Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Cách trị nhanh nhất

Bệnh chàm khô tróc vảy đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, dày sừng và ngứa ngáy. Bệnh lý này lành tính, ít gây biến chứng và đa phần không ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh lại có tính chất kéo dài dai dẳng và dễ tái phát sau điều trị. Vì vậy cần chú ý nghiêm túc điều trị và chăm sóc đúng cách để kiểm soát tổn thương da và ngăn ngừa rủi ro phát sinh.

bệnh chàm khô tróc vải
Chàm khô tróc vảy là hình thái phát triển mãn tính của bệnh chàm khô

Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Dấu hiệu nhận biết

Chàm khô tróc vảy là thuật ngữ đề cập đến một hình thái của bệnh chàm khô trong giai đoạn mãn tính. Tình trạng bệnh xảy ra khi lớp biểu bì của da bị mất nước dẫn đến khô da và kích thích tăng sinh tế bào sừng.

Bệnh lý này đặc trưng bởi các triệu chứng da bị khô ráp, bong tróc vảy tiết, dày sừng và ngứa ngáy. Bệnh thường ảnh hưởng đến các vị trí có mật độ tiếp xúc thường xuyên như các đầu ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân hay vùng mặt.

Bệnh chàm khô tróc vảy đa phần chỉ gây ra những tổn thương bên ngoài da. Tuy nhiên, đây là bệnh lý da liễu khó điều trị, dễ tái phát và sẽ phát triển suốt đời. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm mục đích khắc phục tổn thương lâm sàng. Đồng thời ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa trên phạm vi rộng và cải thiện chức năng thẩm mỹ cho làn da.

Trong một số trường hợp, nếu chủ quan không điều trị nghiêm túc thì các triệu chứng có thể tiến triển nặng nề. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng. Vì vậy, ngoài việc cần điều trị sớm thì bạn hãy chú trọng chăm sóc và thực hiện tốt các biện pháp dự phòng. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng và có xu hướng tái phát thường xuyên.

Một số dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng mà bệnh chàm khô tróc vảy gây ra tương đối điển hình và khá dễ nhận biết. Mức độ của triệu chứng thường có xu hướng nặng nề vào mùa thu đông và thuyên giảm vào mùa xuân hè.

  • Bề mặt vùng da tổn thương thường bị đỏ và khô ráp, ngoài ra còn có dấu hiệu viêm nhẹ
  • Da bị bong tróc thành từng mảng, có hiện tượng dày sừng, nứt nẻ và thâm nhiễm
  • Các vết nứt sâu có thể bị đau rát và rướm máu
  • Tổn thương ngoài da thường đi kèm với dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu kéo dài
  • Triệu chứng thường trầm trọng hơn khi người bệnh cào gãi, tiếp xúc với chất kích ứng
  • Nhiệt độ lạnh hay không khí hanh khô cũng có thể khiến da khô và nứt nẻ mạnh hơn gây đau đớn, chảy máu
  • Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân…
  • Một số ít trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng tới vùng móng khiến móng bị đổi màu, giòn, dễ gãy và nứt nẻ
dấu hiệu bệnh chàm khô tróc vảy
Bệnh chàm khô tróc vảy có xu hướng ảnh hưởng đến vùng bàn tay và các ngón tay

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm khô tróc vảy nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự hình thành bệnh thường do hệ quả của nhiều yếu tố cộng hưởng.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy:

1. Yếu tố di truyền

Các nhà nghiên cứu đánh giá, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính liên quan đến sự kích hoạt bệnh chàm và chàm khô tróc vảy. Bao gồm cả cơ địa nhạy cảm, bất thường ở nhiễm sắc thể, đặc tính da khô… Ngoài ra thì còn liên quan đến sự rối loạn chu chuyển tế bào thượng bì hay thiếu hụt protein ở lớp sừng keratin…

2. Yếu tố thời tiết

Thực tế ghi nhận, chàm khô tróc vảy thường bùng phát mạnh trong thời điểm mùa thu đông. Nguyên nhân là do nhiệt độ cùng với độ ẩm giảm thấp. Trong khi đó, khi nền nhiệt và độ ẩm tăng cao thì tổn thương trên da lại có xu hướng thuyên giảm. Đồng thời ít bùng phát trên diện rộng.

3. Tiếp xúc với hóa chất

Tiếp xúc với hóa chất có độ kiềm hay pH acid quá cao cũng là yếu tố thúc đẩy chàm khô tróc vảy bùng phát. Bởi các loại hóa chất này sẽ làm suy giảm các tế bào thượng bì. Từ đó phá vỡ hàng rào bảo vệ da và tạo điều kiện thuận lợi cho các dị nguyên xâm nhập vào trong cấu trúc da.

4. Một số yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân được đề cập ở trên thì chàm khô tróc vảy có thể bùng phát mạnh do sự cộng hưởng của nhiều các yếu tố khác. Bao gồm:

  • Vệ sinh da không sạch sẽ và đúng cách. Điều này khiến cho các tế bào da chết hình thành và tích tụ. Từ đó kích thích phản ứng viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Sử dụng sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu hay các chất tẩy rửa chứa các thành phần chưa phù hợp. Chúng có thể khiến cho da bị kích ứng, bong tróc và chảy máu…
  • Uống ít nước và duy trì chế độ ăn uống kém lành mạnh. Từ đó gây ảnh hưởng xấu tới hàng rào bảo vệ da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Stress, căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn hormone trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.
  • Bên cạnh đó, dùng thuốc Tây kéo dài, sử dụng các chất kích thích, tiền sử bệnh lý… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy
Căng thẳng kéo dài được cho là yếu tố có liên quan đến sự bùng phát bệnh chàm khô tróc vảy

Bệnh chàm khô tróc vảy có lây không? Nguy hiểm không?

Theo nhận định từ các bác sĩ da liễu thì chàm khô tróc vảy không phải là bệnh lây nhiễm. Ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh thì bạn cũng sẽ không bị lây. Vì thế tuyệt đối không nên né tránh hay tỏ thái độ kỳ thị những người đang mắc bệnh.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chàm khô tróc vảy đều chỉ gặp phải triệu chứng ngoài da. Bệnh thường không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe toàn thân.

Tuy nhiên, chàm khô tróc vảy là bệnh da liễu có tính chất dai dẳng, gây ngứa nhiều. Đồng thời tổn thương mà bệnh gây ra còn ảnh hưởng tới ngoại hình, gây ra nhiều phiền toái đối với cuộc sống.

Trường hợp không chú ý điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

– Viêm da bội nhiễm:

Tổn thương nứt nẻ, rướm máu mà bệnh gây ra nếu không chăm sóc tốt thì các tác nhân gây hại như nấm men, vi khuẩn, virus sẽ rất dễ tấn công và gây nhiễm trùng. Bội nhiễm kích hoạt khiến cho da bị sưng nóng, mưng mủ và đau nhức. Đi kèm với đó là một số triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi…

– Ảnh hưởng đến ngoại hình:

Như đã đề cập, tổn thương do bệnh chàm khô tróc vảy gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và tính thẩm mỹ của làn da. Trường hợp tổn thương kéo dài dai dẳng còn tác động đến tâm lý. Đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh…

– Rối loạn giấc ngủ:

Triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy thường kéo dài, mãn tính. Đặc biệt là có thể bùng phát tại bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Thực tế cho thấy rằng, vào ban đêm khi nhiệt độ giảm thấp chính là điều kiện thuận lợi để tình trạng ngứa ngáy dữ dội bùng phát. Tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề rối loạn giấc ngủ như mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn…

Cách trị bệnh chàm khô tróc vảy nhanh nhất

Triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy thường không quá khó để khắc phục. Dưỡng ẩm đầy đủ, dùng một số nguyên liệu tự nhiên kết hợp điều trị bằng thuốc có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị nên cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng.

Dưới đây là các giải pháp điều trị nhanh bệnh chàm khô tróc vảy:

1. Áp dụng mẹo chữa tự nhiên

Chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng các mẹo tự nhiên tại nhà là giải pháp được nhiều người áp dụng. Đây là giải pháp lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng và ít tốn kém chi phí điều trị. Việc áp dụng đều đặn và đúng cách sẽ hỗ trợ khắc phục triệu chứng rất tốt.

chữa bệnh chàm khô tróc vảy
Dùng dưa leo chữa chàm khô tróc vảy giúp làm dịu da và giảm ngứa

Dưới đây là một số mẹo có thể tham khảo và áp dụng:

– Đắp dưa leo làm dịu cơn ngứa và cấp ẩm cho da:

  • Chuẩn bị 1 trái dưa leo tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng 10 phút
  • Dùng dao thái dưa leo thành từng lát mỏng rồi để vào tủ lạnh khoảng 20 phút
  • Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị
  • Lấy dưa leo ra, đắp lên bề mặt da và để yên khoảng 15 phút
  • Cuối cùng gỡ ra và dùng nước sạch rửa lại

– Chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng dầu dừa:

  • Trước khi thực hiện cần tắm hay vệ sinh vùng da tổn thương và dùng khăn mềm lau khô
  • Lấy nước dầu dừa vừa đủ thoa đều lên vùng da cần điều trị
  • Thực hiện massage vài phút rồi giữ nguyên thêm 20 phút nữa
  • Cuối cùng dùng nước ấm để rửa lại cho sạch sẽ
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể thêm dầu dừa vào khẩu phần ăn uống hằng ngày để hỗ trợ

– Dùng nha đam chữa chàm khô tróc vảy:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ phía ngoài đi
  • Dùng thìa cạo lấy phần gel trong để sử dụng
  • Làm sạch rồi dùng khăn mềm lau khô vùng da cần điều trị
  • Thoa trực tiếp gel nha đam lên da và để nguyên 10 phút
  • Dùng nước sạch để rửa lại 1 lần nữa

**Lưu ý: Các giải pháp tự nhiên chỉ đáp ứng tốt khi tổn thương da còn nhẹ hay đang trong thời gian hồi phục. Tuyệt đối không áp dụng khi da xuất hiện tổn thương hở, vết trầy xước, lở loét hay có dấu hiệu bội nhiễm.

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Đặc trưng của bệnh chàm khô tróc vảy được thể hiện bởi tình trạng da bị khô ráp, dày sừng và bong tróc nhiều. Vì vậy mà việc dưỡng ẩm cho da thường xuyên được cho là giải pháp đặc biệt quan trọng.

Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm lành tính có thể giúp cải thiện tình trạng mất nước. Từ đó duy trì độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng khô, bong tróc và giúp làn da trở nên mềm mịn hơn.

điều trị chàm khô tróc vảy
Khi bị chàm khô tróc vảy việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết

Nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ da liễu để được tư vấn về các sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp. Đa phần, sản phẩm có chứa các thành phần kẽm, vitamin E, B5 và chiết xuất yến mạch sẽ được ưu tiên.

3. Bệnh chàm khô tróc vảy dùng thuốc gì?

Trường hợp tổn thương trên da kích hoạt ở mức độ nặng và gây ngứa ngáy nhiều thì việc dưỡng ẩm và áp dụng mẹo tự nhiên sẽ không thể đáp ứng. Lúc này khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc.

Dựa vào triệu chứng cơ năng và mức độ tổn thương da mà bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị tại chỗ chứa corticoid
  • Thuốc ức chế calcineurin
  • Thuốc bôi ngoài da chứa Calcipotriol
  • Thuốc bôi chứa Salicylic acid
  • Thuốc kháng histamine H1
  • Kháng sinh điều trị tại chỗ
  • Kháng sinh đường uống

Kể cả thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc uống cần dùng đúng theo chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay điều chỉnh tăng/ giảm liều. Trường hợp toa thuốc không đáp ứng hay phát sinh vấn đề bất thường thì hãy báo cho bác sĩ để có sự điều chỉnh và xử lý kịp thời.

4. Chăm sóc và dự phòng

Chăm sóc khoa học là cách tốt giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Hơn nữa còn là giải pháp ngăn ngừa bệnh bùng phát trở lại sau khi điều trị.

phòng ngừa chàm khô tróc vảy
Ăn uống lành mạnh giúp duy trì hàng rào bảo vệ da và tăng sức đề kháng

Các biện pháp chăm sóc và dự phòng bao gồm:

  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da mỗi ngày, đặc biệt khi thời tiết hanh khô. Vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ và lành tính. Bảo vệ da bằng cách che chắn và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
  • Khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh, nên giữ ấm cho cơ thể. Để tránh tình trạng độ ẩm giảm thấp có thể dùng máy tạo độ ẩm trong không gian sống và làm việc.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm có khả năng gây kích ứng. Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại thì cần mang ủng, đeo găng tay và mặc đồ bảo hộ.
  • Trường hợp bệnh chàm khô tróc vảy gây ngứa nhiều thì có thể tắm nước mát hoặc chườm lạnh. Đây là giải pháp giúp cắt nhanh cơn ngứa và tránh phải lạm dụng thuốc Tây.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả tươi. Điều này giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không giải tỏa cơn ngứa bằng cách cào gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương.
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh không gian sống. Đây là giải pháp giúp giảm tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như lông thú, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc…
  • Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng và stress. Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu mắc các hội chứng như rối loạn lo âu, trầm cảm…
  • Có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin C, E hay Omega-3 để thúc đẩy tái tạo collagen. Từ đó cải thiện tốt hơn cho sức khỏe làn da.

Bệnh chàm khô tróc vảy không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể nhưng vẫn cần chú ý điều trị và chăm sóc tốt. Điều này giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

4/5 - (3 bình chọn)

Hơn 4000 bệnh nhân bị chàm, chàm sữa đã được điều trị thành công bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *