Chàm môi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Chàm môi hay còn gọi là viêm da trên môi có thể dẫn đến phát ban ngứa, da môi nứt nẻ và nổi nhiều mụn nước đau đớn. Bệnh chàm môi thường phổ biến vào mùa đông hoặc lạnh, đặc biệt đau đớn khó chịu và cần điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi đặc biệt phổ biến vào mùa đông hoặc lạnh, gây đớn khó chịu

Chàm môi là bệnh gì?

Bệnh chàm (Eczema) là thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh da liễu có thể gây phát ban ngứa, da nứt nẻ và nổi nhiều mụn nước đau đớn. Chàm môi là tình trạng viêm da môi với các biểu hiện như đỏ da và đóng vảy trên môi. Bệnh cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa, khô, nứt nẻ, có vảy và đau đớn ở môi.

Tình trạng viêm da trên môi có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường, chẳng hạn như các chất gây kích ứng môi hoặc các thói quen xấu, chẳng hạn như liếm môi.

Bệnh chàm môi được phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

  • Viêm da môi do tiếp xúc gây khó chịu ở môi khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng bên ngoài, chẳng hạn như liếm môi, sử dụng mỹ phẩm hoặc tác động của môi trường.
  • Viêm da môi do tiếp xúc dị ứng, là một phản ứng dị ứng với các sản phẩm dành cho môi, chẳng như hạn son môi, kem đánh răng, vật liệu nha khoa hoặc các loại thuốc dành cho môi.
  • Viêm môi do phát triển do nhiễm nấm (thường là nấm Candida) hoặc nhiễm trùng vi khuẩn gây ra. Tình trạng này thường phổ biến ở người có thói quen liếm môi, sử dụng răng giả, đeo niềng răng hoặc do tích tụ nước bọt ở khóe miệng và môi gây ra. Bên cạnh đó, viêm ở khóe môi hoặc góc môi thường phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm môi

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh chàm môi tương tự như bệnh chàm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai môi, đôi khi có thể ảnh hưởng đến các vùng da bệnh trong và xung quanh miệng.

dấu hiệu bị chàm môi
Chàm môi có thể dẫn đến phát ban ngứa, da môi nứt nẻ và nổi nhiều mụn nước đau đớn

Cụ thể các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh chàm môi có thể bao gồm:

  • Phát ban đỏ xung quanh hoặc trên môi
  • Khô hoặc bong tróc da môi
  • Da môi bị rơi ra hoặc có vảy
  • Ngứa môi và xung quanh môi
  • Nóng rát
  • Đau đớn
  • Viêm môi
  • Thay đổi sắc tố trên da môi

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm môi có thể khác nhau ở các đối tượng bệnh. Một số người bệnh có thể có triệu chứng nhẹ trong khi các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở một số người. Việc thay đổi sắc tố da môi cũng tương đối phổ biến. Cụ thể những người da trắng có thể nhận thấy da môi chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu, trong khi những người da sẫm màu có thể nhận thấy da môi trở nên sáng hơn hoặc sẫm hơn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm môi

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm và bệnh chàm môi. Tuy nhiên, dị truyền và tác động từ môi trường được xem là nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh chàm môi.

Ngoài ra, hai nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến bệnh chàm môi có thể bao gồm:

1. Nguyên nhân bên ngoài

Bệnh chàm môi có thể liên quan đến các yếu tố bên ngoài môi trường, thường phát triển sau khi tiếp xúc với các chất kích thích từ môi trường. Cụ thể, các yếu tố bên ngoài có thể dẫn đến bệnh viêm da trên môi có thể bao gồm:

nguyên nhân bệnh chàm môi
Dị ứng hoặc mẫn cảm với son môi và các sản phẩm mỹ phẩm khác có thể dẫn đến bệnh chàm
  • Yếu tố môi trường chẳng hạn như thời tiết lạnh, khô có thể làm mất độ ẩm tự nhiên trên môi và dẫn đến các dấu hiệu bệnh chàm.
  • Sử dụng mỹ phẩm, son môi hoặc các sản phẩm có chứa hóa chất gây hại cho da.
  • Có thói quen thường xuyên liếm môi.
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số loại thực phẩm
  • Khói, bụi bẩn từ các phương tiện giao thông, ô nhiễm không khí công nghiệp cũng có thể gây khô môi và bệnh chàm môi.

2. Nguyên nhân bên trong cơ thể

Bệnh chàm môi có thể là do di truyền hoặc một số thay đổi hóa chất trong cơ thể. Đôi khi bệnh chàm môi có thể liên quan đến một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh đang áp dụng.

Ngoài ra, một số người có thể có làn da khô và mẫn cảm tự nhiên. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh chàm môi hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể tăng nguy cơ mắc bệnh chàm môi. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến phụ nữ.

3. Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh đó, một số người có thể bị chàm mối nếu:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng hoặc hen suyễn
  • Có các khuyết tật trên da, điều này khiến các hóa chất xâm nhập vào da dễ dàng hơn và dẫn đến bùng phát các triệu chứng chàm môi
  • Tính chất công việc liên quan đến việc chạm môi vào các vật liệu liên tục, đặc biệt là các vật liệu dễ gây kích ứng
  • Căng thẳng, stress và áp lực cao
  • Bị cảm lạnh hoặc cúm
  • Nhạy cảm với không khí nóng hoặc lạnh
  • Sử dụng các sản phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như son môi hoặc kem đánh răng

Bệnh chàm môi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dễ bị kích ứng, nứt nẻ và khô môi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích tiếp xúc.

chàm môi ở trẻ em
Da trẻ sơ sinh và trẻ em rất mẫn cảm nên dễ phát triển các triệu chứng chàm

Trẻ bị chàm môi thường có các đặc điểm như thường xuyên chảy nước bọt hoặc dính bọt sữa trên môi. Điều này có thể gây kích ứng da, đóng vảy tiết trên môi và dẫn đến các triệu chứng chàm môi.

Tình trạng khô môi có thể kéo dài nhiều giờ, dẫn đến phát ban khô, đỏ và khó chịu khắp miệng. Điều này khiến trẻ có xu hướng liếm môi để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, việc liếm môi có thể khiến các triệu chứng bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến khô môi và nứt nẻ.

Bên cạnh đó, trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, thường có nguy cơ bệnh chàm môi cao hơn những trẻ khác.

Bệnh chàm môi được điều trị như thế nào?

Bệnh chàm, bao gồm bệnh chàm môi là không thể điều trị được. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro phổ biến như:

1. Chữa bệnh chàm môi tại nhà

Trong các trường hợp bệnh chàm không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự cải thiện các triệu chứng tại nhà. Có một số biện pháp hiệu quả có thể điều trị bệnh chàm tại nhà. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

điều trị chàm môi tại nhà
Thoa gel nha đam lên môi có thể hỗ trợ dưỡng ẩm và điều trị bệnh viêm da trên môi
  • Đường: Đường có thể được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên, hỗ trợ loại bỏ tế bào da chế và khuyến khích phát triển các tế bào da mới khỏe mạnh. Đường nâu thường mềm và phù hợp hơn đường trắng trong việc tẩy tế bào chết cho môi. Bên cạnh đó, kết hợp đường nâu với một vài giọt chanh để tăng hiệu quả cải thiện các triệu chứng.
  • Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và dưỡng ẩm hiệu quả. Do đó, người bệnh chàm môi có thể thoa một lượng nhỏ mật ong hữu cơ lên môi để cải thiện các triệu chứng viêm da môi và phục hồi độ ẩm cần thiết.
  • Dầu dừa: Dầu dừa nguyên chất có thể hỗ trợ dưỡng ẩm, cải thiện cơn đau và phục hồi các tế bào khỏe mạnh ở môi. Thoa dầu dừa lên môi 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng viêm da.
  • Gel nha đam: Nha đam hay lô hội được sử dụng cho nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm bệnh chàm môi. Thoa một lớp mỏng gel nha đam lên môi để hỗ trợ dưỡng ẩm và cải thiện các triệu chứng bệnh chàm.
  • Hạt lanh: Hạt lanh là một nguồn axit béo omega 3 và có tác dụng dưỡng ẩm da hiệu quả. Sử dụng 3 – 5 muỗng cà phê dầu hạt lanh thoa lên môi mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
  • Bơ hạt mỡ: Bơ hạt mỡ hoạt động như một chất dưỡng ẩm tự nhiên, do đó có thể cải thiện tình trạng khô da và ngăn ngừa các triệu chứng chàm môi. Thoa một lượng bơ hạt mỡ lên môi trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch với nước sạch để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể cải thiện sức khỏe của da, bao gồm da môi. Cụ thể, người bệnh có thể tăng cường bổ sung các loại trái cây, ra và chất béo lành mạnh như cà rốt, xoài, đu đủ, mận khô, rau lá xanh, hạt lanh, cá hồi, bơ và một số loại đậu. Bên cạnh đó hạn chế tiêu thụ sản phẩm chế biến, sản phẩm tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế các triệu chứng.

2. Điều trị y tế cho bệnh chàm môi

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

thuốc điều trị chàm môi
Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để cải thiện các triệu chứng chàm trên môi
  • Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm có thể hỗ trợ hạn chế tình trạng khô môi và cải thiện các triệu chứng bệnh chàm. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp để tránh gây kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Vaseline là một trong những sản phẩm dưỡng môi phù hợp, không gây kích ứng và có hiệu quả làm ẩm cao.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh thường được chỉ định để cải thiện các triệu chứng chàm môi do vi khuẩn hoặc vi sinh vật tích tụ xung quanh miệng. Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Corticosteroid tại chỗ: Kem Corticosteroid tại chỗ có thể được khuyến nghị thoa lên môi để cải thiện tình trạng viêm, khô, đỏ và ngứa liên quan đến bệnh viêm da trên môi.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tránh tiếp xúc với các loại xà phòng mạnh khi rửa mặt hoặc sử dụng các sản phẩm tự nhiên để tránh các tác dụng phụ. Ngoài ra, không nên phơi nắng quá lâu hoặc che chắn da mặt (môi) trong thời tiết lạnh hoặc nóng để ngăn ngừa các triệu chứng chàm.

Bệnh chàm môi có thể phòng ngừa được không?

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm môi, tuy nhiên thay đổi phong cách sống có thể hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng.

phòng ngừa bệnh chàm môi
Che chắn da môi cẩn thận để tránh kích ứng và bệnh chàm

Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Dưỡng ẩm cho môi: Sử dụng kem dưỡng ẩm ban đêm và buổi sáng để hạn chế tình trạng khô môi. Hạn chế hoặc từ bỏ thói quen liếm môi để tránh các kích ứng. Bên cạnh đó, mang theo son dưỡng môi hoặc kem dưỡng ẩm để sử dụng khi cần thiết.
  • Lưu ý phản ứng của môi: Nếu có dấu hiệu ngứa hoặc kích ứng sau khi sử dụng một loại son môi mới hoặc một loại thực phẩm cụ thể, người bệnh nên ngưng sử dụng sản phẩm để tránh kích ứng. Bên cạnh đó, ghi nhớ các tác nhân gây kích ứng và tránh tiếp xúc để tránh các rủi ro liên quan.
  • Tránh tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt: Nếu cần tiếp xúc với không khí quá nóng hoặc quá lạnh, người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm cho môi và che chắn môi cẩn thận trước khi ra ngoài.
  • Cố gắng tránh căng thẳng: Căng thẳng, stress có thể khiến tình trạng viêm bùng phát và khiến các triệu chứng viêm da trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên có biện pháp kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và thực hành các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền, thiền định hoặc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng: Cố gắng xác định và tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây dị ứng. Bên cạnh đó, tạo thói quen đọc thành phần sản phẩm để tránh các rủi ro liên quan.

Chàm môi có thể là dấu hiệu bệnh gì?

Trong một số trường hợp bệnh chàm môi có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Cụ thể, các triệu chứng tương tự như bệnh chàm môi có thể liên quan đến một số bệnh lý như:

  • Vết loét lạnh
  • Vết loét môi
  • Mụn nhọt hoặc mụn cóc ở môi

Đến bệnh viện nếu các triệu chứng bệnh chàm môi trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau một thời gian điều trị.

Bệnh chàm môi là một tình trạng không nghiêm trọng, không lây nhiễm nhưng cần chăm sóc và điều trị phù hợp. Có nhiều cách tự nhiên và y tế có thể được áp dụng để cải thiện các triệu chứng chàm môi. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.

Tham khảo thêm: Bị chàm ở mặt: Mẹo chăm sóc da, trị bệnh nhanh hết

5/5 - (2 bình chọn)

Hơn 4000 bệnh nhân bị chàm, chàm sữa đã được điều trị thành công bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *