Đau Thần Kinh Tọa Có Chữa Khỏi Không, Mất Bao Lâu?

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không, mất thời gian bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để nắm rõ một số thông tin cơ bản về tình trạng này và có biện pháp xử lý phù hợp.

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không
Tìm hiểu thông tin đau thần kinh tọa có chữa khỏi không để có biện pháp chăm sóc phù hợp

Tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng phổ biến và không nghiêm trọng. Các cơn đau thường lan tỏa từ hông đến mặt sau của đùi và đến hai chân dưới.

Các triệu chứng có thể bao gồm gây đau nhói, đau dữ dội hoặc ngứa ran, yêu và tê ở chân. Cơn đau có thể nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào mức độ bị chèn ép của các dây thần kinh.

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi các mô mềm, xương, sụn, dây chằng hoặc liên quan đến các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm:

  • Tuổi cao, đau thần kinh tọa thường phổ biến ở người từ 30  – 60 tuổi
  • Người ít vận động
  • Người thường xuyên thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên
  • Có bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và rối loạn chức năng khớp hông
  • Béo phì và tiểu đường

Theo các chuyên gia chẩn đoán và điều trị sớm và cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? Mất bao lâu?

Đau thần kinh tọa có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến một số hoạt động thông thường của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, sử dụng thuốc và luyện tập phù hợp.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
Thông thường đau thần kinh tọa có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần

Cơn đau thần kinh tọa có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Một đợt cấp tính có thể kéo dài từ một đến hai tuần và có thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát sau một thời gian, người bệnh cũng có thể bị đau thần kinh tọa cấp tính một vài lần trong năm.

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính thường được cải thiện sau vài tuần áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Ngoài ra, nếu cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động ảnh hưởng đến dây thần kinh để hỗ trợ phục hồi các dây thần kinh.

Trong một số trường hợp, đau thần kinh tọa cấp tính có thể phát triển thành mãn tính. Điều này thường bao gồm tình trạng cơn đau kéo dài hơn 2 tuần hoặc tồn tại và tái phát thường xuyên. Các cơn đau thần kinh tọa mãn tính có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần nghỉ ngơi, điều trị y tế và luyện tập phù hợp.

Đau dây thần kinh tọa (đặc biệt là mãn tính) nếu không được điều trị phù hợp có thể kéo dài trong vài tháng. Các cơn đau mạn tính có thể gây ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của người bệnh và tăng nguy cơ mất chức năng ở chân. Đôi khi đau thần kinh tọa có thể gây đau kéo dài trong nhiều nằm, thậm chí là suốt đời. Tuy nhiên, việc tuân thủ các biện pháp điều trị bảo tồn như yoga, châm cứu và luyện tập phù hợp có thể giảm thiểu đáng kể các cơn đau.

Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Biện pháp điều trị đau thần kinh tọa

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa được cải thiện trong vài tuần với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nếu cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi vá tránh thực hiện các hoạt động hàng ngày để điều trị các triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà bao gồm:

Mẹo chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp có thể cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa tại nhà
  • Vật lý trị liệu: Nhà trị liệu vật lý có thể đề nghị kế hoạch luyện tập để hình thành thói quen kéo giãn các dây thần kinh. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện các tư thế và giảm áp lực lên các dây thần kinh.
  • Tập thể dục: Các động tác thể dục như đi bộ ngắn và bơi lội có thể cải thiện các triệu chứng đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các bài tập thể dục để tránh gây các chấn thương không mong muốn.
  • Dành thời nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động có thể gây chèn ép dây thần kinh. Khi nằm nghỉ, người bệnh cần chú ý sử dụng nệm chắc chắn để tránh gây ảnh hưởng đến cột sống và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Áp dụng biện pháp chườm nóng và chườm lạnh luân phiên trong vài phút mỗi lần có thể hạn chế các cơn đau thần kinh tọa.

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen để cải thiện các triệu chứng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp thuốc giảm đau không kê đơn không có tác dụng điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc chống viêm theo toa. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị tiêm Steroid trực tiếp vào dây thần kinh bị kích thích để giảm đau.

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Có khoảng 5 – 10% các trường hợp đau thần kinh tọa cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật thường được chỉ định cho trường hợp đau dây thần kinh kéo dài hơn 3 tháng đã áp dụng biện pháp điều trị nội khoa. Trao đổi với bác sĩ về các rủi ro trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa không thể phòng ngừa, bao gồm bệnh thoát vị đĩa đệm, chấn thương hoặc tai nạn. Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân những người bệnh có thể thực hiện các bước bảo vệ dây thần kinh tọa như sau:

Biến chứng đau thần kinh tọa
Không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe cột sống, đĩa đệm và các dây thần kinh tọa
  • Duy trì tư thế tốt: Thực hiện các kỹ thuật và tư thế tốt trong khi ngồi, đứng, nâng vật nặng và ngủ có thể giảm áp lực lên lưng dưới. Xuất hiện các cơn đau có thể là một dấu hiệu cảnh báo các tư thế không chính xác. Do đó, nếu người bệnh bắt đầu cảm thấy đau hoặc cứng khớp, hãy điều chỉnh tư thế.
  • Không hút thuốc: Nicotine trong thuốc lá làm giảm lượng máu cung cấp cho xương, làm suy yếu cột sống, đĩa đệm cột sống và dẫn đến các vấn đề như thoái hóa cột sống thắt lưng và đau dây thần kinh tọa.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Tăng cân và chế độ ăn uống kém có thể gây viêm và đau khắp cơ thể. Người bệnh có thẻ tham khảo các chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, giảm chất béo, thức ăn chế biến sẵn để giảm cân an toàn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục bao gồm kéo dài có thể giữ cho khớp của bạn linh hoạt tăng cường sức mạnh cơ của lưng dưới và bụng. Những cơ bắp này hoạt động để hỗ trợ cột sống và ngăn ngừa chèn ép dây thần kinh. Người bệnh có thể chọn các hoạt động thể chất ít có khả năng làm tổn thương lưng như bơi lội, đi bộ, yoga hoặc thái cực quyền.
  • Hạn chế chấn thương, té ngã: Mang giày vừa vặn và quần áo phù hợp để hạn chế tối đa các nguyên nhân có thể gây té ngã.

Đau thần kinh tọa thường không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà. Khoảng 80 – 90% người bị đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật và khoảng 50% các đối tượng bệnh hồi hoàn toàn sau một tập trong vòng sáu tuần. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể phát triển thành mãn tính và cần điều trị y tế để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

1.8/5 - (19 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *