Bị Chàm Ở Mặt: Mẹo Chăm Sóc Da, Trị Bệnh Nhanh Hết

Bệnh chàm không chỉ bùng phát nhiều ở tay chân mà còn xảy ra trên cả da mặt, gây ra những cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tác động tiêu cực đến chức năng thẩm mỹ. Vậy khi bị chàm ở mặt người bệnh nên có những biện pháp chăm sóc da mặt nào để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng?

bệnh chàm ở mặt
Bị chàm da mặt có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh lý

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm ở mặt

Bệnh chàm là tình trạng da bị viêm nhiễm và chúng có thể phát ban ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể, thậm chí trên cả da mặt. Hiện tượng này thường xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở những độ tuổi khác. Khi bị chàm ở mặt, trên da người bệnh thường xuất hiện các mẩn đỏ, sưng tấy, da bị bong tróc, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Nếu bạn gãi quá nhiều và quá mạnh lên vùng da bị tổn thương có thể khiến vùng da bị tối màu, dày hơn và có thể bị nhiễm trùng.

Chàm ở mặt hiện chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Nhưng cũng có khá nhiều tác nhân được các nhà khoa học xếp vào danh sách nghi ngờ dẫn đến sự bùng phát của bệnh chàm:

  • Biến động nội tiết tố: Nội tiết tố bất ổn kéo theo hiện tượng tăng độ nhạy cảm của da, từ đó tạo điều kiện cho các yếu tố dị nguyên dễ dàng tấn công và gây kích ứng da;
  • Dị ứng với môi trường: Khí hậu thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và dễ bị kích ứng. Song, thời tiết khô cũng có khả năng khiến da trở nên khô, bong tróc vảy, nổi sần, có thể kèm theo cơn ngứa;
  • Dị ứng nhiều với các chất gây kích ứng: Bên ngoài môi trường có khá nhiều yếu tố dị nguyên gây nên tình trạng da nổi chàm hay bị kích ứng. Đó có thể là các yếu tố dị nguyên như: hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, nước hoa, lông thú,…;
  • Dị ứng thực phẩm: Việc cơ thể không thích ứng được với một số thành phần chính có vai trò quan trọng trong cơ thể khởi phát bệnh chàm. Triệu chứng điển hình là da nổi mẩn đỏ và có thể gây ngứa. Ngoài ra, thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có khả năng cao khiến bệnh chàm khởi phát;
  • Do cơ thể căng thẳng quá mức: Cơ thể thường xuyên bị căng thẳng quá mức hay bị rối loạn âu lo cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh chàm. Bên cạnh đó, nếu yếu tố thần kinh bị kéo dài trong thời gian dài có thể khiến bệnh chàm bùng phát mạnh và lan tỏa sang các vùng da lân cận.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mặt - Dị ứng với thực phẩm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mặt – Dị ứng với thực phẩm

Bên cạnh những tác nhân đã được liệt kê trên, bệnh chàm ở mặt còn được hình thành bởi nhiều yếu tố chủ quan khác như: Tuổi tác, di truyền, có vấn đề tự miễn, rối loạn chức năng nội tạng, thể trạng suy yếu,… Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh có thể giúp người bệnh có những phương án điều trị phù hợp.

Bị chàm ở mặt có thực sự nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh chàm ở mặt có thể tự xuất hiện hoặc do bệnh chàm lan rộng sang các vùng da lân cận. Căn bệnh này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng lại gây ra nhiều mặt tiêu cực đến sức khỏe và thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Đối với các trường hợp cấp tính, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện bệnh tình nếu có phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc da đúng cách. Tuy nhiên, nếu việc điều trị không kịp thời và phù hợp có thể là cơ sở dẫn đến giai đoạn mãn tính. Do đó, người bệnh cần có những biện pháp điều trị đúng cách để phòng tránh trình trạng này xảy ra.

Một điều quan trọng khác mà người mắc phải cần lưu ý đến. Bệnh chàm ở trên mặt không tự biến mất dù thói quen chăm sóc da mặt thường xuyên da mặt có tốt đến đâu. Nếu tình trạng các mảng đỏ thường xuyên tái phát nhiều lần và có chuyển biến xấu, người bệnh có thể có nhiều khả năng đối phó với nhiều bệnh lý khác trên da mặt.

chàm ở mặt có nguy hiểm không
Chàm ở mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp

Ở một số trường bệnh chàm ở da mặt có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như:

  • Mụn trứng cá: Tình trạng da nổi mẩn đỏ với các mụn nước li ti, gây sưng, lâu ngày có thể khiến da bị bong tróc là những triệu chứng điển hình của việc hình thành mụn trứng cá. Những triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với bệnh chàm.
  • Rosacea: Biểu hiện của chứng Rosacea là triệu chứng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, sưng nhẹ ở hai gò má hoặc cằm. Điểm khác biệt chính của bệnh Rosacea và bệnh chàm là hiện tượng phát ban nhưng không gây ngứa ngáy.
  • Xerosis: Còn được biết đến với tên gọi khác là da khô. Triệu chứng thường gặp của bệnh Xerosis là tình trạng da bị tróc vảy, đôi khi xuất hiện những mẩn đỏ gây kích ứng, có thể gây ngứa nhưng cơn ngứa không gay gắt bằng bệnh chàm.

Để phòng tránh trường hợp nhầm lẫn bệnh chàm ở mặt với các bệnh lý khác, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu tình trạng da mặt có các triệu chứng của bệnh chàm. Điều này giúp người bệnh xác định chính xác bản thân có đang mắc phải căn bệnh này hay không.

Khi nào nên tìm gặp bác sĩ da liễu?

Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu nếu nghi ngờ bản thân bị chàm ở mặt hoặc tình trạng da mặt đang gặp phải những vấn đề sau:

  • Bọng mắt đỏ, sưng;
  • Mí mắt bị sưng hoặc viêm
  • Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở hai gò má, trán, cằm và lan rộng sang các vùng da lân cận;
  • Da khô, bong tróc và sần sùi;
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti hoặc bị bội nhiễm;
  • Đối với các trường hợp nghiêm trọng, da bị nứt nẻ có thể chảy máu.
bị chàm ở mặt khi nào nên gặp bác sĩ
Nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu khi tình trạng chàm ở mặt có những chuyển biến xấu để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra

Hiện nay chưa có một xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán bệnh chàm ở mặt. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ xem xét và kiểm tra da mặt bằng việc soi da, test da cũng như thực hiện kiểm tra trực quan về da, các triệu chứng lâm sàng. Từ đó sẽ đề ra những phác đồ điều trị phù hợp.

Mẹo chăm sóc da mặt khi bị giúp giảm ngứa, đẹp da

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng bị chàm ở mặt, tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào lại phụ thuộc vào mức độ bị chàm và mong muốn của mỗi người. Hiện nay, bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa chàm da mặt sau:

Đối với các trường hợp bị bệnh chàm ở mặt ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt chăm sóc da mặt tại nhà với các nguyên liệu từ thiên nhiên. 

Liệu pháp này không chỉ có tác dụng làm dịu các cơn ngứa ngáy, cải thiện da nổi dát đỏ mà còn giúp làm giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm. Dưới đây là một số cách chăm sóc da mặt từ các thảo dược thiên nhiên, bạn có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện bệnh lý:

# Mặt nạ nha đam và dầu ô liu

Nha đam và dầu ô liu là sự kết hợp hoàn hảo trong việc cải thiện tình trạng da mặt bị chàm. Bởi nha đam chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho da mặt, giúp dưỡng ẩm từ sâu bên trong, cải thiện tình trạng da khô, da bong tróc vảy, giảm ngứa ngáy. Trong khi đó, dầu ô liu chứa nhiều axit béo có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây hại, giúp phục hồi màng lipid.

mặt nạ nha đam và ô liu giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm ở mặt
Nha đam (lô hội) chứa hàm lượng nước và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm ở mặt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trộn 1 thìa gel nha đam cùng với ½ thìa cà phê dầu ô liu
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch;
  • Thoa hỗn hợp đều lên khắp da mặt và giữ yên trong khoảng 15 – 20 phút để các tinh chất thâm sâu vào trong lớp bì;
  • Rửa sạch da mặt bằng nước ấm.

# Mặt nạ bột yến mạch và sữa chua không đường

Bột yến mạch có chứa nhiều thành phần vitamin B, vitamin E có tác dụng làm sáng da, bảo vệ cấu trúc da. Ngoài ra, thành phần saponin có trong bột yến mạch khá dồi dào, có tác dụng làm sạch da, dưỡng ẩm cho da từ sâu bên trong, từ đó cải thiện tình trạng da tróc vảy, ngứa ngáy.

Trong khi đó, sữa chua chứa nhiều thành phần axit lactic có tác dụng loại bỏ các yếu tố dị nguyên trên da, từ đó giúp làm mềm da, ức chế sự phát triển của các sắc tố melanin.

Chữa chàm ở mặt với sữa chua không đường và bột yến mạch
Chữa chàm ở mặt với sữa chua không đường và bột yến mạch

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho 1 thìa bột yến mạch và 1 thìa sữa chua không đường vào chén nhỏ rồi trộn đều. Nếu da của bạn là da khô, có thể thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất;
  • Vệ sinh da mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch;
  • Thoa hỗn hợp khắp da mặt và để yên khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát.

# Mặt nạ mật ong nguyên chất

Mật ong không chỉ được biết đến là vị thuốc dân gian có khả năng chữa được nhiều bệnh mà còn là nguyên liệu chăm sóc da mặt khá phổ biến. Trong một số bài liệu của cả y học cổ điển và hiện đại cho biết, mật ong có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, có tác dụng chữa lành các vết thương và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại.

chữa chàm ở mặt bằng mật ong nguyên chất
Mật ong có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh chàm ở mặt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch;
  • Thoa một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ trực tiếp lên khắp da mặt, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các tinh chất có trong mật ong thấm sâu vào trong lớp bì;
  • Thư giãn khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Bị chàm ở mặt nên sử dụng thuốc gì?

Để chữa chàm ở mặt bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc. Một số loại thuốc bôi và thuốc uống được chỉ định điều trị bệnh chàm ở da mặt như:

  • Thuốc bôi có chứa kẽm: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sát trùng nhẹ và tương đối an toàn khi sử dụng trong khoảng thời gian dài cho da mặt;
  • Thuốc bôi chứa Axit Salicylic: Thành phần Axit Salicylic là dẫn xuất của BHA, có tác dụng tiêu viêm, cải thiện tình trạng bong tróc da. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các loại mụn và giúp se khít lỗ chân lông;
  • Kem Hydrocortisone không kê đơn (OTC): Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng kem bôi có chứa steroid, đặc biệt là các đối tượng có làn da mỏng. Thông thường, các chuyên gia sẽ khuyến khích sử dụng kem hydrocortisone OTC 1% bởi chúng có ít nguy cơ làm mỏng da. Tuy nhiên, loại kem này chỉ được khuyến cáo sử dụng ngắn hạn và không được bôi trong vùng mắt hoặc quanh mắt;
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Loại thuốc này thường được áp dụng chỉ định điều trị chàm da mặt. Người bệnh có thể an tâm khi sử dụng bởi thuốc không gây bào mòn da, an toàn khi sử dụng vết thương xung quanh mắt hoặc trên mí mắt;
  • Thuốc kháng sinh (Tetracyclin, Erythromycin,…): Thường được áp dụng cho các trường hợp vết thương bị bội nhiễm;
  • Thuốc kháng Histamin H1: Nhóm thuốc này hoạt động bằng các ức chế chất trung gian, từ đó giúp cải thiện các tình trạng ngứa ngáy, giảm các phản ứng ngoài da và hạn chế tình trạng tổn thương da lan tràn sang các vùng da xung quanh;
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác bác sĩ có thể chỉ định điều trị chàm ở mặt như nước muối sinh lý, hồ nước, thuốc mỡ corticoid, thuốc bôi kháng nấm,…
chàm da mặt nên sử dụng thuốc gì?
Các loại thuốc bôi được chỉ định điều trị chàm da mặt như: thuốc mỡ corticoid, thuốc bôi kháng nấm, thuốc ức chế calcineurin,…

Việc sử dụng thuốc Tây y trị chàm ở mặt cần được tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, đúng lộ trình. Đồng thời, tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các kỳ triệu chứng bất thường nào.

Đối với các trường hợp bệnh chàm trên da mặt ở mức độ nặng hoặc việc dùng thuốc uống, kem bôi không có tác dụng thường được các chuyên gia khuyến khích điều trị bằng quang trị liệu (tia cực tím). Đây là liệu pháp quang học giúp làm giảm ngứa, sưng viêm, tăng sản xuất vitamin D và tăng cường sức khỏe tự nhiên, nhằm giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại trên da.

Lời khuyên của chuyên gia trong việc chăm sóc da mặt khi bị chàm

Trong quá trình bị chàm trên mặt, cách chăm sóc da mặt luôn được các chuyên gia đề cao. Bởi đây cũng chính là phương pháp giúp bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng ngoài việc sử dụng mẹo vặt dân gian hay điều trị bằng nội khoa. Chính vì vậy, khi chàm xuất hiện trên da mặt, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Luôn giữ vệ sinh da mặt được sạch sẽ bằng việc rửa mặt bằng nước ấm. Sau đó dùng khăn bông khô và sạch để lau khô nước. Một lưu ý khác Ngoài ra, khăn mặt của bạn cũng cần được làm sạch thường xuyên. Bởi, khăn mặt luôn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho da mặt nhưng mắt thường không thể thấy được;
  • Không sử dụng nước quá nóng để rửa mặt. Bởi nước quá nóng có thể khiến da bị khô ráp, dễ bị kích ứng, thậm chí có thể gây bỏng da;
  • Sử dụng thêm một số sản phẩm sữa rửa mặt được chiết xuất từ các thảo dược từ thiên nhiên. Mặt khác, bạn không được sử dụng một số loại sản phẩm có thể gây kích ứng cho da hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh;
  • Sử dụng sữa dưỡng ẩm cho da mặt để phòng ngừa tình trạng da khô. Một số sản phẩm được khuyến nghị dành cho các da mặt bị chàm là: Cetaphil, Eucerin, Vaseline, Aquaphor,… Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng chúng là vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi da mặt đã được làm sạch;
  • Việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể khiến tình trạng chàm trên da mặt càng trở nặng hơn. Vì thế, bạn nên tìm mua và sử dụng các loại mỹ phẩm không gây kích ứng da, có tem chống giả, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
  • Không chà xát quá mạnh lên da mặt khi bị chàm. Việc chà xát quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và gây hại cho da;
  • Hạn chế tiếp xúc hoặc đi ra ngoài khi không khí quá khô hoặc quá ẩm, điều này cũng có khả năng gây kích ứng da. Tốt nhất bạn nên sử dụng một số vật dụng cho chén khi đi ra ngoài như: khẩu trang, mũ/ nón, khăn trùm, ô/ dù,…;
  • Hạn chế để da mặt bị chàm tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Bạn có thể thoa kem chống nắng trước khi đi ra ngoài khoảng 30 – 40 phút.
cách chăm sóc da mặt khi bị chàm
Thường xuyên vệ sinh da mặt bằng nước sạch và có thể sử dụng thêm một số sản phẩm chăm sóc da mặt được chiết xuất từ các thảo dược lành tính

Ngoài vấn đề chăm sóc da mặt trên, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thiết lập lối sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức. Mỗi ngày dành 46 – 60 phút để tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện sức khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh tình tái phát tự nhiên.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh chàm ở da mặt và một số phương pháp cải thiện bệnh lý. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm một dạng khác của bệnh chàm. Từ đó có những phương pháp điều trị và cách chăm sóc da mặt phòng ngừa bệnh chàm tái phát trên khuôn mặt.

Có thể bạn đọc quan tâm:

5/5 - (6 bình chọn)

Bình luận (63)

  1. Ngô Lam says: Trả lời

    Tôi không chỉ bị chàm ở mặt (2 bên má) mà còn nổi mụn nước ở bàn tay. Đợt đó bị tôi vẫn dùng sữa rửa mặt bình thường, nhưng loại acness kia chứ ko phải thiên nhiên gì. Một thời gian sau vết chàm có xu hướng lan rộng ra, tôi sợ quá phải đi khám, bác sĩ cho thuốc bôi về bôi và cũng không hết chỉ đỡ được một phần thôi.

    1. Quỳnh An says: Trả lời

      Bạn nên thử mấy loại sữa rửa mặt được chiết xuất từ thiên nhiên ấy, mấy loại đó sẽ giảm tình trạng kích ứng và bào mòn da, acness bào da lắm. Mình da bình thường còn ko dám dùng huống gì lúc bị chàm. Đợt đó mình chuyển rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Vừa sạch da mặt vừa giúp diệt khuẩn ở trên da. May mà hợp nên bệnh đã giảm đi đáng kể mà ko phải dùng thuốc Tây quá nhiều, chỉ bôi thôi vài tuýp thôi.

      1. Ngô Lam says: Trả lời

        Nước muối sinh lý rửa mặt được luôn ạ, có bị sao không bạn ơi?

        1. Quỳnh An says: Trả lời

          Không sao bạn nhé, mình vệ sinh nhẹ nhàng, tránh những chỗ bị trợt loét là được. Nước muối sinh lý sạch mà an toàn, tỉ lệ chuẩn rồi. Bạn tuyệt đối không được tự ý pha nước muối để rửa là ok nhé.

    2. Hân Nguyễn says: Trả lời

      Rửa gì thì rửa cẩn thận vẫn hơn bạn à, đừng dùng những loại sữa rửa mặt có thể gây kích ứng là được.

  2. Thu Trang Nguyễn says: Trả lời

    Mấy ngày nay da mặt em xuất hiện vùng da màu đỏ, sờ vào thì thấy hơi cộm cộm, còn ngứa nữa. Em mới được bà chị gái mua cho chai sữa rửa mặt mới bên Đức về, mà lúc đầu dùng cứ thấy ngứa ngứa nhưng nghĩ ko vấn đề gì nên em cứ dùng, mấy nay lại bị thế này. Chả biết dị ứng hay gi nữa ạ, mọi người có cách nào giúp em với ạ.

    1. Trang Vy says: Trả lời

      Có thể là do dị ứng mỹ phẩm hoặc bị chàm nguyên nhân cũng do mỹ phẩm ko phù hợp. Trường hợp của bạn mình lại nghiêng về chàm hơn vì nó giống y chang biểu hiện của mình đợt trước. Của bạn vẫn còn giai đoạn đầu thì phải, của mình nó lên cả mụn nước rồi. Bạn đi khám xem nhé, bị chàm thì chữa sớm đừng để lâu dài.

    2. Hồng Diễm says: Trả lời

      Bị chàm rồi bạn ơi, dị ứng cũng sẽ làm bạn bị ngứa và nổi mẩn nhưng cái này mình chắc chắn là chàm luôn. Bạn thử lấy nha đam và dầu oliu trộn với nhau, sau đó rửa sạch da mặt rồi bôi lên da để trong 15 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.

    3. Ngân Nguyễn says: Trả lời

      Đó là dị ứng mỹ phẩm mà, nếu dị ứng ko được khắc phục nó hình thành dạng chàm luôn đó. Do các thành phần trong mỹ phẩm kích ứng làn da bạn rồi. Bạn có thể dùng mấy biện pháp dân gian để chữa nhưng cứ phải đi khám trước đã. Xác định đúng nguyên nhân mới chữa đúng được.

  3. Lê Mây says: Trả lời

    Chàm ở mặt khó chịu lắm, lại đúng mặt tiền nữa nên ai bị chàm phải chăm sóc kỹ lắm. Nhưng bạn phát hiện sớm và dùng đúng phương pháp thì bệnh này có thể kiểm soát tốt.

    1. Thu Vân says: Trả lời

      Đúng rồi chị ạ, em bị chàm 3 năm trước đến giờ vẫn trên mặt gần cằm vẫn còn vết tích này, dù không còn triệu chứng nhưng màu da ở vùng bị chàm vẫn có chút khác. Hồi đấy đi ra ngoài lúc nào em cũng phải đeo khẩu trang đi làm cũng vậy, nhìn mình phát chán luôn, lúc nào mà thời tiết hanh khô thì nó ngứa kinh khủng. Em có dùng thuốc Tây mà chẳng hề khỏi, may được người bạn giới thiệu thuốc Đông y nên mới khỏi đến giờ.

    2. Lê Hoài says: Trả lời

      Đông y chữa chàm được mà bạn, tốt là đằng khác, tôi cũng bị chàm nhưng ở tay thôi ngứa phát sốt, da sần dùi, có giai đoạn nó còn mọc mụn nước nhỏ li ti. Tính áp dụng những cách chữa dân gian nhưng ko được, vì nó ko cho kết quả, càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Sau đó tôi chuyển sang dùng thuốc Đông y bên 123 Hoàng Ngân, dùng tháng đầu tiên là thấy đỡ liền rồi, cứ thế dùng hết liệu trình và khỏi cho đến giờ. Nên là ai có ý định dùng đông y chữa chàm ở mặt vẫn rất ok nhé.

    3. Đoan Trinh says: Trả lời

      Chàm này dễ tái phát lắm, nếu dùng mỹ phẩm kém chất lượng, tiếp xúc với những dị nguyên là bùng phát lại liền.

  4. Anh says: Trả lời

    Bị chàm ở mặt thì dùng mật ong bôi là hết nhé mọi người ơi. Mọi người rửa sạch mặt bằng nước ấm, xong lau khô. Sau đó thoa một ít mật ong nguyên chất (nhớ là nguyên chất đấy) lên khắp da mặt, massage nhẹ nhàng để các tinh chất trong mật ong thẩm thấu vào da, thư giãn trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

    1. Nguyệt Hằng says: Trả lời

      Sao mình bôi mật ong vào không được nhỉ, mật ong toàn làm da khô thôi chẳng mềm mại gì cả. Thế mà người ta bảo bôi mật ong cho mềm da.

      1. Anh says: Trả lời

        Chắc tùy cơ địa rồi bạn, mình thì khỏi đó, nhanh chóng chả phải tới bệnh viện gì cả. Ngày trước bị thủy đậu mình cũng bôi để trị vết thâm đấy, tầm 1 tuần là hết thâm luôn, cực nhạy. Có lẽ da mặt mình hợp với mật ong.

    2. Nguyễn Linh says: Trả lời

      Cẩn thận với mấy mẹo dân gian mọi người ạ, dùng sai cách thì dị ứng lại càng dị ứng đấy.

    3. Thanh Thanh says: Trả lời

      Giờ mình thấy nhiều người có vẻ hơi định kiến với bài thuốc dân gian nhỉ, nghĩ là nó ko được kiểm chứng. Nhưng nó tốt nhé mọi người, chỉ là do cơ địa ko hợp rồi mọi người dùng ko đúng cách thôi. Thuốc Tây tuy hiện đại nhưng chưa chắc đã tốt bằng mẹo dân gian đâu ạ.

  5. Gia Hân says: Trả lời

    Cả nhà ơi, con mình bị chàm thì phải, trên mặt ở hai má xuất hiện mẩn đỏ, thi thoảng thấy có nốt mụn li ti. Nhà mình có nuôi một chú cún, hai đứa nó quấn nhau lắm, ko lẽ bị dị ứng với lông thú nhỉ mọi người?

    1. Trúc Xinh says: Trả lời

      Có thể bị dị ứng với lông vật nuôi rồi bạn, mình cũng thích chó lắm, cũng muốn mua về nuôi nhưng thấy con còn bé da nhạy cảm nên ko dám mua. Mom cho bé đi khám đi ạ.

      1. Gia Hân says: Trả lời

        Thế thì đúng rồi, mình cứ nghi nghi, nhưng dùng thuốc Tây sợ ảnh hưởng đến da với sức khỏe của bé ko ạ?

        1. Thanh Loan says: Trả lời

          Thuốc được bác sĩ kê cho phù hợp với trẻ nhỏ nhé mom ơi, ko dùng liều của người lớn cho trẻ đâu. Bình thường cũng ko dùng kháng sinh liều cao, trừ khi bệnh có dấu hiệu bội nhiễm. Nên mom cứ yên tâm đưa bé đi khám xem nhé!

    2. Thanh Loan says: Trả lời

      Bé nhà chị có quấy khóc với bỏ bú ko ạ? Bé nhà em ko những có các triệu chứng với bé nhà chị mà còn bị viêm mũi nữa, phải mất gần nửa tháng con em khó ngủ và trằn trọc. Thương con và sợ con có vấn đề gì em phải đưa xuống bệnh viện ở thành phố khám, bác sĩ kết luận bị chàm sữa. May mà dùng thuốc kịp thời nên bé đã sớm khỏi ạ.

  6. Mẹ của cún says: Trả lời

    Bé bị chàm ở mặt thì các mẹ cho ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hết bệnh được ạ? Em mới tập đầu mà con lại bị chàm nên chẳng biết nên làm gì.

    1. Hồng Ngọc says: Trả lời

      Nếu bé còn bú mẹ thì mom cứ cho bé bú càng lâu càng tốt ạ, riêng mom thì nên ăn những thực phẩm thanh đạm thôi, ko ăn đồ cay nóng, đồ tanh, đồ ăn chiên rán, đồ mỡ nhiều… vì những đồ này có thể làm triệu chứng của bé trở nên nặng hơn đó. Còn với những bé đã ăn dặm và trẻ lớn hơn thì không nên cho bé ăn thực phẩm như trứng, cà chua, thức ăn lên men…

    2. Trương Hải Yến says: Trả lời

      Mẹ cũng nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho bé nhé để cung cấp độ ẩm cho da, dùng nước tắm phù hợp, đừng tự ý nấu nước tắm cho bé nhé

  7. Lê Minh Tâm says: Trả lời

    Đây là câu chuyện của mình 2 năm trước khi bị chàm ở da mặt. Hồi đó mình chả biết chàm là gì, chỉ biết da mặt lúc đó xuất hiện mẩn đỏ giống như dị ứng vậy á. Mình cũng có mua thuốc về bôi nhưng ko khỏi ngược lại da còn xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti, sần sùi, gây ngứa. Dùng thuốc bôi ko khỏi mình đi tìm biện pháp dân gian để chữa, mình dùng dâu tây và sữa chua không đường tạo thành mặt nạ đắp lên da trong 15 phút. Cứ thế dùng trong nửa tháng bệnh của mình đỡ đỡ hơn tí. Nhưng niềm vui ko được bao lâu, tại vùng da bị chàm các nốt mụn đỏ ngày càng xuất hiện nhiều, da khô ráp hơn. Mình đi viện khám thì bác sĩ kê cho 1 đống thuốc về uống rồi cũng chẳng bảo kiêng gì. Mình về làm theo thì cũng có chút đỡ, những đâu lại vào đấy hết liệu trình thuốc là bệnh lại tái phát. Biết là thuốc tây ko khỏi nên mình đã chuyển sang đông y, được bà chị đồng nghiệp giới thiệu đến 123 Hoàng Ngân để khám thì bác sĩ bảo mình là ko kiêng cữ nên bệnh nó tái phát, rồi mới tá hỏa. Sau đó bác sĩ kê cho mình đơn thuốc về uống, bôi, và rửa ngoài, hết liệu trình thì bệnh ổn định, giờ 2 năm trôi qua da mặt mình vẫn ok lắm.

    1. Thu Chuyên says: Trả lời

      Không kiêng thì tập xác định rồi bạn nhé, chàm này có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền nên ko kiêng rất khó khỏi. Đợt mình bị viêm da cơ địa cũng vậy nè, ăn thả ga nên phải dùng tới hơn 4 tháng thuốc Đông y đấy. Cứ tưởng ko hết nhưng may quá.

      1. Lê Minh Tâm says: Trả lời

        Thế mới kéo dài đấy bạn, khổ sở thực sự luôn ấy.

  8. Thu Vân says: Trả lời

    Em bị bệnh chàm 5 năm rồi có khỏi được không mọi người, em ko bị ở mặt mà ở tay cơ. Tay em giờ sần sùi, xấu xí khó coi lắm. Em có dùng thuốc Tây, thuốc bắc cũng có ấy nhưng không có tiến triển gì cả. Giờ em muốn dùng Đông y thì có được không và nên dùng địa chỉ nào ạ?

    1. Ngọc Ánh says: Trả lời

      10 năm có người còn hết chứ nói gì 5 năm bạn ơi. Nói hết nhưng ko phải dứt điểm hoàn toàn đâu bạn nhé mà dứt điểm kiểu kiểm soát được bệnh, triệu chứng ngăn ko cho tái phát ấy. Mình dùng đông rồi và thấy hiệu quả như thế í.

    2. Thúy Hai says: Trả lời

      Thuốc Đông y ko chỉ loại bỏ triệu chứng mà còn loại bỏ căn nguyên gây bệnh nữa bạn nhé. Vì giải quyết được căn nguyên nhân hiệu quả chữa bệnh có tính lâu dài, ngừa bệnh phát này.

    3. Lê Khánh says: Trả lời

      Đông y giờ nhiều chỗ khám chữa lắm, bạn thử đọc bài này xem nhé https://www.trungtamdalieudongy.com/hieu-qua-bai-thuoc-chua-cham-an-bi-thang.html, Trung tâm Da liễu Đông y VN là địa chỉ mà bạn mình tới hồi trước. Bác sĩ ở đây chuyên môn cao mà nhiệt tình lắm.

  9. Lệ Quyên says: Trả lời

    Em bị chàm ở mặt, khu vực cằm và mép môi ấy, em bị gần 3 năm nay rồi, tuy nó không ko quá ngứa nhưng da thường bị khô, thậm chí bong tróc gây rát đỏ, hơi đau. Mùa nào cũng thấy bong tróc nhìn rất khó chịu. Em đã từng đi khám và dùng thuốc Tây, lúc dùng thuốc thì bệnh đỡ, nhưng sau đó lại bùng phát lại. Em không dám dùng thuốc Tây nhiều vì sợ ảnh hưởng đến dạ dày, rồi bị teo da. Từ hồi quyết định dùng thuốc tây em đã lên mạng tìm kiếm nhiều biện pháp nhưng không biết hiệu quả ra sao, sợ bệnh nặng lại khó khỏi.

    1. Minh Châu says: Trả lời

      Bạn thử dùng lá khế nấu nước để uống đi, chỉ cần nấu sôi nước lá khế trong 10 phút cho đến khi nước chuyển sang màu vàng là lấy nước để uống. Hoặc nấu nước lá khế rửa vùng da bị chàm, phần bã thì đắp lên da, thực hiện 2 lần mỗi ngày. Mình thấy nhiều người dùng và khỏi lắm.

    2. Lê Thị Cúc says: Trả lời

      Chuyển đông y đi chị ơi, em cũng bị nặng mà chuyển Đông y thấy đỡ rồi này, em đang uống được 1 tháng thuốc rồi.

      1. Bảo Châu says: Trả lời

        Đông y thời gian thì lâu đấy nhưng được cái an toàn, kiểm soát được bệnh tốt. Ít tái phát nữa, mà chỉ cần bệnh ko tái phát thôi chứ dứt điểm hoàn toàn thì khó có phương pháp nào chữa được lắm. Viêm họng khỏi rồi còn bị lại nói gì đến chàm.

        1. Lê Thị Cúc says: Trả lời

          Đúng rồi ạ, nó kiểm soát bệnh là tốt rồi, chứ cứ hết tháng thuốc lại tái phát thì ko ổn.

  10. Thanh Thư says: Trả lời

    Có ai biết địa chỉ nào tốt về Đông y hiện nay ko chỉ giúp em với ạ. Thất bại với Tây y nên em quyết dùng Đông y cho đảm bảo.

    1. Sa Huỳnh says: Trả lời

      Nhiều địa chỉ mà bạn ơi, nhưng mình gợi ý cho bạn đến 123 Hoàng Ngân nhé. Hôm bữa mình mới tới khám xong, mình chưa dùng thuốc nhưng thấy bác sĩ ở đây thân thiện lắm, khám cũng cẩn thận nữa.

      1. Diễm Mi says: Trả lời

        Thuốc bên 123 Hoàng Ngân tốt đấy bạn, mình uống được 2 tháng và thấy cải thiện rõ rệt luôn này. Không có tác dụng phụ hay khó chịu đâu nhé!

      2. Thanh Thư says: Trả lời

        Em cũng nghe tới địa chỉ này trên webtretho rồi, ở đây có bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần trực tiếp khám đúng ko ạ?

        1. Sa Huỳnh says: Trả lời

          Đúng rồi bạn ơi, bác sĩ Nhuần với bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn nữa, 2 bác sĩ khám trực tiếp luôn.

  11. Trần Mina says: Trả lời

    Đang tính dùng thuốc Đông y mà ngại khoản sắc thuốc quá mọi người ơi. Căn bản mình cũng ko có thời gian để sắc, cộng thêm chăm con nhỏ nữa nó càng khó.

    1. Thu Hoài says: Trả lời

      An Bì Thang của trung tâm da liễu Đông y VN dùng thuốc dạng cao bạn ơi, ko cần phải sắc đâu, tiện lắm. Đợt em dùng còn mang tới công ty pha uống cơ, đi đâu cũng mang theo được.

    2. Nguyễn Ngọc says: Trả lời

      Giờ có nhiều địa chỉ kê thuốc sắc nhưng có dịch vụ sắc thuốc sẵn đóng gói cho người bệnh mà bạn ơi, ko lo đâu. Chỉ lo ko tìm được địa chỉ uy tín mà điều trị thôi, sắc thuốc thì đơn giản.

      1. Lệ Hằng says: Trả lời

        Chuẩn, nhưng sắc thuốc đơn giản mà, mua cái ấm thích hợp rồi làm theo hướng dẫn thôi, tôi thì tôi vẫn thích uống thuốc thang, ít ra nó từ cây lá 100% nên không bị lẫn thành phần khác.

        1. Minh Tuấn says: Trả lời

          Thuốc cao cũng chuẩn 100% thiên nhiên đó bác ơi, chỉ là người ta nó cô đặc lại thành cao thôi. Dạng cao có khi còn tốt hơn dạng sắc thang ấy.

        2. Thu Hường says: Trả lời

          Úi, thuốc dạng cao vẫn đúng chuẩn thuốc Đông y nhé mọi người, đặc mùi lá thuốc luôn. Thuốc sắc hơi thuốc bị bị bay đi ít nhiều kia.

  12. Hồng Mơ says: Trả lời

    Mẹ tôi bị chàm thời còn trẻ nên tôi cũng bị di truyền theo bà, lần đầu bị là 20 tuổi xeong nó kéo dài đến lúc 25 tuổi, thời gian đó các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, khô ráp khiến tôi vô cùng có khó chịu. Dùng thuốc Tây nhưng cứ hết thuốc là lại tái phát. Tôi có dùng thuốc ở 123 Hoàng Ngân, thuốc cao nhé mọi người, tôi dùng 4 tháng liền. Hết 4 tháng thuốc thì sau 1 năm tôi ko còn bị bệnh nữa. Mong rằng, mọi người cũng sẽ được như tôi, thoát khỏi chàm.

    1. Trịnh Thành says: Trả lời

      123 Hoàng Ngân là ở đâu vậy bạn ơi, mình ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đi khám ở đâu được ạ?

      1. Hồng Mơ says: Trả lời

        123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội bạn ơi. Đây là trung tâm Da liễu đông y việt nam. Trung tâm này có cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh đó. Bạn có thể tới Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1 nhé.

        1. Trịnh Thành says: Trả lời

          Dạ cảm ơn bạn nhiều ạ, nhưng ở đây có bác sĩ nào khám bệnh vậy ạ? Bạn có biết không?

          1. Hồng Mơ says:

            Trung tâm có 2 bác sĩ khám và điều trị bệnh da liễu chính là bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần (hơn 40 năm kinh nghiệm, từng làm việc ở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) và bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn (hơn 30 năm kinh nghiệm). Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây nhé: https://www.trungtamdalieudongy.com/bac-si/bac-si-nguyen-thi-nhuan

  13. Lê Thị Thu says: Trả lời

    Tôi bị chàm và bệnh tiến triển nặng hơn vào mùa đông, lúc trời hanh khô. Tôi cũng đã từng sử dụng nhiều biện pháp nhưng không khỏi, hoặc chỉ khỏi 1 thời gian xong lại tái phát. Do công việc phải gặp khách hàng nhiều nên nó làm tôi cảm thấy rất tự ti. Càng ngày tình trạng này càng khiến cho công việc và cuộc sống của tôi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mọi người từng chữa cách nào tốt chỉ giúp tôi với!

    1. Hoàng Thảo says: Trả lời

      Chắc chị cũng từng dùng mẹo dân gian để chữa rồi đúng không ạ, ko biết chị đã dùng lá ổi chưa. Nấu sôi nước lá ổi lên, đổ ra chậu để nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị chàm, áp dụng mỗi ngày 1 lần. Đứa bạn mình áp dụng và đỡ đấy, ko ngứa nhiều nữa.

      1. Lê Thị Thu says: Trả lời

        Mình dùng rồi bạn ơi, dùng đủ kiểu rồi ấy nhưng ko ăn thua. Có bệnh thì vái tứ phương mà nên cách nào có là mình thử.

        1. Hoàng Thảo says: Trả lời

          Thế thì chuyển qua Đông y bên 123 Hoàng Ngân đi chị ơi. Bên này thuốc thấy bảo tốt lắm ạ. Em cũng định tuần tới đi khám và lấy thuốc bên này dùng xem thế nào. Em cũng giống chị, làm nghề marketing, suốt ngày gặp khách hàng mà trên cơ thể nó ko xinh đẹp nên mất tự tin lắm.

          1. Lê Thị Thu says:

            Thuốc bên này dùng theo dạng sắc thang hay dạng cao đó bạn ơi? Dạng sắc thì mình đúng ko có thời gian luôn. Bận bịu đủ chuyện ấy.

          2. Hoàng Thảo says:

            Thuốc dạng cao pha uống nhé chị ơi, cái này theo em tìm hiểu ạ. Như thế thì tiện lợi cho chị rồi. Em thấy cũng khá là yên tâm vì đây có mấy bác sĩ giỏi từng làm ở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương ạ.

  14. Thanh Tú says: Trả lời

    Chàm da mặt này bôi dầu dừa vào là khỏi đấy, tôi dùng rồi có cần đi khám đâu.

    1. Lê Đức Hải says: Trả lời

      Tôi cũng dùng rồi bác này, nhưng nào có khỏi đâu, lại bị nặng hơn ấy chứ, giờ chả dám dùng mẹo nữa luôn.

    2. Trang says: Trả lời

      Dân gian thì tùy người thôi bạn ơi, ko phải cách nào cũng hợp đâu. Có người hợp thì khỏi thật, nhưng có người lại bị nặng hơn, chẳng hiểu nổi luôn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *