Cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt – Mẹo hay dân gian

Viêm nang lông là bệnh lý về da liễu gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phương pháp chữa bệnh viêm nang lông tại nhà cũng đem lại nhiều hiệu quả. Một trong những mẹo hay dân gian hay sử dụng đó là cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt.

Viêm nang lông là bệnh da liễu có triệu chứng nổi các nốt sần đỏ, các mụn mủ và nhọt đầu trắng trên lỗ chân lông ở các vị trí như mặt, đầu, tay chân, lưng và vùng kín trên cơ thể.

Lá lốt chữa viêm nang lông có tốt không?

Cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt là phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả tốt. Lá lốt là một vị thuốc trong Đông y, có tính ấm và vị cay có thể điều trị các bệnh dị ứng nói chung. Dân gian thường dùng lá lốt để chữa các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa ngoài da, nhất là ở chân tay.

Cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt khá phổ biến
Cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt khá phổ biến

Nghiên cứu thành phần lá lốt cho biết, lá lốt có chứa Flavonoid, Benzyl Axetat, Ancaloit, Beta-caryophylen… Những hoạt chất này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt.

Sử dụng lá lốt chữa viêm nang lông giúp giảm đau, giảm ngứa trong thời gian ngắn, kiên trì sử dụng sẽ làm tiêu sưng, giảm viêm, và điều trị dứt điểm viêm nang lông.

Top 3 cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt hiệu quả

Muốn đạt hiệu quả tốt trong việc điều trị viêm nang lông bằng lá lốt, cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là 3 cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt hiệu quả

Uống trực tiếp nước lá lốt

  • Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước.
  • Sử dụng nước lá lốt chưng cách thủy để uống từ 2 – 3 lần sau khi ăn.
  • Sử dụng bã lá lốt đắp lên vùng da bị viêm.
  • Thực hiện thường xuyên trong khoảng 2 đến 3 tuần.

Kết hợp lá lốt và hương nhu

Lá lốt rất tốt cho tình trạng viêm lỗ chân lông vì có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, giảm đau kết hợp tinh chất hương như giúp kháng khuẩn, làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông.

Sử dụng nước lá lốt và hương nhu lau rửa vùng da bị viêm giúp làm sạch và kháng khuẩn
Sử dụng nước lá lốt và hương nhu lau rửa vùng da bị viêm giúp làm sạch và kháng khuẩn
  • Chuẩn bị 100g lá lốt tươi, 100g hương nhu tươi hoặc khô đều được.
  • Cho lá lốt và hương nhu vào chậu nước sôi để hãm nước.
  • Sử dụng nước lá lốt và hương nhu lau rửa vùng da bị viêm hoặc pha với nước ấm tắm hàng ngày.
  • Trong khi tắm, có thể dùng bã lá lốt và hương nhu lau rửa vùng da bị viêm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá lốt đắp trực tiếp

  • Chuẩn bị lá lốt và muối biển theo công thức: 50g lá lốt và 3 thìa muối biển.
  • Rửa sạch lá lốt, xay nhuyễn và lấy nước cốt
  • Đun muối và bã lá lốt với 1 lít nước sôi.
  • Lấy bã lá lốt đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Sử dụng phương pháp này 2 lần/ngày, dùng thường xuyên trong vòng 1 tuần.

Những lưu ý khi trị viêm nang lông bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt điều trị viêm nang lông khá an toàn và đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng lá lốt đúng cách có thể chữa viêm nang lông hiệu quả
Sử dụng lá lốt đúng cách có thể chữa viêm nang lông hiệu quả
  • Sử dụng lá lốt sạch, không bị phun hóa chất bảo vệ thực vật để tránh bị ngộ độc và nhiễm trùng nặng hơn ở vùng da bị viêm.
  • Nên sử dụng một ít lá lốt bôi lên vùng da lành để thử phản ứng, nếu bị dị ứng với lá lốt thì không được sử dụng phương pháp này trong điều trị.
  • Cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt cũng giống như các phương pháp dân gian khác cần thời gian điều trị lâu dài, người bệnh nên kiên trì sử dụng, không nên vội vàng.
  • Không sử dụng cách điều trị này cùng với các phương pháp khác cùng một lúc.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây y, cần có sự tham vấn y khoa nếu muốn điều trị bằng lá lốt hỗ trợ để tránh tương tác thuốc.
  • Phương pháp này chỉ được sử dụng ở những người bị viêm nang lông thể nhẹ, chưa biến chứng và chưa nhiễm trùng.

Trên đây là cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt tại nhà đơn giản và hiệu quả. Khi bị viêm nang lông, bạn đọc nên chăm sóc da kỹ càng. Trong trường hợp viêm nặng, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn cần biết:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *