7+ cách chữa dày sừng nang lông tại nhà hiệu quả nhanh

Áp dụng những cách chữa dày sừng nang lông tại nhà là một giải pháp an toàn cho làn da. Chúng giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương trong các nang lông. Dưới đây là một số mẹo trị bệnh đơn giản có thể hữu ích cho bạn.

8 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà

Dày sừng nang lông là hiện tượng xuất hiện các nút sừng ở nang lông khiến da trở nên sần sùi, thô ráp và mất thẩm mỹ. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, da đổ nhiều mồ hôi hoặc không được vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh dày sừng nang lông ảnh hưởng chủ yếu đến mặt ngoài 2 cánh tay, đùi, mông hoặc có khi cả ở hai bên má. Một số giải pháp tự nhiên dưới đây đang được nhiều người áp dụng để khắc phục tình trạng này tại nhà.

1. Mẹo trị dày sừng nang lông tại nhà bằng cám gạo

Sử dụng cám gạo là một trong những cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng dày sừng nang lông tại nhà. Nguyên liệu này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho da như vitamin B, E, canxi, biotin, niacin… Những chất này có đặc tính chống oxy hóa, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nang lông, dưỡng ẩm và làm mềm vùng da bị bệnh.

cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng cám gạo
Bột cám gạo được nhiều người sử dụng để chữa dày sừng nang lông tại nhà

Sử dụng cám gạo chăm sóc da hàng ngày cũng giúp loại bỏ các lớp da bị sừng hóa, nhẹ nhàng lấy đi các tế bào chết trên da, giúp các nang lông được thông thoáng và nhanh chóng phục hồi hư tổn.

Cách điều trị dày sừng nang lông bằng cám gạo khá đơn giản. Bạn có thể đắp mặt nạ cám gạo nguyên chất hoặc kết hợp chung với các nguyên liệu khác như sữa tươi hay sữa chua không đường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Cách 1: Dùng cám gạo và sữa chua

  • Lấy 1/2 chén cám gạo trộn chung với 1 hũ sữa chua. Nên dùng sữa chua không đường để ngăn ngừa tình trạng kích ứng cho da.
  • Dùng thìa khuấy đều để được một hỗn hợp sánh mịn
  • Làm sạch vùng da cần điều trị với nước ấm rồi thoa một lớp mặt nạ vừa chế lên da
  • Tiến hành mát xa vài phút và lưu lại hỗn hợp trên da thêm 20 phút nữa
  • Cuối cùng hãy lấy nước rửa lại da cho sạch và lau khô
  • Thực hiện đều đặn 2 ngày/lần để làn da nhanh có sự thay đổi.

Cách 2: Công thức chữa dày sừng nang lông từ sữa tươi và cám gạo

  • Chuẩn bị bột cám gạo và sữa tươi không đường lượng đủ dùng
  •  Cả hai bỏ vào trong một cái chén sạch rồi khuấy đều đến khi cám gạo thấm đều sữa tươi và không còn bị vón cục.
  • Thoa đều hỗn hợp vừa tạo lên vùng da bị dày sừng nang lông
  • Để trong ít nhất 20 phút mới rửa lại
  • Áp dụng cách này với tần suất khoảng 3 lần trong tuần.

2. Điều trị dày sừng nang lông bằng các loại tinh dầu

Một số loại tinh dầu có thể giúp cải thiện các triệu chứng của dày sừng nang lông và bổ sung nhiều dưỡng chất thiên nhiên giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da mới, mang lại cho bạn một làn da mịn màng hơn. Trong số các loại tinh dầu thì dầu ô liu và dầu dừa được sử dụng phổ biến hơn cả.

– Dầu dừa:

Dầu dừa được xem là phương thuốc tự nhiên an toàn, lành tính cho các vấn đề về da, bao gồm cả tình trạng dày sừng nang lông. Nguyên liệu này được bào chế từ cơm dừa nên đặc biệt giàu axit lauric và các loại axit béo.

Khi sử dụng trên vùng da bị dày sừng nang lông, dầu dừa sẽ phát huy hiệu quả bằng cách ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giảm hiện tượng viêm đỏ ở các nang lông, dưỡng ẩm, làm mềm lớp da dày sừng.

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, bạn hãy lấy nước ấm vệ sinh vùng da cần điều trị cho sạch sẽ rồi dùng khăn mềm thấm khô
  • Thoa một lớp dầu dừa vừa đủ lên toàn bộ khu vực bị dày sừng nang lông
  • Kết hợp mát xa và dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ lên bề mặt da trong vài phút để các dưỡng chất trong dầu dừa thẩm thấu vào sâu trong các nang lông
  • Lặp lại theo cách tương tự 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 phút để nhanh thấy được hiệu quả. Bạn cũng có thể bôi dầu dừa vào buổi tối và để qua đêm giúp dầu dừa phát huy được hiệu quả tối ưu.

Dầu ô liu:

Nếu không có dầu dừa, bạn có thể thay thế bằng dầu ô liu. Giàu vitamin E và axit béo omega 3, loại dầu này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nang lông, ngăn chặn sự hình thành của lớp da dày sừng, giảm hiện tượng thô ráo trên bề mặt da.

Dầu ô liu cũng là một loại mỹ phẩm dưỡng ẩm từ thiên nhiên tuyệt vời cho làn da bị dày sừng nang lông. Sử dụng đúng cách không chỉ giúp làn da mịn màng mà còn nâng cao sức đề kháng cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời và vi khuẩn.

Cách sử dụng:

  • Sau bước làm sạch da, bạn dùng bông gòn thấm dầu ô liu rồi thoa một lớp mỏng lên khu vực bị ảnh hưởng
  • Để khoảng 30 phút. Trong thời gian này, bạn nên nằm im thư giãn để da có khả năng hấp thụ dưỡng chất tối ưu. Tránh mặc quần áo hay che chắn vùng da bị bệnh ngay sau khi thoa dầu khiến cho lớp dầu bị lau sạch.
  • Sau cùng rửa lại da với nước ấm
  • Duy trì áp dụng cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng dầu ô liu mỗi ngày 1 lần. Sau khoảng 1 tuần làn da sẽ có sự thay đổi đáng kể.

3. Điều trị dày sừng nang lông bằng nha đam

Nha đam không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn có nhiều tác dụng trong làm đẹp. Chiết xuất từ nguyên liệu này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hay các loại kem bôi chữa dày sừng nang lông có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Phân tích thành phần của nha đam cho thấy, nguyên liệu này chứa nhiều vitamin A, B, C, E, đồng, kẽm, kali, magie, axit folic và hơn 20 loại axit amin. Những dưỡng chất này có tác dụng làm dịu kích ứng ở nang lông, giảm hiện tượng sưng đỏ, thô ráp, ngứa ngáy trên vùng da bị ảnh hưởng.

Cùng với đó hoạt chất polyphenol được tìm thấy trong nha đam còn giúp chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn. Nó giúp giảm nguy cơ bị viêm lỗ chân lông, đồng thời ức chế không để tình trạng dày sừng nang lông tiếp tục phát triển.

cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng nha đam
Nha đam giú diệt khuẩn, giảm viêm đỏ và loại bỏ các nốt sần trên vùng da bị dày sừng nang lông

Cách 1: Thoa gel nha đam nguyên chất

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa cho sạch bụi bẩn bên ngoài
  • Gọt sạch vỏ, lấy ruột nha đam xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
  • Thoa một lớp gel nha đam vừa đủ che phủ kín vùng da bị dày sừng nang lông sau khi khu vực này đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để cho da khô hẳn hãy rửa lại
  • Gel nha đam có tính tẩy, nếu lạm dụng quá mức có thể gây mỏng da. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng mỗi tuần tối đa 3 lần.

Cách 2: Kết hợp gel nha đam với mật ong trị dày sừng nang lông tại nhà

  • Xay nhuyễn một ít ruột nha đam để tạo thành một loại gel đặc, bỏ ra chén
  • Thêm vào 2 thìa mật ong nguyên chất và trộn cho hai nguyên liệu hòa quyện đều với nhau
  • Sử dụng hỗn hợp trên như một loại thuốc bôi ngoài da để trị dày sừng nang lông
  • Cứ 2 ngày lại thoa một lần, mỗi lần để 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

4. Ngâm rửa nước trà xanh trị dày sừng nang lông

Nước trà xanh sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa EGCG khá dồi dào. Chất này hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn. Nó giúp khử trùng cho bề mặt da, tiêu diệt vi khuẩn trú ẩn trong các nang lông, đồng thời bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh trước sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, nước trà xanh còn cung cấp nhiều vitamin A, B, C và một số loại khoáng tố khác. Chúng giúp làm sạch lỗ chân lông, tăng cường sản sinh collagen mang đến cho bạn một làn da săn chắc, mịn màng và có khả năng đàn hồi cao, đồng thời đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương trong các nang lông.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, đem rửa qua vài lần nước cho sạch, vò nhẹ
  • Đun sôi 500ml nước rồi bỏ lá chè vào nấu thêm 5 phút nữa
  • Chờ cho nước trà xanh nguội còn khoảng 35 độ, lấy ngâm rửa vùng da bị dày sừng nang lông trong 10 phút. Kết hợp dùng xác lá chà nhẹ lên bề mặt da để kích thích làm bong tróc lớp da bị hóa sừng cùng các tế bào da chết nằm bít tắc lỗ chân lông.
  • Kiên trì thực hiện theo hướng dẫn trên mỗi ngày 1 lần trong 7 – 10 ngày liên tục.

5. Cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không cũng được dân gian tin dùng để trị dày sừng nang lông tại nhà. Thảo dược này giàu tinh dầu có chứa các hoạt chất quý như Chavicol, Tanin hay Methyl eugenol… Chúng có khả năng khử khuẩn, giảm hiện tượng sưng đỏ trên bề mặt da, chống viêm, làm mềm vùng da bị dày sừng nang lông.

Ngoài ra, các thành phần trong lá trầu không cũng hoạt động tích cực trong việc ức chế sự sinh trưởng của virus, vi khuẩn hay nấm gây hại cho da, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo các mô mới thay thế cho tế bào da bị tổn thương trong các nang lông.

cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng lá trầu
Lá trầu không được dùng để nấu nước tắm rửa hoặc lấy nước cốt bôi ngoài da trị dày sừng nang lông

Cách 1: Thoa nước lá trầu không

  • Dùng 5 cái lá trầu không bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ
  • Bỏ lá vào cối giã nát cùng với vài hạt muối ăn
  • Bọc hỗn hợp vào trong một miếng vải mỏng vắt cho kiệt nước
  • Sau cùng lấy bông gòn thấm nước cốt lá trầu bôi lên chỗ da bị bệnh mỗi ngày 2 lần
  • Rửa sạch da sau 20 phút

Cách 2: Tắm nước lá trầu

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu, vò nhẹ cho lá hơi nát
  • Bỏ lá trầu vào trong ấm đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút
  • Vớt bỏ bã, pha nước lá trầu với nước sạch sao cho đủ tắm
  • Dùng nước này tắm rửa hàng ngày khi bị dày sừng nang lông ở nhiều vị trí trên cơ thể.

6. Mẹo trị dày sừng nang lông bằng muối

Muối là nguyên liệu nổi tiếng với nhiều tác dụng điều trị bệnh, bao gồm các bệnh lý da liễu như viêm da, viêm lỗ chân lông, mụn trứng cá, ngứa da và cả bệnh dày sừng nang lông.

Theo y học cổ truyền, muối có đặc tính sát trùng mạnh. Nó giúp kháng viêm, tiêu độc cho da, lương huyết, cải thiện tình trạng sưng đỏ trong nang lông. Sử dụng muối cũng giúp cải thiện đáng kể cảm giác ngứa ngáy, nóng rát trên vùng da bị ảnh hưởng và giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nhiễm trùng da cho những người bị dày sừng nang lông.

Cách 1: Dùng nước muối pha loãng

  • Lấy 2 thì muối đem pha chung với 300ml nước đun sôi để nguội
  • Dùng thìa quậy cho muối tan hết và bỏ ly nước vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút
  • Để điều trị dày sừng nang lông, dùng bông gạc y tế nhúng vào trong nước muối rồi đắp lên khu vực cần điều trị
  • Thực hiện cách này với tần suất mỗi tuần 3 lần để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Cách 2: Công thức trị dày sừng nang lông từ muối và chanh

  • Lấy 2 thìa cà phê muối trộn chung với 1 thìa nước cốt chanh và 300ml nước sạch
  • Quậy hỗn hợp để muối tan hết và hòa quyện cùng với nước cốt chanh
  • Bôi hỗn hợp trên lên da 2 – 3 lần liên tục rồi để da khô tự nhiên trước khi rửa sạch lại
  • Áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ và thực hiện 3 lần trong tuần để vùng da bị dày sừng nang lông nhanh hồi phục.

7. Mật ong chữa dày sừng nang lông

Mật ong vừa là thực phẩm bồi bổ sức khỏe, vừa là vị thuốc chữa bệnh được dân gian ưa chuộng. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, mật ong được sử dụng làm thuốc chữa trị các bệnh lý ở đường ruột và cả bệnh ngoài da, trong đó có dày sừng nang lông.

Khi tiếp xúc với bề mặt da, thành phần vitamin E, C cùng các axit amin và khoáng chất có trong mật ong còn làm dịu kích ứng trên vùng da bị bệnh và tạo điều kiện để tế bào da mới nhanh được tái tạo. Đây là nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn cho da và có thể áp dụng cho cả đối tượng có làn da nhạy cảm.

cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng mật ong
Cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng mật ong đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất, nếu có mật ong rừng càng tốt
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực tổn thương rồi lấy mật ong bôi trực tiếp lên da
  • Dùng đầu ngón tay mát xa da nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để đưa các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong các lớp da và tiếp xúc với mô bị tổn thương trong nang lông.
  • Thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi và giữ nguyên mật ong trên da khoảng 20 – 30 phút sau mới rửa lại.
  • Thực hiện cách chữa dày sừng nang lông tại nhà mỗi ngày 1 lần để sớm nhận được hiệu quả như mong đợi.

8. Sử dụng kem thuốc bôi ngoài da chữa dày sừng nang lông

Những mẹo trị dày sừng nang lông tự nhiên mặc dù an toàn nhưng hiệu quả lại đến chậm. Một số trường hợp áp dụng không nhận được kết quả như mong đợi do không phù hợp cơ địa hoặc do tình trạng dày sừng nang lông quá nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể cân nhắc dùng đến các loại kem bôi hay thuốc điều trị bệnh chuyên sâu kê đơn hoặc không kê đơn.

Các loại kem bôi, thuốc chữa dày sừng nang lông thường được sử dụng bao gồm:

  • Kem sát trùng, làm sạch tế bào chết: Những loại kem này được bào chế từ các loại axit như acid lactic hay acid salicylic. Chúng giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da, giảm viêm ngứa, đồng thời làm sạch tế bào chế trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
  • Retin – A: Đây là một loại thuốc bôi ngoài da được bào chế dưới dạng gel hay kem. Thuốc có tác dụng điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm tiết dầu trên vùng da nhờn, làm sạch tế bào chết và ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn trong các nang lông.
  • Thuốc chứa corticoid: Các loại thuốc bôi chứa corticoid có thể giúp khắc phục bệnh dày sừng nang lông ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc giúp làm giảm các nốt sần và cải thiện tình trạng viêm đỏ ở các nang lông tốt nhưng bạn không nên lạm dụng quá mức. Tránh sử dụng quá 1 tuần mà không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi trị dày sừng nang lông tại nhà

Những cách chữa dày sừng nang lông tại nhà chỉ thích hợp với người bị tổn thương da ở mức độ nhẹ. Bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để nắm rõ tình trạng bệnh của mình, từ đó mới lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

Quá trình trị dày sừng nang lông sẽ nhanh chóng cho kết quả tốt nếu áp dụng song giữa điều trị cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da hàng ngày đúng cách. Do vậy bạn cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ và thường xuyên tẩy tế bào chết cho da mỗi tuần 1 – 2 lần để các lỗ chân lông không bị bít kín.
  • Tắm rửa hàng ngày. Tránh sử dụng các loại sữa tắm hay xà bông chứa chất tẩy trắng hay có hương thơm bởi chúng có thể làm vùng da bị dày sừng nang lông bị kích ứng nghiêm trọng hơn
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày để ngăn ngừa khô da, nứt nẻ, chống lại tình trạng thô ráp khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, có chất lượng thông thoáng và khả năng thấm hút mồ hôi cao. Không mặc quần áo ôm sát vào người
  • Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng cho da như: Hóa chất, xăng dầu, nước rửa chén…
  • Ngủ đủ giấc, tránh để thần kinh căng thẳng khiến tình trạng dày sưng nang lông trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tăng lượng nước uống trong ngày. Tăng cường rau củ quả và các thực phẩm có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa tự nhiên trong bữa ăn như cam, quýt, cá hồi, hạt óc chó, ngũ cốc, súp lơ…
  • Tập thể dục mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da, giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng được chữa lành.
Đánh giá bài viết

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được phân phối độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hàng ngàn người đã và đang sử dụng bộ sản phẩm này. Họ đánh giá sao về bài thuốc?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *