Cách Chữa Đau Dây Thần Kinh Tọa Tại Nhà – Giảm Đau Nhanh

Nhiều cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ. Dưới đây là một số mẹo trị bệnh tự nhiên đơn giản, giúp hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. 

Bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau dây thần kinh tọa thường gây ra các cơn đau nhức khó chịu từ khu vực thắt lưng lan dọc xuống dưới mông, hông, mặt sau hai bên đùi và bắp chân. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60. Nguyên nhân là do rễ thần kinh bị chèn ép bởi gai xương hoặc đĩa đệm thoát vị. Bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, khả năng đi lại và lao động của người bệnh.

Đối với các trường hợp bị đau dây thần kinh tọa ở mức độ nhẹ, áp dụng các mẹo trị bệnh tự nhiên có thể giúp ích trong việc giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh.

1. Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau dây thần kinh tọa đơn giản có tác dụng xoa dịu cơn đau một cách tạm thời cho người bệnh. Nhiệt độ thấp giúp ức chế quá trình sưng viêm, làm giảm căng thẳng ở dây thần kinh, đồng thời ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu đau về thân kinh trung ương.

cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau thần kinh tọa một cách tạm thời

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Một số cách chườm lạnh bạn có thể áp dụng:

  • Cách 1: Lấy 1 cái khăn sạch nhúng vào nước đá lạnh. Sau đó vắt cho khăn hơi ráo nước đắp trực tiếp vào khu vực bị đau. Có thể lấy khăn nhúng nước đá trở lại nhiều lần khi hết hơi lạnh. Thực hiện khoảng 15 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm thấy rõ.
  • Cách 2: Đổ nước lạnh vào trong một cái túi chườm rồi áp lên vùng bị đau. Lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cách 3: Lấy vài cục đá nhỏ bọc vào trong khăn rồi chườm lên vùng có dây thần kinh tọa bị đau.
  • Cách 4: Sử dụng túi gel lạnh để chườm

**Lưu ý khi chườm lạnh:

  • Không áp đá lạnh trực tiếp vào da có thể gây bỏng nhiệt
  • Bắt đầu việc chườm lạnh với khu vực thắt lưng. Sau đó nên mở rộng phạm vi chườm dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa xuống dưới chân.
  • Không chườm lạnh quá 20 phút một lần
  • Khoảng cách giữa các lần chườm khoảng 2 – 3 tiếng

2. Tập luyện chữa đau dây thần kinh tọa

Trong thời gian thần kinh tọa lên cơn đau, người bệnh được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều. Mặc dù vậy, các bài tập thể dục có cường độ nhẹ nhàng vẫn được khuyến khích áp dụng để làm tăng khả năng chịu lực của cột sống thắt lưng, đồng thời giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh.

Dưới đây là một số bài tập có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa:

– Đi bộ:

Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản nhưng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu trong toàn bộ cơ thể, củng cố sức mạnh cho cơ bắp ở chân, giúp giảm bớt sự chèn ép lên rễ thần kinh.

Thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút. Duy trì nhịp độ 50 – 60 bước trong một phút là thích hợp nhất. Không nên đi quá nhanh hoặc chạy sẽ khiến dây thần kinh tọa bị đau nhiều hơn.

– Bơi lội:

Trong môi trường nước, áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ được giảm nhẹ giúp cho dây thần kinh tọa cũng như cột sống có thêm thời gian nghỉ ngơi và được thư giãn tối đa. Ngoài ra, bơi lội cũng làm tăng thể tích phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí, cung cấp nhiều oxy hơn đến hệ thống dây thần kinh và xương khớp. Tất cả đều góp phần đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương ở dây thần kinh tọa.

Thời điểm bơi tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi chiều trong thời gian từ 25 – 30 phút. Trước khi bơi, bạn nên khởi động thật kỹ để không bị chuột rút. Có nhiều kiểm bơi khác nhau, trong đó tư thế bơi ích khá nhẹ nhàng và thích hợp cho người bị đau dây thần kinh tọa.

– Tập yoga:

Một số bài tập yoga được thiết kế dành riêng cho người bị đau dây thần kinh tọa. Chúng giúp làm tăng sự linh hoạt của cột sống, giảm đau và đẩy nhanh thời gian hồi phục bệnh. Bạn có thể tập luyện một số tư thế đơn giản dưới đây:

+ Bài 1:

  • Trước tiên, nằm sấp trên sàn rồi duỗi thẳng hai chân. Hai tay đưa về phía trước ngực úp lòng bàn tay xuống.
  • Từ từ hít vào một hơi thật sâu rồi dùng sức mạnh của đôi tay đẩy ngực và thân trước lên cao
  • Duy trì tư thế trên khoảng 5 giây rồi thở ra
  • Trở về trạng thái ban đầu và lặp lại động tác trên khoảng 10 lần liên tục.

+ Bài 2: 

  • Bạn đứng thẳng, mở rộng cả hai chân. Hai tay đưa sang ngang thẳng với vai
  • Nghiêng người sang phía bên trái sao cho đầu ngón tay trái chạm sàn. Mắt hướng về phía tay phải
  • Đếm khoảng 3 nhịp rồi đứng thẳng lên, tiếp tục nghiêng người qua bên phải
  • Thực hiện động tác này cho mỗi bên từ 27 – 10 lần.

3. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa từ lá lốt

Lá lốt được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống, nhiễm trùng da hay bệnh đau dây thần kinh tọa. Cả thân, rễ và lá đều được thu hái làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, lá lốt có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, tán hàn, khu phong, trừ thấp. Nhờ có tính ấm, thảo dược này có tác dụng kích thích lưu thông máu đến vùng bị đau và sửa chữa những tổn thương ở dây thần kinh.

cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng lá lốt
Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt đang được lưu truyền trong dân gian

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần flavonoid sẵn có trong lá lốt hoạt động như một chất chống oxy hóa. Nó giúp bảo vệ các mô khỏe mạnh ở dây thần kinh tọa, làm bền chắc thành mạch, đồng thời giảm viêm, tiêu sưng. Ngoài ra, lá lốt còn cung cấp alcaloid – một hoạt chất có khả năng ức chế thần kinh, giảm cảm giác đau nhức khó chịu ở khu vực bị ảnh hưởng.

Có nhiều cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng lá lốt đang được lưu truyền trong dân gian. Phổ biến nhất là các bài thuốc dưới đây:

Bài 1: Uống thuốc sắc từ lá lốt

Mỗi ngày bạn lấy 5g lá lốt tươi rửa sạch, bỏ vào ấm sắc với 400ml cho cạn còn 200ml. Chia thuốc ra dùng 2 lần khi còn ấm

Bài 2: Chườm lá lốt với muối hột

Phương pháp chườm muối nóng với lá lốt có tác dụng giảm nhanh cơn đau ở dây thần kinh tọa, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu.

Khá đơn giản, bạn chỉ cần hái một nắm lá lốt đem thái nhỏ, bỏ vào chảo sao nóng cùng với 1 bát muối hột. Đổ hỗn hợp vào trong 1 cái túi vải rồi chườm lên khu vực bị bệnh. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày đến khi cơn đau chấm dứt hẳn.

Bài 3: Xoa bóp bằng rượu lá lốt

Để có được rượu lá lốt, trước tiên bạn dùng 200g rễ cây sao vàng, bỏ xuống nền đất sạch cho nguội. Sau đó bỏ dược liệu vào trong bình thủy tinh và đổ thêm 1,5 lít rượu trắng vào ngâm trong 1 tháng.

Mỗi khi dây thần kinh tọa lên cơn đau, chỉ cần lấy một lượng rượu vừa đủ thoa vào vùng bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng để rượu nhanh thấm vào bên trong. Thực hiện 2 lần trong ngày.

4. Cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp sử dụng ngón tay tác động lên các huyệt đạo phản chiếu với khu vực bị đau. Điều này sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giải phóng áp lực đè nén nên rễ thần kinh, qua đó cải thiện tình trạng đau và các triệu chứng xảy ra do ảnh hưởng của bệnh đau dây thần kinh tọa.

Y học cổ truyền chia bệnh đau dây thần kinh tọa thành các thể bệnh gồm: Phong hàn, huyết ứ, phong hàn thấp phối hợp với can thận hư. Mỗi thể bệnh có đặc điểm riêng và các huyệt đạo được tác động cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

– Bệnh đau thần kinh tọa thể phong hàn:

Người mắc bệnh thể này có biểu hiện bị đau bắt đầu từ thắt lưng lan dần xuống mông, hai bên mặt sau của đùi rồi xuống dưới cẳng chân, nước tiểu trong, tiêu lỏng, khó khăn khi đi lại, sắc lưỡi nhợt nhạt, đóng rêu trắng mỏng. Cơn đau có khuynh hướng xuất hiện hoặc tăng nặng khi thời tiết chuyển lạnh.

  • Trường hợp bị đau ở rễ S1: Day ấn các huyệt a thị, giáp tích, thận du, đại trường du, dương quan, thượng liêu, trật biên, thừa phù, ân môn, ủy trung, thừa sơn, côn lôn.
  • Nếu bị đau ở rễ S5: Tác động đến các huyệt thị tuyệt, giáp tích, đại trường du, thượng liêu, ân môn, thừa phù, thận du, hoàn khiêu, phong thị giải khê, huyền chung, dương lăng tuyền.

Thể huyết ứ

Đau dây thần kinh tọa thể huyết ứ xảy ra sau khi bị sang chấn do tai nạn, chấn thương hoặc mang vác vật nặng. Cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng rồi có khuynh hướng lan xuống cả mông, đùi và cẳng chân. Người bệnh thường bị đau nhức dữ dội, ăn ngủ kẽm, sắc lưỡi tím, có ứ trệ máu.

Với thể bệnh này, cần tác động vào hai huyệt là huyệt huyết hải và huyệt cách du.

Thể phong hàn thấp phối hợp với can thận hư

Trong trường hợp này, cơn đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở những người bị thoái hóa cột sống, gai xương phát triển gây chèn ép vào dây thần kinh. Cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng lan dọc xuống hông kèm theo cảm giác tê bì ở chân. Người bệnh ăn ngủ kém, sắc lưỡi nhợt nhạt đóng một lớp rêu dày màu trắng.

Trường hợp này cần day bấm vào hệ thống huyệt tương tự như khi mắc bệnh thể phong hàn. Tuy nhiên cần bổ sung thêm 2 huyệt nữa là: Huyệt thái khê và huyệt tam âm giao.

Với mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng bấm huyệt, bạn nên nhờ sự trợ giúp của các thầy thuốc có kinh nghiệm để được điều trị đúng cách.

5. Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp cũng giúp giảm đau thần kinh tọa

Tư thế ngủ hàng ngày cũng có thể tác động đến cơn đau thần kinh tọa theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Người bị đau dây thần kinh tọa được khuyên nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang bên không bị đau khi ngủ. Những tư thế nào giúp cột sống luôn duy trì được đường cong tự nhiên và tạo điều kiện cho dây thần kinh tọa được thư giãn tối đa.

Khi ngủ, bạn nên sử dụng gối mềm có độ cao vừa phải để gối đầu hoặc có thể đặt một cái gối vào giữa hai chân khi nằm nghiêng nhằm hạn chế tình trạng kéo căng ở dây thần kinh.

mẹo chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà
Ngủ nghiêng sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi bị đau dây thần kinh tọa

Tránh ngủ ở tư thế nằm sấp, ngồi ngủ gục trên bàn hoặc nằm đè lên chân bị đau. Ngoài ra, để cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng nệm không quá cứng cũng không quá mềm
  • Chọn không gian yên tĩnh, thoáng mát để ngủ
  • Không bật đèn sáng hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
  • Tránh ăn khuya hoặc dùng các loại đồ uống có tính kích thích trước khi đi ngủ…

6. Khắc phục bệnh đau dây thần kinh tọa với bài thuốc từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước còn được dân gian gọi bằng cái tên khác là ngưu tất nam. Loại cây này rất dễ kiếm vì nó mọc hoang nhiều ở các bãi đất trống hoặc dọc hai bên đường đi.

Nghiên cứu cho thấy, trong cây cỏ xước chứa nhiều vitamin C, kali, sắt, saponin, kali, carotene… Những chất này có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, làm mạnh gân xương, làm tăng tuần hoàn máu. Toàn thân cây có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý như rối loạn kinh nguyệt, bầm tím da, cao huyết áp, viêm thận, viêm gan, thoát vị địa đệm, đau thần kinh tọa…

Cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng cây cỏ xước như sau:

  • Mỗi ngày lấy 300g cây cỏ xước đem rửa sạch đất cát, chặt khúc ngắn, phơi khô.
  • Đem dược liệu khô sắc với 1 lít nước trong 15 phút
  • Chia thuốc làm vài lần uống trong ngày
  • Sử dụng một liệu trình khoảng 7 ngày liên tục để các triệu chứng bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi

7. Tắm nước ấm giảm đau thần kinh tọa

Khi bị đau dây thần kinh tọa, bạn nên tắm với nước ấm thay vì dùng nước lạnh. Thói quen này mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến dây thần kinh tọa bị đau để tổn thương viêm nhanh được chữa lành.
  • Giảm co thắt cơ, xoa dịu cơn đau ở thắt lưng, hông, chân và các khu vực bị ảnh hưởng
  • Giải phóng áp lực chèn ép từ cột sống lên dây thần kinh tọa
  • Đặc biệt, việc tắm nước ấm vào buổi tối còn giúp làm thư giãn dây thần kinh, giảm đau và giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng cách tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau dây thần kinh tọa

Sử dụng nước ấm có nhiệt độ khoảng 35 – 40 độ để tấm là thích hợp nhất. Nếu có bồn tắm, bạn có thể ngâm mình trong bồn chứa nước đã được pha vài giọt tinh dầu để tinh thần được thư giản, thoải mái hơn.

8. Mẹo giảm đau dây thần kinh tọa bằng liệu pháp massage tinh dầu

Liệu pháp massage tác động trực tiếp lên hệ thống cơ xương khớp, dây thần kinh và các mô liên kết dưới da. Nó giúp cơ bắp được thư giãn, nới lỏng, kích thích bơm máu đưa dưỡng chất cùng oxy đến nuôi dưỡng, chữa lành tổn thương ở dây thần kinh tọa, đồng thời tăng cường sản xuất hormone endophin có khả năng giảm đau, cải thiện tâm trạng.

Để tăng công dụng điều trị, bạn có thể thoa một ít tinh dầu vào khu vực bị đau, chẳng hạn như dầu khuynh diệp, dầu bạc hà hay dầu oải hương. Kết hợp dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng từ thắt lưng dọc trở xuống đến vùng bắp chân giúp đưa các hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong tinh dầu nhanh chóng thấm sâu vào bên trong và phát huy được hiệu quả tối ưu.

Phương pháp massage chữa đau thần kinh tọa tại nhà sẽ an toàn và cho hiệu quả tốt hơn nếu bạn có sự trợ giúp của một chuyên gia được đào tạo bài bản.

9. Châm cứu trị đau dây thần kinh tọa

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa không dùng thuốc được áp dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Sử dụng kim châm tác động lên huyệt đạo đúng cách có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, đả thông kinh mạch, đẩy lùi bệnh tật.

cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng châm cứu
Châm cứu là phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà không dùng thuốc đang được áp dụng rộng rãi

Các huyệt đạo cần châm cứu để giảm đau dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Huyệt Thận Du
  • Huyệt Đại Trường Du
  • Huyệt Thừa Sơn
  • Huyệt Ủy Trung
  • Huyệt Thừa Phù
  • Huyệt Trật Biên
  • Huyệt Mệnh Môn
  • Huyệt Túc Tam Lý

Thông thường, chỉ các huyệt bên chân bị đau mới được châm cứu. Thời gian lưu kim khoảng 20 phút sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức là đạt. Một liệu trình châm cứu có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần. Nếu bệnh chưa dứt, cần nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình điều trị mới.

10. Cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng sâm ngọc linh

Sở hữu hàm lượng saponin dồi dào, sâm ngọc linh hoạt động như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên giúp chữa lành tổn thương ở các mô trong dây thần kinh tọa. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng tích cực trong việc giảm đau bằng cách ức chế thần kinh trung ương. Để chữa đau thần kinh tọa, bạn có thể dùng sâm ngọc linh ngâm mật ong hoặc ngâm rượu đều được.

Cách 1: Sâm ngọc linh ngâm mật ong

Thái sâm ngọc linh thành nhiều lát mỏng rồi đem ngâm với mật ong nguyên chất trong 30 ngày. Khi dùng, lấy 1 lát sâm ngâm vào miệng và nhai nuốt cả nước lẫn bã. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 lát sâm để cải thiện sức khỏe và chống lại các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa.

Cách 2: Sâm ngọc linh ngâm rượu

Dùng 120g củ sâm thái mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh ngâm với 1 lít rượu trắng 45 – 50 độ. Để khoảng 3 tháng là dùng được. Duy trì uống mỗi ngày từ 1 – 2 ly nhỏ trước khi dùng bữa chính.

11. Bài thuốc trị đau dây thần kinh tọa từ ngải cứu

Thêm một cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà đang được nhiều người áp dụng đó chính là dùng ngải cứu. Thảo dược này nổi tiếng với tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm tăng tuần hoàn máu trong cơ thể một cách an toàn. Điều này có thể giúp giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh đau thần kinh tọa.

cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng ngải cứu
Chườm ngải cứu rang muối có tác dụng giảm đau dây thần kinh tọa

Cách sử dụng:

  • Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, để cho thật ráo nước
  • Tiếp theo, bỏ muối vào chảo rang lên cho nóng rồi mới cho ngải cứu vào. Tiếp tục sao cho đến khi ngải cứu héo lại.
  • Bọc hỗn hợp lại và đắp lên vùng bị đau trong 30 phút
  • Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày nếu vẫn còn bị đau

Bị đau thần kinh tọa khi nào nên dùng thuốc?

Trường hợp áp dụng cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà không có hiệu quả, bạn bị đau nhức nghiêm trọng, hoặc các triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng đi lại thì bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm nhóm Corticoid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không kê đơn: Acetaminophen, Aspirin, Naproxen

Các thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, bạn nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ, thầy thuốc và tái khám thường xuyên đến khi bệnh được chữa trị dứt điểm.

Trong quá trình điều trị bệnh cần chú ý lao động vừa sức, kiểm soát tốt cân nặng. Tránh ăn nhiều thịt đỏ, chất béo, muối, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, rau xanh và hoa quả tươi trong thực đơn để cải thiện sức khỏe tổng thể, góp phần đẩy lùi bệnh tình.

Có thể bạn chưa biết

3/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *