Cách uống rượu không hại dạ dày – Bí quyết của dân nhậu
Nội dung bài viết
Uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu có thể làm hỏng các mô trong hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa đường ruột hấp thụ, tiêu hóa các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, để tránh các rủi ro những người thường xuyên uống rượu nên tìm hiểu cách uống rượu không hại dạ dày để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Ảnh hưởng của rượu đối với hệ thống tiêu hóa
Tác động của rượu lên cơ thể bắt đầu từ thời điểm bạn uống ngụm rượu đầu tiên. Mặc dù 1 ly rượu vang thường không dẫn đến các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng việc tích tụ lâu dài của rượu, bia hoặc rượu mạnh có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.
Uống quá nhiều rượu có thể gây ảnh hưởng đến các enzym tiêu hóa do tuyến tụy sản xuất. Sự tích tụ các enzym này có thể dẫn đến chứng viêm tụy và dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, đối với người có tiền sử viêm dạ dày hoặc loét dạ dày, việc sử dụng rượu có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống rượu có thể làm hỏng các mô bên trong hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa đường ruột tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như vitamin cần thiết. Do đó sử dụng rượu lâu dài hoặc nghiện rượu mãn tính có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, tiêu thụ rượu thường xuyên có thể dẫn đến một số rủi ro như:
- Đầy hơi
- Chướng bụng
- Có cảm giác đầy bụng
- Tiêu chảy, táo bón hoặc đi ngoài gây đau đớn
Đối với người uống nhiều rượu và thường xuyên, các vết loét dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cũng có thể bị bệnh trĩ do táo bón và mất nước kéo dài. Điều này có thể dẫn đến chảy máu bên trong và dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị phù hợp.
Những người tiêu thụ quá nhiều rượu cũng có nhiều nguy cơ ung thư. Các loại ung thư phổ biến bao gồm ung thư miệng, cổ họng, thực quản, ruột kết và gan. Người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá thường có nguy cơ ung thư cao hơn.
Cách uống rượu không hại dạ dày
Đôi khi uống rượu có thể là niềm vui, sở thích hoặc do tính chất công việc. Bên cạnh đó, một số người có thể bị nghiện rượu và cần uống rượu để đạt được cân bằng, đảm bảo các hoạt động bình thường trong cuộc sống.
Rượu không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người đều không nên uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu trong thời gian dài. Đối với người cần uống rượu, các chuyên gia đề nghị một số cách uống rượu không hại dạ dày như sau:
1. Hiểu lượng rượu có thể tiêu thụ
Uống rượu có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe với liều lượng phù hợp. Cụ thể, rượu có thể mang lại một số lợi ích như:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch
- Hỗ trợ làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (là tình trạng xảy ra khi các động mạch đến não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn và gây giảm lưu lượng máu nghiêm trọng)
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia, số lượng rượu tiêu thụ rượu lành mạnh cho phụ nữ là 1 ly mỗi ngày và 2 ly đối với nam giới. Cụ thể, đối với các loại đồ uống, liều lượng khuyến cáo như sau:
- Bia (5% độ cồn) 355 ml
- Bia (7% độ cồn) 266 ml
- Rượu (12 % độ cồn) 148 ml
- Rượu chưng chất (40% độ cồn) 44 ml
Tuy nhiên, nồng độ cồn có thể thay đổi theo từng loại đồ uống, thương hiệu và cách pha chế.
Một thức uống chứa 10 gram rượu cần 1 giờ để cơ thể xử lý hoàn toàn và loại bỏ các chất độc hại. Do đó, uống nhiều hơn 4 ly rượu đối với nữ và 5 ly đối với nam trong vòng 2 giờ được định nghĩa là uống rượu quá mức. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gan, mật và dẫn đến một số rối loạn thần kinh khác.
Sử dụng liều lượng phù hợp là cách uống rượu không hại dạ dày tốt nhất, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn, tổn thương và các cơn viêm dạ dày sau khi uống rượu. Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu thường xuyên cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tim, ung thư, bệnh gan, bệnh tâm thần hoặc tổn thương đến não bộ.
2. Ăn trước và trong khi uống rượu
Rượu đi vào máu qua dạ dày và ruột non. Do đó, nếu dạ dày trống khi uống rượu, rượu có thể đi vào máu nhanh chóng hơn. Điều này có thể khiến người bệnh dễ say rượu hơn, dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của hệ thống thần kinh, não bộ và gây mất sự tỉnh táo.
Ngoài ra, uống rượu khi bụng đói có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến tổn thương, viêm, đau. Trong thời gian sử dụng lâu dài, uống rượu có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Do đó, ăn trước và trong khi uống rượu là điều quan trọng và là một cách uống rượu không hại dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Uống nhiều nước
- Không pha trộn rượu với đồ uống có đường hoặc nước tăng lực
- Tránh các loại đồ ăn nhẹ có vị mặn, các loại thức ăn này có thể gây khát nước và khiến bạn uống nhiều hơn
3. Kiểm soát số lượng đồ uống
Kiểm soát số lượng đồ uống tiêu thụ là cách uống rượu không hại dạ dày tốt nhất. Đồ uống tiêu chuẩn là 1 lon hoặc 1 chai bia trung bình, khoảng 100 ml rượu vang và 45 ml rượu mạnh. Bên cạnh đó, các loại đồ uống pha chế theo công thức ở nhà hàng và quán rượu thường chứa nhiều độ cồn hơn so với nồng độ tiêu chuẩn.
Nhận biết số lượng rượu có thể tiêu thụ và hạn chế lượng đồ uống là cách tốt nhất để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử bệnh dạ dày cần tránh uống rượu theo vòng, đặc biệt là đối với những người uống nhiều.
4. Uống xen kẽ với các loại đồ uống không cồn
Để uống rượu an toàn, bạn có thể giảm lượng cồn trong máu bằng cách uống xen kẽ rượu và các loại đồ uống không cồn, như nước lọc, trà hoặc nước trái cây. Nồng độ cồn trong máu càng cao các nguy cơ viêm dạ dày và các ảnh hưởng sức khỏe khác cũng tăng lên.
Để giữ an toàn và tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Uống đồ uống không cồn xen kẽ đồ uống có cồn
- Uống nước để làm dịu cơn khát trước khi uống đồ uống có cồn
- Không sử dụng kết hợp nhiều loại đồ uống có cồn
- Uống chậm rãi, nhấp từng ngụm nhỏ thay vì uống cả ly
5. Biết khi nào cần dừng lại
Nhận biết giới hạn của bản thân và khi nào cần dừng lại là cách uống rượu an toàn nhất. Tất cả mọi người bao gồm nam và nữ giới đều cần có sự nhận thức và tự chủ khi uống rượu. Để giới hạn số lượng rượu cần thiết, bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Đặt giới hạn đồ uống cho bản thân, không uống quá 3 ly rượu mỗi lần hoặc dừng lại khi cảm thấy kích thích, say nhẹ hoặc bắt đầu cảm thấy choáng váng.
- Nếu bạn cảm thấy bắt đầu mất sự kiểm soát bản thân, hãy nói với một người bạn và đề nghị được giúp đỡ hoặc hạn chế lượng rượu tiêu thụ.
6. Lưu ý sau khi uống rượu
Sau khi uống rượu, bạn nên ăn nhẹ để tránh các rủi ro khi đi ngủ. Tránh tiêu thụ thức ăn chứa đường, các món ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn khó tiêu hóa. Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều carbs có thể hỗ trợ hấp thụ cồn và giúp cồn không ngấm vào máu quá nhiều. Cụ thể, sau khi uống rượu bạn có thể ăn bánh quy giòn, bỏng ngô hoặc các loại bánh quy khác trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, uống một cốc nước trước khi đi ngủ có thể hạn chế tình trạng mất nước và các chất điện giải. Đi tiểu trước khi ngủ có thể giảm áp lực lên bàng quang và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Sau khi uống rượu, bạn thường ngủ ngon hơn, mặc dù chất lượng giấc ngủ thường thấp hơn. Do đó, nếu bạn cần thức dậy vào một thời gian nhất định, bạn nên đặt báo thức sớm với 30 phút để tránh mệt mỏi gây muộn giờ.
Rủi ro khi sử dụng rượu lâu dài
Mặc dù sử dụng rượu vừa phải có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, tuy nhiên uống nhiều rượu, đặc biệt các loại rượu mạnh có thể không tốt cho sức khỏe.
Uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu là tình trạng một người uống nhiều hơn 3 ly mỗi ngày hoặc nhiều hơn 7 ly mỗi tuần đối với phụ nữ và 14 ly mỗi tuần đến với nam giới. Uống rượu quá mức có thể làm tăng một số nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như:
- Một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư miệng, cổ họng, thực quản và gan
- Tổn thương hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm, đau, loét dạ dày tá tràng
- Viêm tụy
- Tổn thương cơ tim
- Đột tử đối với bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch
- Đột quỵ
- Tai nạn
- Tổn thương não và các vấn đề khác ở thai nhi
Uống rượu mang lại nhiều tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe. Do đó tất các mọi người nên tránh lạm dụng rượu. Nếu cần uống rượu, bạn nên uống rượu an toàn bằng cách uống chậm lại hoặc tìm hiểu các cách uống rượu không hại dạ dày. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: Viêm gan do rượu: Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!