Sau vài phút thực hiện, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Massage bụng chữa đau dạ dày ở trẻ em
Dùng dầu ô liu massage bụng chữa đau dạ dày ở trẻ em

2. Chườm ấm giúp làm dịu cơn đau dạ dày ở trẻ

Chườm ấm là biện pháp được sử dụng phổ biến để làm giảm các cơn đau, trong đó có tình trạng đau dạ dày ở trẻ nhỏ. Bởi nhiệt độ cao từ biện pháp này có khả năng xoa dịu cơn đau, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Để thực hiện, bạn sử dụng một túi ấm hoặc cho vào bình thủy tinh một lượng vừa đủ nước ấm, sau đó áp vào khu vực bị đau từ 15 – 20 phút. Thực hiện từ 1 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện.

3. Cải thiện cơn đau dạ dày bằng cách cho trẻ uống nước gừng và mật ong ấm

Gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, làm ấm bụng, cải thiện cơn đau, giảm đầy hơi, ho. Đồng thời giúp giảm viêm và phòng ngừa tình trạng loét dạ dày.

Hàm lượng vitamin trong mật ong nguyên chất có khả năng làm dịu cơn đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tại vùng niêm mạc dạ dày.

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Mật ong nguyên chất.

 Cách thực hiện:

  • Mang gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái lát
  • Giã nát gừng và chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã
  • Trộn ½ muỗng mật ong nguyên chất cùng với ¼ muỗng nước cốt gừng, sau đó cho trẻ uống ngay khi thực hiện
  • Áp dụng 2 lần mỗi ngày để  các triệu chứng của bệnh mau chóng thuyên giảm.
Cải thiện cơn đau dạ dày bằng cách uống nước gừng và mật ong ấm
Cải thiện cơn đau dạ dày bằng cách cho trẻ uống nước gừng và mật ong ấm

4. Uống nhiều nước giúp giảm đau dạ dày

Không chỉ riêng người lớn mà trẻ em bị đau dạ dày cũng cần phải uống nhiều nước để cải thiện bệnh. Bởi việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp dạ dày cân bằng lượng axit, cải thiện các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa như chướng bụng, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, táo bón…

Chính vì thế, cha mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, uống từ từ và chậm rãi khi bị đau dạ dày. Điều này sẽ giúp xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng.

5. Điều trị đau dạ dày cho trẻ nhỏ bằng tinh bột nghệ

Hoạt chất curcumin tồn tại trong tinh bột nghệ rất tốt cho dạ dày. Khi được đưa vào cơ thể, hoạt chất này sẽ phát huy tác dụng giảm đau, làm bền thành mạch, thúc đẩy các hoạt động của dạ dày và cải thiện tổn thương niêm mạc.

Ngoài ra một số dưỡng chất khác được tìm thấy trong dạ dày còn có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa viêm loét.

Nguyên liệu:

  • Tinh bột nghệ
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Trộn ½ muỗng mật ong nguyên chất cùng với ¼ muỗng bột nghệ và cho trẻ uống
  • Hoặc trộn bột nghệ cùng với mật ong nguyên chất và vo thành viên có kích thước nhỏ
  • Cho trẻ uống từ 2 – 3 viên/lần x 1 – 2 lần/ngày.
Điều trị đau dạ dày cho trẻ nhỏ bằng tinh bột nghệ
Điều trị đau dạ dày cho trẻ nhỏ bằng tinh bột nghệ và mật ong

6. Sử dụng nghệ tươi và nước dừa kiểm soát đau dạ dày ở trẻ

Nước dừa chứa vitamin, đa dạng các loại  khoáng chất gồm Magiê, Sắt, Đồng, Vitamin C, Kẽm; Kali, Canxi, Mangan và muối tự nhiên. Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Đồng thời giúp giảm đau, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra trong nước dừa còn chứa các enzymes sinh học như dehydrogenase, peroxidase, catalase và axit phosphate có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe và nâng cao hiệu quả của dạ dày.

Vì thế việc kết hợp nước dừa và nghệ tươi sẽ tạo ra bài thuốc chữa đau dạ dày hoàn hảo.

Nguyên liệu:

  • Nước dừa
  • Một củ nghệ nhỏ.

 Cách thực hiện:

  • Sau khi loại bỏ phần vỏ, mang nghệ rửa sạch và thái mỏng
  • Đun sôi nghệ cùng với nước dừa trong 10 phút
  • Sử dụng nước dừa và nghệ để uống 3 lần mỗi ngày
  • Cha mẹ kiên trì cho trẻ áp dụng cách sử dụng nghệ tươi và nước dừa mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày để các triệu chứng được kiểm soát.

Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa cơn đau dạ dày phát sinh, cha mẹ cần cho hướng dẫn trẻ áp dụng những biện pháp sau:

  • Tắm rửa mỗi  ngày, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đặc biệt phụ huynh nên rửa thật sạch tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Bởi việc chia sẻ đồ dùng cá nhân hay dùng chung đồ với người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây lan rất nhiều bệnh tật. Trong đó có bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày ruột do nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Không để  trẻ nghịch ngợm, vui chơi ở những nơi có rác bẩn. Bởi đây là môi trường ẩn chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh. Khi tiếp xúc, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Mẹ cần loại bỏ thói quen nhai thức ăn và mớm cho trẻ.
  • Luôn đảm bảo lượng thức ăn mà trẻ dung nạp vào cơ thể đã được nấu chín kỹ, vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn đồ sống.
  • Nước uống mà trẻ sử dụng phải được đun sôi để nguội. Điều này  sẽ giúp bạn loại trừ những tác nhân gây  bệnh nếu có.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo, thức uống có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có vị chua… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và phát sinh cơn đau.
  • Chú ý cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi điều này sẽ giúp quá trình phát triển trí não và cơ thể của trẻ được đảm bảo, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, làm giảm nguy cơ đau dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác.
Cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mỗi ngày
Cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mỗi ngày

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em thường không nghiêm trọng và có thể được khắc phục bằng các phương pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên đối với những trường hợp phát hiện muộn, bệnh phát triển mạnh, cha mẹ cần cho trẻ áp dụng phác đồ chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp trẻ đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro không mong muốn xuất hiện.

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *