Người bụng yếu, hay đau bụng nên ăn gì, tránh gì tốt?

Người bị bụng yếu, hay đau bụng nên ăn gì và tránh gì tốt? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng của bản thân, giúp tránh được những triệu chứng khó chịu do bụng yếu gây ra. Để giải đáp được thắc mắc ở trên thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Bụng yếu nên ăn gì và tránh ăn gì để không bị đau bụng?
Bụng yếu nên ăn gì và tránh ăn gì để không bị đau bụng?

Nguyên tắc ăn uống cho người bị bụng yếu

Bụng yếu là tình trạng hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị suy yếu và dễ gây ra các triệu chứng như sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng,… Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng chúng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây áp lực lớn lên sức khỏe và tinh thần. Nếu bạn không có các biện pháp khắc phục phù hợp khiến tình trạng đau bụng tiêu chảy diễn ra kéo dài sẽ tiến triển sang bệnh viêm đại tràng mãn tính và căn bệnh này sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời.

Khi bị bụng yếu thì cách đơn giản nhất để khắc phục là điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bụng yếu để cải thiện tình trạng bệnh ngay tại nhà. Đồng thời, bạn cũng nên tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống sau đây:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, tuyệt đối nói không với đồ chưa nấu chín kỹ và tái sống như rau sống, gỏi, nộm,…
  • Không sử dụng các loại thực phẩm quá hạn sử dụng, đồ ăn ôi thiu và xuất hiện nấm mốc.
  • Các dụng cụ chế biến món ăn cần đảm bảo sạch sẽ, tốt nhất bạn hãy trụng nước sôi hoặc rửa sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh gây đau bụng do nhiễm khuẩn.
  • Mua thực phẩm sử dụng ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi,…

Bụng yếu, hay đau bụng nên ăn gì?

Khi bị bụng yếu, bạn cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm bổ sung cho cơ thể trong bữa ăn hàng ngày để tránh khiến bụng cảm khó chịu, đau và tiêu chảy. Các loại thực phẩm tốt cho người bị bụng yếu được chuyên gia khuyến khích nên tăng cường sử dụng là:

Cơm trắng

Cơm trắng là thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa nên rất tốt khi sử dụng cho những người bị bụng yếu. Đồng thời hàm lượng tinh bột dồi dào trong cơm trắng còn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Những trường hợp bị bụng yếu, hay đau bụng nếu sử dụng cơm trắng thay thế cho gạo lứt hoặc gạo nâu sẽ giúp phân thải ra rắn hơn, ngăn chặn tình trạng tiêu chảy xảy ra.

Cơm trắng là thực phẩm mà người bụng yếu nên tăng cường sử dụng trong bữa ăn
Cơm trắng là thực phẩm mà người bụng yếu nên tăng cường sử dụng trong bữa ăn

Thức ăn lỏng

Nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động không tốt, rất dễ bị đau bụng tiêu chảy thì bạn không nên sử dụng các loại thức ăn rắn và khó tiêu hóa. Các loại thức ăn này nếu đi vào cơ thể sẽ khiến ruột phải tăng cường nhu động và dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Để hạn chế tình trạng đau bụng diễn ra thì bạn nên tăng cường sử dụng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và ít gây áp lực lên ruột như cháo loãng, canh, súp, món hầm,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung cho cơ thể các loại đồ uống chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể như natri, kali và canxi.

Bánh mì trắng

Khi đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa thì tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì sản xuất từ ngũ cốc nguyên hạt. Đây là thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, nếu bạn sử dụng sẽ gây khó chịu cho bụng và dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc buồn nôn.

Vì thế, bánh mì trắng là thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị bụng yếu nên sử dụng. Hàm lượng chất xơ trong loại bánh mì này khá thấp, nếu bạn sử dụng sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Rong biển

Rong biển cũng là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa mà người bị bụng yếu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong thực phẩm này chứa rất nhiều hàm lượng dưỡng chất có tác dụng tốt đến sức khỏe như chất xơ, chất béo, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt, hàm lượng chất béo trong rong biển rất thấp, điều này sẽ hạn chế gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, hàm lượng natri alginate và chất xơ hòa tan trong thực phẩm này còn có tác dụng bảo vệ đường ruột khỏi tác nhân gây hại, giúp tăng cường lợi khuẩn và hỗ trợ cải thiện chứng táo bón rất tốt.

Sốt táo

Sốt táo giúp tăng thể tích của phân và hạn chế tình trạng tiêu chảy diễn ra
Sốt táo giúp tăng thể tích của phân và hạn chế nguy cơ bị đau bụng tiêu chảy

Sốt táo là một dạng táo chưng với đường, đây là thức ăn rất dễ tiêu hóa, chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào nên tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sốt táo là thực phẩm mà người bụng yếu hoặc dễ đau bụng nên tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Hàm lượng chất xơ pectin trong sốt táo rất dồi dào, đây là chất xơ có khả năng hòa tan trong nước, giúp làm tăng thể tích phân và hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Chuối

Chuối là loại trái cây rất quen thuộc đối với chúng ta với hàm lượng dưỡng chất khá dồi dào. Đối với những người bị yếu bụng hoặc đau bụng thì chuối là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong chuối khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cơ quan tiêu hóa này hoạt động tốt hơn, hạn chế triệu chứng tiêu chảy xảy ra. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và kali trong chuối còn hạn chế tình trạng mất nước và bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tuy nhiên, với những người bụng yếu thì tốt nhất chỉ nên ăn chuối lùn, còn chuối tiêu hoặc chuối tây thì nên hạn chế vì chúng dễ gây khó tiêu và đầy bụng.

Sữa chua

Sữa chua được xếp vào trong nhóm thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Việc sử dụng sữa chua hàng ngày sẽ có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của cơ quan này.

Vì vậy, nếu bạn bị bụng yếu hoặc đau bụng thì đây là thực phẩm tuyệt đối không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ và không nên quá lạm dụng để tránh gây phản tác dụng.

Cần hạn chế ăn những gì khi bụng yếu

Bên cạnh những loại thực phẩm nên tăng cường sử dụng ở trên thì người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, giúp phục hồi chức năng của cơ quan tiêu hóa:

Bụng yếu nên hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa để tránh bị đau bụng
Bụng yếu nên hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa để tránh bị đau bụng

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa là thức uống chứa hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đây lại là nhóm thực phẩm không được khuyến khích sử dụng cho những người bị bụng yếu.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa và tất cả các chế phẩm từ sữa (như phô mai, kem, bơ, phomat,…) có chứa hàm lượng chất béo khá cao, gây khó chịu cho cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng lactose trong thực phẩm này nếu được bổ sung vào cơ thể với liều lượng lớn mà không được tiêu hóa hết sẽ gây đầy bụng và khó tiêu.

Rau sống và trái cây tươi

Rau sống và trái cây tươi có chứa hàm lượng dưỡng chất khá đa dạng và cực kỳ tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Tuy nhiên, nếu bạn bị bụng yếu hoặc hay đau bụng thì đây lại là nhóm thực phẩm cần hạn chế để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Các loại vi khuẩn có hại tồn tại trong rau sống không được tiêu diệt thông qua cách nấu chín, nếu đi vào cơ thể sẽ gây hại rất lớn cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn thô như vậy thì sau khi trải qua quá trình tiêu hóa sẽ hấp thụ nước và khiến ruột phải co bóp nhiều hơn gây đau bụng.

Vì thế, đây là nhóm thực phẩm chỉ nên lựa chọn khi cơ thể bạn thực sự khỏe mạnh, nếu bụng đang yếu hoặc gặp vấn đề thì bạn nên hạn chế đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Đồ cay nóng và chiên xào

Đồ ăn cay nóng là nhóm thực phẩm mà người bị bụng yếu cần phải hạn chế sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Nếu bạn có thói quen dùng đồ cay nóng sẽ khiến hệ tiêu hóa phải tăng cường hoạt động, đồng thời gây kích thích đến lớp niêm mạc dạ dày. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khiến tình trạng đau bụng diễn ra kéo dài, khó cải thiện.

Để tránh gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa thì người bị bụng yếu cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thịt mỡ. Đây là nhóm thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và được chuyên gia khuyến khích không nên sử dụng. Đồng thời, đồ chiên nhiều dầu mỡ còn gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy khó chịu nhiều hơn.

Các món chiên xào nhiều dầu mỡ nên hạn chế sử dụng cho những người bị bụng yếu
Các món chiên xào nhiều dầu mỡ nên hạn chế sử dụng cho những người bị bụng yếu

Nước ngọt có gas

Đây là nhóm thực phẩm tác động tiêu cực đến sức khỏe và đặc biệt không tốt cho hệ tiêu hóa. Nước ngọt có gas có hàm lượng đường và chất bảo quản khá cao, nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và khiến tình trạng đau bụng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bị bụng yếu và có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt thì bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.

Món ăn tốt cho những người bụng yếu

Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bụng yếu và cách chế biến, bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

Canh củ hầm sườn lợn

– Nguyên liệu:

  • 80 gram cà rốt
  • 50 gram khoai tây
  • 50 gram khoai lang
  • 100 gram sườn non
  • Hành tím, hành lá
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Khoai tây, khoai lang, cà rốt đem gọt hết vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước rồi cắt thành miếng vừa.
  • Sườn non sau khi mua về đem đi rửa sạch, chặt thành khúc ngắn rồi cho vào bát ướp với một gia vị khoảng 15 phút cho thấm.
  • Hành tím lột vỏ rồi dùng dao thái mỏng, hành lá làm sạch rồi cắt thành khúc ngắn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và hành tím vào phi vàng, sau đó cho sườn vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ khoảng 1 lít nước vào.
  • Đun đến khi nước sôi lên thì thả củ vào rồi vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục hầm cho đến khi tất cả các nguyên liệu trên chín mềm là được.
  • Khi canh đã chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó thả hành lá vào rồi tắt bếp, múc canh ra bát dùng chung với cơm khi còn nóng.
Canh củ hầm sườn non rất dễ tiêu hóa và tốt cho đường ruột
Canh củ hầm sườn non rất dễ tiêu hóa và tốt cho đường ruột

Cháo thịt băm gừng tươi

– Nguyên liệu:

  • 100 gram gạo tẻ
  • 100 gram thịt heo nạc
  • 1/2 củ gừng tươi
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Hành lá đem cắt bỏ phần gốc, nhặt bỏ phần héo úng xung quanh, đem đi rửa sạch với nước rồi thái nhỏ. Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhuyễn.
  • Gạo tẻ đem đi vo sạch tạp chất bám quanh, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ. Bắc nồi lên bếp đun cho đến khi nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục hầm cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Gừng rửa sạch toàn bộ đất cát bám quanh rồi để cho ráo, dùng dao cạo bỏ bớt phần vỏ xung quanh, dùng vật nặng đập dập rồi băm nhuyễn.
  • Thịt heo đem đi rửa sạch sẽ, dùng dao thái thành lát mỏng rồi băm cho nhuyễn. Cho thịt băm vào trong bát ướp với một ít gia vị và hành tím băm nhuyễn khoảng 15 phút.
  • Khi thấy hạt gạo nở đều thì cho thịt heo và gừng băm  vào nấu chung, tiếp tục nấu cho đến khi cháo chín nhuyễn thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm một ít hành lá và tiêu vào rồi sử dụng ngay khi còn nóng giúp làm ấm bụng và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Cháo là món ăn dễ tiêu hóa, rất thích hợp sử dụng khi bụng đang yếu hoặc hệ tiêu hóa có vấn đề
Cháo là món ăn dễ tiêu hóa, rất thích hợp sử dụng khi bụng đang yếu hoặc hệ tiêu hóa có vấn đề

Canh rong biển sườn non

– Nguyên liệu:

  • 300 gram sườn non
  • 50 gram rong biển nấu canh
  • 50 gram nấm đông cô
  • 1 miếng đậu hủ
  • Hành lá
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Sườn non đem rửa sạch rồi chặt thành khúc ngắn vừa ăn, cho toàn bộ sườn vào bát ướp với một ít gia vị. Đậu phụ rửa sạch rồi cắt miếng vuông vừa ăn
  • Rong biển cho vào tô ngâm với nước muối pha loãng, ngâm trong khoảng 10 phút cho rong biển nở mềm thì vớt ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo.
  • Nấm đông cô đem ngâm với nước ấm khoảng 15 phút cho nở mềm, sau đó đem rửa sạch với nước rồi dùng dao cắt đôi.
  • Hành lá nhặt bỏ phần gốc và hư úng xung quanh, đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo. Sau đó dùng dao thái hành lá thành từng khúc ngăn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn và sườn non vào đảo đều cho đến khi săn lại, sau đó đổ nước vào. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh lượng nước nấu canh theo ý thích.
  • Khi nước sôi lên thì cho nấm đông cô, đậu phụ và rong biển vào nấu chung, tiếp tục đun 5 phút nữa rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
  • Múc canh ra tô, thả vào một ít hành lá vào và sử dụng chung với cơm ngay khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon của món ăn.
Người bị bụng yếu bên bổ sung món canh rong biển vào thực đơn ăn uống hàng ngày
Người bị bụng yếu bên bổ sung món canh rong biển vào thực đơn ăn uống hàng ngày

Trên đây là thông tin về những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị bụng yếu bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

4/5 - (4 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *