Người bị đau dạ dày, trào ngược… có nên ăn rau muống?

Đau dạ dày có nên ăn rau muống không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người bệnh đặt ra để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau muống chứa hàm lượng dưỡng chất rất đa dạng, tốt cho sức khỏe và cả hệ tiêu hóa, vì thế người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được.

Những người đang gặp các vấn để về dạ dày thì có nên ăn rau muống hay không?
Những người đang gặp các vấn để về dạ dày thì có nên ăn rau muống hay không?

Người bị đau dạ dày, trào ngược,… có nên ăn rau muống không?

Rau muống là loại thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta, thường được sử dụng phổ biến trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong rau muống chứa rất nhiều dưỡng chất như nước, chất xơ, xenluloza, protit, gluxit, canxi, photpho, vitamin,…

Trong Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, rau muống là thực phẩm có tính mát khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, giảm nguy cơ mất xương. Nếu bạn tăng cường bổ sung rau muống vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm sốt, trị mụn,…

Với những người bị đau dạ dày và trào ngược dạ dày thì có ăn rau muống được không? Giải đáp thắc mắc này chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau muống là thực phẩm mà người đang gặp vấn đề về dạ dày vẫn có thể sử dụng được. Nếu bạn tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, ngược lại còn có khả năng cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể là:

  • Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau muống có khả năng kích thích nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, hạn chế gây áp lực lên dạ dày và làm sạch hệ tiêu hóa.
  • Hàm lượng photpho và sắt tìm thấy bên trong thực phẩm này có tác dụng đặc biệt tốt đến dạ dày. Nếu bạn sử dụng đúng cách sẽ phần nào cải thiện được chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày.

Nếu đang gặp các vấn đề về dạ dày thì bạn vẫn có thể ăn rau muống, tuy nhiên chỉ nên ăn với liều lượng vừa đủ và nhai kỹ trước khi nuốt để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Cách trị đau dạ dày với rau muống

Cách điều trị đau dạ dày bằng rau muống rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần sử dụng kết hợp với một số loại dược liệu khác để sắc nước uống. Thành phần dưỡng chất đa dạng trong dược liệu sẽ cung cấp các yếu tố vi lượng cần thiết để phục hồi lớp niêm mạc bị tổn thương và giảm đau nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

Rau muống cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn
Rau muống cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn

– Nguyên liệu:

  • 20 gram rau muống
  • 20 gram cỏ mực
  • 20 gram rau má
  • 16 gram rau san
  • 12 gram vỏ quýt

– Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các dược liệu đã chuẩn bị ở trên đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám quanh, sau đó vớt ra để cho ráo nước.
  • Tiếp đó cho dược liệu vào trong ấm sắc cùng với 500ml nước trên lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được chia thành 2 phần sử dụng để uống trong ngày, nên uống thuốc vào lúc bụng đói để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau 2 tháng thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng đau dạ dày và các triệu chứng có liên quan thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý khi dùng rau muống trị đau dạ dày

Rau muống mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên dùng. Với những bệnh nhân bị đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày, trước khi sử dụng rau muống cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Không nên chế biến rau muống dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ để sử dụng. Đồ ăn chiên xào thường rất khó tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng sẽ gia tăng áp lực lên dạ dày và khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Để có thể hấp thụ hết toàn bộ dưỡng chất bên trong rau muống, người bệnh nên ăn rau muống sống, rau muống luộc hoặc xay lấy nước uống. Rau muống hơi cứng, khi ăn bạn cần phải nhai thật kỹ để tránh tạo áp lực lên dạ dày.
Khi bị đau dạ dày tốt nhất bạn nên ăn rau muống luộc để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa
Khi bị đau dạ dày tốt nhất bạn nên ăn rau muống luộc để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Không nên sử dụng rau muống để điều trị đau dạ dày nếu bạn đang có vết thương hở trên da và cơ địa dễ hình thành sẹo lồi, mắc bệnh về thận, bệnh gout, huyết áp cao, viêm nhiễm đường tiết niệu, đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể.
  • Những người có cơ địa dễ dị ứng hoặc hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng nên hạn chế sử dụng rau muống trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng rau muống nếu đang sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y để điều trị bệnh.
  • Nên mua rau muống để sử dụng tại cửa hàng thực phẩm uy tín đảm bảo chất lượng, tránh mua phải rau bị ngâm hóa chất khi sử dụng sẽ gây hại đến dạ dày nói chung và sức khỏe nói riêng.
  • Rau muống rất dễ trồng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn có thể tự gieo trồng tại nhà để sử dụng.

Ngoài rau muống thì người bị đau dạ dày nên ăn rau gì?

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ngoài rau muống thì cũng có rất nhiều loại rau khác có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể tìm hiểu để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày nếu không ăn rau muống được. Cụ thể là:

  • Rau bạc hà: Bạc hà là loại rau thơm được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm gia đình. Ngoài ra, loại rau này còn được tận dụng trong Đông y giúp cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,…
  • Bắp cải: Bắp cải là loại rau có hàm lượng dưỡng chất rất đa dạng có khả năng làm mát đường ruột và đẩy lùi cảm giác nóng rát ở dạ dày. Đồng thời, thành phần dưỡng chất đa dạng bên trong bắp cải còn có khả năng làm lành vết viêm loét bên trong niêm mạc dạ dày.
Súp lơ xanh là thực phẩm tốt cho dạ dày bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày
Súp lơ xanh là thực phẩm tốt cho dạ dày bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Súp lơ xanh: Súp lơ xanh có chứa hàm lượng sulforaphane rất dồi dào, hoạt chất này có công dụng chính là tiêu diệt chủng vi khuẩn Hp gây ra các vấn đề về dạ dày. Bạn có thể chế biến súp lơ xanh thành các món canh, luộc hoặc hầm để sử dụng.
  • Rau mồng tơi: Hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào bên trong rau mồng tơi nếu được cung cấp cho cơ thể sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng đau dạ dày. Bên cạnh đó, chất nhầy bên trong loại rau này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Người bị đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày có nên ăn rau muống không?” bạn có thể tham khảo. Rau muống là loại rau dân giã chứa nhiều dưỡng chất tốt đối với sức khỏe, nếu bị đau dạ dày thì bạn chỉ nên ăn rau muống với liều lượng vừa phải và hạn chế sử dụng các món chiên xào để tránh gia tăng áp lực lên dạ dày.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *