Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh khỏi
Nội dung bài viết
Phương pháp chữa viêm chân lông bằng lá trầu không áp dụng tại nhà rất đơn giản với vài thao tác thực hiện mang đến hiệu quả chữa trị rất tốt, nhanh khỏi. Vậy chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh khỏi như thế nào, hãy tìm hiểu ngay.
Lá trầu không chữa viêm nang lông da đầu có tốt không?
Viêm chân lông là tình trạng viêm nhiễm tại các lỗ chân lông với biểu hiện ngứa ngáy trên da, nổi nốt sẩn đỏ hoặc có thể sinh mụn mủ. Điều trị bệnh da liễu này có rất nhiều cách để thực hiện trong đó có phương pháp dân gian sử dụng lá trầu không.
Trầu không là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, ngoài việc dùng để ăn thì còn giúp chữa được nhiều loại bệnh trong đó có bệnh về da liễu. Đặc tính của loại lá này là có vị cay nồng, mùi hắc đặc trưng, chứa nhiều tinh dầu tốt.
Trong lá trầu không có một lượng lớn phenol có công dụng cải thiện được tình trạng viêm lỗ chân lông. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này như thuốc kháng khuẩn với công hiệu chống viêm, diệt khuẩn sống ẩn trong lỗ chân lông. Khi bôi lên da sẽ giúp giảm ngứa, làm sạch toàn bộ bã nhờn, ngăn ngừa được mùi hôi khó chịu.
Vitamin C, acid amin, tanin và methyl eugenol có trong trầu không còn có tác dụng se khít lỗ chân lông và ngăn chặn sự hình thành thâm sẹo nơi da bị tổn thương để bạn có một làn da sáng mịn sau khi lành bệnh.
Với những công dụng thần kỳ trên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng loại lá này để chữa bệnh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh bạn có thể áp dụng điều trị sao cho hiệu quả được cao nhất:
- Bệnh cấp độ nhẹ đến trung bình, mức độ ảnh hưởng không quá rộng thì lá trầu không có công dụng chữa trị tốt.
- Nếu vùng da tổn thương đã bị nặng, có dấu hiệu viêm loét, bội nhiễm khuẩn thì lá trầu chỉ có công dụng giảm các triệu chứng, không dùng thay thuốc chữa bệnh và thuốc kháng sinh.
5 cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không đơn giản
Khi chữa viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không bạn cần phải chọn loại lá bánh tẻ tươi, không quá già hay quá non, không bị héo, bị sâu bệnh để hiệu quả chữa trị được cao hơn.
Dùng nước cốt lá trầu không
Lá trầu không mua về ép lấy nước nguyên chất rồi thoa lên vùng da cần điều trị có công hiệu cực tốt. Các hoạt chất có trong lá trầu không sẽ thấm vào da nhanh hơn.
Tính sát trùng, chống viêm mạnh mẽ của nước cốt sẽ làm cho vi khuẩn bị suy yếu, tình trạng đau nhức được cải thiện, tiêu sưng và giảm cơn ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 đến 5 lá trầu không rửa sạch lớp bụi bẩn, ngâm nước muối 15 phút để làm sạch các vi khuẩn.
- Vớt lá trầu ra để ráo sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Lấy một miếng vải sạch để lọc lấy nước cốt, bỏ đi phần bả.
- Làm sạch vùng da cần điều trị với nước ấm để làm nở lỗ chân lông.
- Lấy một miếng bông nhúng vào dung dịch rồi thoa nhẹ nhàng.
- Thực hiện 2 đến 3 lần đến khi da khô, để nguyên trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch là được.
- Thực hiện 2 lần/ngày sau một thời gian tình trạng bệnh lý sẽ được cải thiện rõ rệt.
Uống nước lá trầu không
Nước lá trầu không có thể dùng để trị viêm chân lông từ bên trong. Cách này có thể áp dụng song song với nước cốt bôi ngoài da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20 lá trầu không loại bánh tẻ rửa sạch và ngâm với nước muối để khử khuẩn.
- Vò nhẹ lá trầu đã được làm sạch sau đó cho vào nước sôi để hãm trong vòng 15 phút.
- Dùng nước lá trầu không để uống thay nước lọc trong ngày.
Làm mặt nạ lá trầu không
Trị viêm chân lông bằng lá trầu không khi làm thành mặt nạ có công hiệu mạnh hơn dùng nước cốt. Tuy nhiên cách làm này không thể dùng cho người đã có mụn sưng đỏ hoặc mụn mủ trên vùng da đã bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lượng lá trầu không bôi lên vùng da cần điều trị mang đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối.
- Cho lá trầu không vào cốt để giã nát hoặc cho vào máy xay để làm nhuyễn.
- Làm sạch vùng da cần điều trị rồi đắp một lớp mỏng mặt nạ bao phủ vùng da bị viêm chân lông.
- Để nguyên lớp mặt nạ khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Mỗi ngày đều thực hiện bạn sẽ không còn cảm giác đau và ngứa.
Dùng lá trầu không + muối
Chữa viêm nang lông bằng lá trầu không kết hợp với muối là một trong những cách làm có công hiệu cực kỳ tốt. Cả hai nguyên liệu này đều có tính kháng viêm, khi áp dụng sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, bệnh chóng lành hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 lá trầu không mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối rồi thái nhuyễn.
- Nấu 1 lít nước đợi sôi thì cho lá trầu vào đun tiếp 5 phút sau đó tắt bếp đổ ra thau.
- Cho một thìa muối vào khuấy tan, đợi nước nguội thì dùng để ngâm vào vùng da bị bệnh 10 phút.
- Rửa lại với nước để lỗ chân lông được thông thoáng hơn.
Tắm nước lá trầu không
Nếu vùng da bị viêm chân lông quá nặng, lan diện rộng ở ngực, lưng… thì bạn có thể tắm nước lá trầu không để điều trị. Phương pháp này sẽ giải quyết vấn đề khi bạn bôi thuốc trên cơ thể vừa khó khăn vừa để lại mùi trên quần áo.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 đến 15 lá trầu không mang đi rửa sạch rồi cho vào nước muối để sát khuẩn.
- Đun 2 lít nước sôi cho lá trầu vào đun tiếp khoảng 5 đến 7 phút nữa là được.
- Gạn nước cho vào một cái chậu sạch, pha thêm ít nước lạnh để nước nguội bớt rồi dùng để tắm.
- Phần xác lá trầu chà nhẹ lên khu vực da bị bệnh để giảm ngứa, chừa vùng da bị viêm nhanh khỏi.
- Dùng tắm mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ lá trầu không
Cách trị viêm chân lông bằng lá trầu không có hiệu quả rất tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo công hiệu. Muốn chữa trị nhanh khỏi bằng loại thảo dược này bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Những người bị dị ứng với lá trầu thì không thể dùng để chữa trị được.
- Người đang cho con bú bị viêm lỗ chân lông ở ngực cần thận trọng khi áp dụng bởi có thể làm mất sữa khi đắp lá trầu lên ngực.
- Lá trầu cần phải rửa sạch rồi ngâm với nước muối trước khi dùng để sát khuẩn.
- Vùng da đang bị trầy xước thì không được dùng lá trầu để đắp lên.
- Nên uống nhiều nước trong quá trình chữa bệnh để tránh bị mất nước.
- Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô thoáng, quần áo mặc rộng rãi để tránh làm tổn thương vùng da đang điều trị.
- Không được dùng tay để gãi lên vùng da bị tổn thương bởi sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Trường hợp cấp thiết có thể kết hợp dùng chung với thuốc bôi để giảm cơn ngứa và triệu chứng viêm.
- Trước khi thực hiện điều trị cần làm sạch vùng da với nước ấm vừa hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vừa giúp thuốc dễ ngấm vào lỗ chân lông hơn.
Nếu quá trình chữa viêm chân lông bằng lá trầu không có tác dụng phụ hoặc triệu chứng không thuyên giảm bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám. Hãy cân nhắc và phối hợp mẹo chữa dân gian với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất.
Có thể bạn cần biết:
Trong bao lâu thì có hiệu quả ạ