Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa? Bác sĩ khuyến cáo

Chế độ ăn uống và lối sống phù hợp rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu thông tin về việc viêm loét dạ dày có nên uống sữa không để có biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp.

Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa
Tìm hiệu thông tin viêm loét dạ dày có nên uống sữa không để có chế độ ăn uống phù hợp

Thông tin cần biết về viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng hình thành một vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau dạ dày (đặc biệt là khi đói), đầy hơi, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn và giảm cân không rõ lý do. Nếu vết loét trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa, dẫn đến nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày là do nhiễm trùng vi khuẩn Hp (hay H. pylori, Helicobacter pylori). Lạm dụng các loại thuốc chống viêm không Steroid như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen cũng có thể dẫn đến các vết loét.

Ngoài ra, một số bệnh lý hiếm gặp có thể gây hình thành khối u ở hệ thống tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit dạ dày. Sự gia tăng nồng độ axit dạ dày có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và dẫn đến các vết loét.

Đã từng có một hành trình dài chữa viêm loét HP vô cùng gian nan và tưởng chừng như mất niềm tin vào cuộc sống, cô Đồng Thị Tâm đã cải thiện tình trạng của mình sau 45 ngày và dứt hẳn bệnh sau 3 tháng >> XEM CHI TIẾT

Ngoài ra, mặc dù thực phẩm không gây loét dạ dày nhưng có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ và khó điều trị hơn. Các loại thực phẩm có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày bao gồm thức ăn cay, thực phẩm có tính axit, caffeine, rượu và các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?

Uống sữa không thể chữa lành các vết loét dạ dày nhưng có thể làm giảm bớt một số triệu chứng và cải thiện các cơn đau. Do đó, theo các chuyên gia tiêu hóa, việc uống sữa có thể mang lại một số lợi ích nhất định, bao gồm ngăn ngừa kích ứng dạ dày trong vài phút.

Cụ thể, một số lợi ích của sữa đối với người viêm loét dạ dày bao gồm:

1. Ngăn ngừa kích ứng

Theo các bác sĩ tiêu hóa, uống một ly sữa tương tự như uống một viên thuốc giảm đau thông thường (như aspirin hoặc ibuprofen) và có thể làm giảm khả năng hình thành các vết loét. Bên cạnh đó, sữa có thể tránh sự kích ứng mãn tính ở niêm mạc dạ dày, đặc biệt là ở những người sử dụng thuốc giảm đau NSAID trong thời gian dài.

Các bác sĩ còn cho biết, uống một ngụm sữa trước khi uống thuốc giảm đau có thể ngăn ngừa thuốc dính vào cổ họng. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa kích thích thực quản, ruột non, hạn chế đau dạ dày và nguy cơ viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, uống thuốc với 300 ml nước hoặc sữa và không nằm ngay sau khi uống thuốc có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn.

Đau dạ dày có uống sữa milo được không
Sữa có thể ngăn ngừa kích ứng, hạn chế các cơn đau và hỗ trợ làm lành vết loét

2. Góp phần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Uống sữa có thể góp phần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ở bệnh nhân viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, uống sữa có thể tạo một lớp màng bao quanh niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau và hạn chế mức độ nghiêm trọng của các vết loét.

Ngoài ra, cà phê và nước ngọt có thể làm tăng axit dạ dày. Do đó, thay thế các loại thức uống này bằng sữa hoặc nước lọc để làm giảm các vấn đề liên quan đến axit dạ dày một cách tự nhiên. Các biện pháp tự nhiên khác bao gồm sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ như táo, cần tây, tỏi cũng hỗ trợ cải thiện các vết loét.

3. Bổ sung Probiotic

Các sản phẩm sữa lên men có thể chứa vi khuẩn có lợi và duy trì sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Tăng cường các loại vi khuẩn tự nhiên hoặc men vi sinh có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hóa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn Hp.

Đau dạ dày uống sữa đậu nành được không
Sữa chua hỗ trợ tiệt diệt vi khuẩn Hp và ngăn ngừa viêm loét dạ dày

Trong các sản phẩm nuôi cấy sữa, như sữa chua, sữa lên men và phô mai, có chứa vi khuẩn Lactobacilli. Đây là một trong những loại vi khuẩn có thể làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn Hp gây ra các vết loét dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng sữa thanh trùng. Các loại sữa này hầu như không chứa các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Do đó, lựa chọn các sản phẩm sữa có chứa vi sinh vật sống để tăng cường hệ thống men vi sinh đường ruột.

Một số loại thức uống phù hợp cho người viêm loét dạ dày

Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét dạ dày. Rượu, caffeine và thậm chí một vài loại trái cây (nước ép bưởi và cam) thường không được khuyến khích ở người viêm loét dạ dày. Hầu hết các loại thức uống này có thể tăng nồng axit và khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nhiều loại thức uống có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng viêm loét. Các loại phổ biến bao gồm:

1. Sữa thực vật

Các loại sữa có thể cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày trong vài phút. Tuy nhiên, một số loại sữa có thể thúc đẩy việc sản xuất axit dạ dày ngay sau đó. Điều này khiến gây đau dạ dày và khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau dạ dày uống trà sữa được không
Sữa hạnh nhân có tính kiềm có thể trung hòa nồng độ axit trong dạ dày

Một số loại sữa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Sữa dừa: Sữa có nguồn gốc từ nước dừa tươi có tính kiềm có thể hỗ trợ trung hòa axit dạ dày.
  • Sữa đậu nành: Không giống như hầu hết các loại đậu khác, đậu nành có khả năng kiềm hoặc trung tính hóa axit dạ dày.
  • Sữa hạnh nhân: Hạnh nhân có tính kiềm, có thể trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng với hạnh nhân, do đó người bệnh nên thận trọng trước khi sử dụng.

2. Sữa chua không béo

Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến có thể gây viêm loét dạ dày. Do đó, sử dụng sữa chua thường xuyên có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và cân bằng hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa.

Sữa chua là một sản phẩm lên men có chứa vi khuẩn có lợi (men vi sinh) và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (như protein và canxi). Nhiều nghiên cứu cho biết thường xuyên sử dụng sữa chua kết hợp với kháng sinh có thể chống lại vi khuẩn H. pylori.

Ngoài ra, một số loại sữa chua có chứa kháng thể Igy – urease, cũng có tác dụng điều trị loét dạ dày.

Người bệnh viêm loét dạ dày nên chọn sữa ít béo hoặc không béo khi sử dụng. Bởi vì hấp thụ lượng chất béo cao có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày, khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

3. Trà thảo mộc

Một số loại trà thảo dược có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng loét dạ dày đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và trào ngược dạ dày thực quản. Chọn các loại trà thảo dược không chứa caffeine để tránh kích thích dạ dày sản xuất axit tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh không nên chọn trà bạc hà, vì bạc hà có thể kích thích sản xuất axit dạ dày.

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa tươi
Trào thảo mộc có thể tăng cường niêm mạc dạ dày và cải thiện các cơn đau

Người bệnh có thể chọn trà cam thảo, trà hoa cúc, trà gừng và các loại trà thảo mộc có thể hỗ trợ tăng cường niêm mạc dạ dày khác.

Một số loại trà thảo mộc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc. Do đó, nếu đang sử dụng một loại thuốc theo toa điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tương tác và tác dụng phụ không mong muốn.

4. Trà gừng

Gừng và trà gừng được sử dụng trong y học cổ truyền để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Hợp chất Gingerol được tìm thấy trong gừng có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Sử dụng trà gừng có tác dụng ngăn ngừa đau dạ dày, làm dịu niêm mạc dạ dày và hỗ trợ trung hòa hoặc làm giảm sản xuất axit dạ dày.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp trà gừng với mật ong để làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày và cải thiện các vết loét.

5. Nước dừa

Bên cạnh sữa dừa, nước dừa tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm chất điện giải và đặc tính kháng khuẩn. Do đó, sử dụng nước dừa tươi cũng có tác dụng cải thiện các cơn đau dạ dày và hỗ trợ cải thiện các vết loét.

Với đặc tính điện giải, nước dừa có thể thúc đẩy cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ kiểm soát axit, hạn chế các cơn đau dạ dày và làm lành các vết loét.

Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, người bệnh viêm loét dạ dày cần xây dựng chế độ ăn uống và lối sống phù hợp. Người bệnh có thể bổ sung các loại sữa thực vật để cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ làm lành các vết loét.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *