Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm? Cần làm gì?

Đau thần kinh tọa khi mang thai dẫn đến các cơn đau nhức, tê hoặc ngứa ran ở lưng dưới, mông và lan tỏa ra phía sau hai chân. Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa trong thai kỳ thường không phổ biến và có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, thực hiện luyện tập phù hợp.

 Đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa khi mang thai có thể liên quan đến nhiều tình trạng y tế tiềm ẩn

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì?

Hầu hết phụ nữ đều trải qua một số cơn đau lưng khi mang thai. Tình trạng này thường rất phổ biến và xuất hiện ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ, tuy nhiên cơn đau có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ.

Trong một số trường hợp các cơn đau này có thể là triệu chứng của đau dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng hoặc vùng xương chậu và kết thúc ở chân. Tình trạng đau dây thần kinh tọa xảy ra khi các mô mềm, xương, sụn, gân và các dây chằng gây áp lực, chèn ép lên các dây thần kinh.

Đau thần kinh tọa trong thai kỳ thường không phổ biến và thường không liên quan đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tình trạng này có thể liên quan đến các thay đổi của cơ thể trong thai kỳ hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Tham khảo các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai thông qua bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm hoặc phồng đĩa đệm. Tình trạng này cũng liên quan đến các thay đổi cấu trúc xương như hẹp cột sống, thoái hóa khớp, gai cột sống hoặc các bệnh viêm khớp. Các bệnh lý này có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa dẫn đến đau và các triệu chứng liên quan.

Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu
Đau thần kinh tọa khi mang thai thường liên quan đến tình trạng tăng cân và tích trữ các chất lỏng

Đau thần kinh tọa trong thai kỳ thường không phổ biến và có thể liên quan đến các nguyên nhân bao gồm:

  • Tăng cân và tích trữ chất lỏng: Điều này có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa ở xương chậu, dẫn đến chèn ép và đau dây thần kinh.
  • Tử cung mở rộng: Tình trạng này có thể gây tác động lên các dây thần kinh tọa ở bên dưới cột sống và gây đau.
  • Bụng và ngực phát triển: Tình trạng này khiến trọng tâm cơ thể ngã về phía trước và gây ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên của cơ thể. Điều này gây áp lực lên các cơ ở mông, xương chậu và chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Tư thế nằm của em bé: Trong một số trường hợp, khi thai nhi bắt đầu ổn định và thay đổi vị trí ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa, gây đau.
  • Thoát vị đĩa đệm: Tử cung phát triển trong thai kỳ có thể gây phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Điều này có thể gây áp lực hoặc chèn ép lên các dây thần kinh tọa.

2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa không phổ biến trong thai kỳ. Theo ước tính có khoảng 50% các trường hợp phụ nữ mang thai trải qua cơn đau lưng hoặc đau vùng chậu, tuy nhiên chỉ có khoảng 1% các trường hợp này liên quan đến tình trạng đau thần kinh tọa.

Cơn đau thần kinh tọa đặc trưng bởi cảm giác đau nhức như điện giật bắt đầu từ mông, đùi và chân, bao gồm cả bàn chân. Các triệu chứng thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể, hiếm khi ảnh hưởng đến cả hai bên.

Đau mông khi mang thai
Các cơn đau thần kinh tọa có thể đau lan tỏa đến đùi và hai chân

Các triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai khác có thể bao gồm:

  • Đau liên tục hoặc thường xuyên ở một bên mông, hông hoặc chân
  • Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ mông để phía sau đùi và bàn chân
  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và có cảm giác như điện giật
  • Tê chân, yếu cơ hoặc có cảm giác châm chích, như côn trùng bò ở chân bị ảnh hưởng
  • Khó khăn trong việc di chuyển hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Các cơn đau ở khu vực lưng dưới trong thai kỳ có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối. Lúc này hormone relaxin tăng lên, làm giãn xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này có thể gây giãn các dây chằng, thay đổi trọng tâm cơ thể và gây dịch chuyển hoặc chèn ép lên các dây thần kinh. Điều này dẫn đến các cơn đau như điện giật ở mông, lưng dưới và chân.

Trong một số trường hợp các cơn đau này có thể không liên quan đến dây thần kinh tọa và là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Theo các chuyên gia, thai phụ nên đến bệnh viện kiểm tra nếu cảm thấy các cơn đau ở lưng dưới trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các cơn đau này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không
Đau thần kinh tọa khi mang thai thường không nghiêm trọng

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên đến bệnh viện nếu đau dây thần kinh tọa xuất hiện kèm các triệu chứng như:

  • Chảy máu âm đạo hoặc co thắt tử cung có thể là dấu hiệu sinh non.
  • Sốt kèm với tình trạng đau âm ỉ ở lưng dưới hoặc đau xương sườn, hông và hai chân. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận hoặc bàng quang.
  • Tê khu vực xương chậu và phần dưới cơ thể có thể là dấu hiệu sinh non.
  • Các cơn đau xuất hiện đột ngột, nghiêm trọng, không rõ nguyên nhân. Đôi khi cơn đau này có thể là dấu hiệu viêm khớp, loãng xương hoặc các rối loạn khác trong thai kỳ.

Đau dây thần kinh tọa trong thai kỳ có thể không cần điều trị. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề y tế khác cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các biện pháp xử lý khi đau thần kinh tọa khi mang thai

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai thường bao gồm xoa bóp, chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống và vật lý trị liệu.

Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai không được khuyến khích sử dụng thuốc, kể cả thuốc bôi. Do đó, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để giảm nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.

Các phương pháp xử lý, điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai thường bao gồm:

1. Chườm nóng và lạnh

Trong các cơn đau thần kinh tọa cấp tính, người bệnh có thể chườm lạnh để làm tê các dây thần kinh. Điều này có thể làm giảm cơn đau ngay lập tức. Liệu pháp chườm lạnh hoạt động bằng cách giảm các tín hiệu đau từ não đến cơ thể, hạn chế lưu lượng máu lưu thông và hỗ trợ giảm viêm.

Trong trường hợp đau dây thần kinh tọa mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh có thể thử liệu pháp chườm nóng. Chườm nóng có thể làm giãn các mạch máu, cải thiện lưu lượng máu lưu thông và tăng cường các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này có thể giảm các cơn đau nhức cơ bắp, hỗ trợ chữa lành các dây thần kinh bị tổn thương.

Mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa
Chườm nóng có thể tăng cường lưu thông máu và cải thiện các cơn đau

2. Thường xuyên đi bộ

Đi bộ với khoảng cách ngắn có thể cải thiện chức năng và tăng cường sự ổn định ở lưng dưới. Trong quá trình đi bộ, đĩa đệm cột sống thắt lưng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng các chất lỏng, điều này có thể hỗ trợ giảm áp lực và ngăn ngừa tình trạng chèn ép dây thần kinh.

Bên cạnh đó, đi bộ thường xuyên có thể tăng sức mạnh và sự linh hoạt ở xương chậu. Điều này có thể hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và làm giảm các cơn đau liên quan.

Phụ nữ có thai có thể bắt đầu đi bộ 5 phút mỗi ngày sau đó tăng lên 15 – 30 phút mỗi ngày và 4 – 5 ngày mỗi tuần. Điều quan trọng là giữ nước và ngăn ngừa tình trạng quá sức. Bên cạnh đó, đi xe đạp, lên xuống cầu thang, bơi lội, thể dục nhịp điệu, yoga cũng là những lựa chọn vận động phù hợp và an toàn cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng có thể kéo giãn và tăng cường sức mạnh các gân và dây thần kinh. Tuy nhiên trước khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể và xây dựng chương trình luyện tập cho phụ nữ mang thai. Cài bài tập phổ biến có thể bao gồm:

chữa đau thần kinh tọa khi mang thai
Thực hiện các bài tập điều trị đau thần kinh tọa trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bài tập cơ hình lê kéo dài:

Các cơ hình lê nằm sâu bên trong đùi và mông. Do đó, khi bị căng thẳng, tình trạng này có thể gây căng cứng và giảm chức năng trong cơ bắp. Thực hiện các bài tập phù hợp có thể giảm đau thần kinh tọa.

  • Các bước thực hiện bài tập có thể bao gồm:
  • Người tập ngồi trên ghế với bàn chân đặt trên sàn
  • Nếu cơn đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến bên trái cơ thể, đặt mắt cá chân trái lên đầu gối phải
  • Giữ thẳng lưng và nghiêng người về phía trước cho đến khi cảm thấy căng ở mông
  • Giữ yên tư thế trong 30 giây, có thể thực hiện động tác bất cứ khi nào trong ngày

Bài tập căng cơ lưng:

Động tác này có thể căng cơ lưng, mông và chân. Người bệnh thực hiện động tác theo các bước như sau:

  • Người tập đứng đối diện với một cái bàn hoặc ghế vững chắc, bàn chân hơi rộng hơn hông
  • Nghiêng người về phía trước, bàn tay đặt trên mặt bàn hoặc ghế, giữ cánh tay và lưng thẳng
  • Đẩy hông sang một bên bàn đến khi cảm thấy căng ở lưng dưới và chân
  • Giữ yên tư thế trong 30 giây đến 1 phút, lặp lại hai lần mỗi ngày

Tư thế bồ câu:

Tư thế bồ câu là tư thế yoga phổ biến có thể giảm đau thần kinh tọa khi mang thai an toàn và hiệu quả. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Người tập bắt đầu ở tư thế quỳ, sau đó chống tay xuống sàn nhà
  • Trượt đầu gối phải về phía trước và giữ ở hai tay
  • Trượt chân trái về phía sau và giữ chân thẳng trên sàn nhà
  • Đặt một chiếc khăn cuộn tròn bên dưới mông phải, điều này giúp việc kéo dài dễ dàng hơn và hỗ trợ giảm áp lực ở bụng
  • Nghiêng người về phía trước qua chân phải, từ từ hạ cơ thể xuống đất, đặt chiếc gối nhỏ phía dưới đầu và cánh tay để hỗ trợ
  • Giữ yên các động tác trong 1 phút và lặp lại ở phần còn lại của cơ thể
  • Thực hiện các động tác vài lần trong ngày

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai không nghiêm trọng và có thể cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau như Tylenol để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa khi mang thai

Một số biện pháp có thể phòng ngừa đau thần kinh tọa và giảm nguy cơ đau lưng dưới khi mang thai bao gồm:

  • Nếu đang trong quá trình lập kế hoạch mang thai, người bệnh nên dành thời gian thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp và tính linh hoạt của cơ thể.
  • Thực hiện các động tác thể dục khi mang thai như yoga, bơi lội và các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác có thể ngăn ngừa nhiều rủi ro trong thai kỳ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh dành cho phụ nữ mang thai. Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3 và chất xơ phù hợp.
  • Mặc quần áo, đặc biệt là đi giày phù hợp, rộng rãi, thoải mái.
  • Tránh ngồi yên hoặc đứng trong thời gian dài, thai phụ có thể đứng dậy, di chuyển và vận động nhẹ trong 10 – 15 phút sau mỗi giờ.
  • Không nên nâng các vật nặng quá 3 kg để tránh gây áp lực lên các dây thần kinh.

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai sẽ được cải thiện sau khi sinh con. Trong trường hợp cơn đau không được cải thiện, người bệnh nên kiểm tra cân nặng và lượng chất lỏng dư thừa trong thai kỳ. Đôi khi giảm cân có thể hạn chế các áp lực tác động lên dây thần kinh tọa và hạn chế các cơn đau. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

5/5 - (4 bình chọn)

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *