Chàm Bội Nhiễm Có Nguy Hiểm Không? Thông Tin Cần Biết

Chàm bội nhiễm là tiến triển nặng, dạng nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Lúc này, tổn thương da thường sâu và lan tỏa trên phạm vi rộng. Nếu không sớm khắc kịp thời, biến chứng sẽ rất dễ phát sinh. Và ngay cả khi can thiện đúng cách thì vẫn khó tránh khỏi sự hình thành của sẹo sau điều trị.

Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là thể nặng nhất của bệnh chàm tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Chàm bội nhiễm là gì? Có lây không

Chàm bội nhiễm (tên tiếng Anh: Eczema Herpeticum hoặc Superinfection of Eczema) là một dạng tiến triển nặng của bệnh chàm. Thường là do các loại virus hay vi khuẩn như herpes simplex (HSV) và một số loại tụ cầu khuẩn tấn công vào tổn thương da trước đó qua các tổn thương thứ phát.

Khác với bệnh chàm đơn thuần, giai đoạn bội nhiễm tổn thương da sẽ nặng nề hơn và đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác. Nhiều trường hợp nặng có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa cả tính mạng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp thì bệnh chàm thông thường cũng không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, khi bội nhiễm kích hoạt, vi khuẩn, virus trên tổn thương da có thể lây nhiễm cả khi tiếp xúc da qua da hay chỉ tiếp xúc gián tiếp qua vật dụng cá nhân.

Đối với bệnh chàm bội nhiễm thì người bệnh cần chú ý thận trọng trong quá trình điều trị. Đồng thời tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh, nhất là trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch suy giảm hay người có tiền sử mắc các bệnh da liễu mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm

Bác sĩ Nhuần cho biết, tình trạng bội nhiễm kích hoạt khi có tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vùng da tổn thương do các thể bệnh chàm trước đó. Và có rất nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập này. Bao gồm:

Chủ quan không điều trị bệnh chàm

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu có tiến triển dai dẳng, mãn tính, khó điều trị nhưng khả năng tái phát lại rất cao. Ở những trường hợp chủ quan không nghiêm túc điều trị thì vùng da ảnh hưởng thường lan rộng. Thêm vào đó là tình trạng ngứa ngáy nhiều, nứt nẻ và tạo điều kiện thuận thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập.

Cào gãi, chà xát lên tổn thương da

Thường xuyên cào gãi và chà xát trên bề mặt da tổn thương là thói quen của đa số bệnh nhân chàm để giải tỏa đi cơn ngứa. Tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân khiến các tổn thương thứ phát kích hoạt. Tác nhân gây hại sẽ tấn công vào những vị trí này và gây nhiễm trùng.

Vệ sinh da kém

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tổn thương da thêm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Da không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển mạnh.

Lạm dụng thuốc bôi corticoid

Thuốc bôi corticoid là loại thuốc được chỉ định rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu thường gặp, trong đó có bệnh chàm. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm dị ứng nhanh nhưng lại hoạt động dựa trên cơ chế gây ức chế miễn dịch của da. Nếu lạm dụng trong thời gian kéo dài, da sẽ bị giảm sức đề kháng và dễ viêm nhiễm.

nguyên nhân gây chàm bội nhiễm
Lạm dụng thuốc bôi Corticoid có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bội nhiễm

Sức đề kháng suy giảm

Bác sĩ Nhuần cho biết, những người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu và thể trạng kém thường có tốc độ phục hồi da rất chậm. Trong khi đó, người mắc bệnh chàm thường có làn da khô ráp, nhạy cảm và suy giảm hàng rào bảo vệ da. Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng.

Triệu chứng đặc trưng của chàm bội nhiễm

Bệnh chàm thông thường chỉ gây ra các tổn thương da có màu đỏ hồng, da bị khô ráp, chảy dịch hay bong khóc. Đôi khi gây trợt loét, ngứa ngáy khó chịu và sưng đỏ. Tuy nhiên nếu có bội nhiễm xảy ra thì tổn thương da cùng các triệu chứng sẽ kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Cần chú ý đến những triệu chứng dưới đây để sớm phát hiện khi bệnh chàm kích hoạt bội nhiễm:

  • Trên bề mặt da xuất hiện rất nhiều nốt mụn nước nhỏ có chứa dịch trong suốt bên trong. Kích thước của các mụn nước tương đối đồng đều nhau và thường dao độn trong khoảng từ 2 – 4mm.
  • Mụn nước có thể mọc rải rác ở bất cứ vị trí nào , rất dễ vỡ, có thể tự vỡ hay vỡ ngay khi có tác động.
  • Tổn thương da không chỉ gây ngứa ngáy và còn có thể gây đau rát rất khó chịu.
  • Khi các nốt mụn nước vỡ ra thì trên da xuất hiện các vết trợt nông. Nếu bội nhiễm là do vi khuẩn thì tổn thương thường có xu hướng đóng vảy tiết dày.
  • Tổn thương có xu hướng lan rộng rất nhanh chóng.
dấu hiệu chàm bội nhiễm
Tổn thương da có thể sưng lên và tụ mủ, gây đau rát dữ dội

Đối với bệnh chàm bội nhiễm, tổn thương da thường sẽ kích hoạt cùng với các triệu chứng toàn thân. Người bệnh dễ gặp một số biểu hiện như:

  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chán ăn

Các triệu chứng bệnh sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách. Chính vì thế khi mắc bệnh chàm, cần chú ý theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh để kịp thời phát hiện nếu bội nhiễm kích hoạt.

Bệnh chàm bội nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Khi đã có bội nhiễm kích hoạt thì cũng đồng nghĩa với việc sự nghiêm trọng của bệnh chàm đã tăng lên rất nhiều. Lúc này, những biến chứng sẽ rất dễ phát sinh nếu tình trạng bội nhiễm không được kiểm soát tốt.

Thông tin về một số biến chứng chàm bội nhiễm dưới đây do bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần chia sẻ sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn sự nguy hiểm của bệnh:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Bệnh chàm bội nhiễm rất dễ bùng phát ở những vùng da hở, thống kê ghi nhận da mặt có khả năng mắc bệnh rất cao. Khi tổn thương lan tỏa rộng, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào bên trong giác mạc và gây nhiễm trùng. Điều này không chỉ khiến thị lực suy giảm mà thậm chí còn có thể dẫn đến mù lòa.
  • Da tổn thương nặng, lở loét nặng nề: Virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tấn công sâu vào mô da, khiến da bị sưng đỏ, tụ mủ. Lâu dần, tình trạng này sẽ nghiêm trọng dần gây lở loét và khiến da bị tổn thương nặng nề. Sau điều trị, việc hình thành sẹo vĩnh viễn là rất khó tránh khỏi.
  • Viêm mô tế bào: Đây là một dạng nhiễm trùng da rất nặng, bùng phát ở lớp sâu nhất của da. Biến chứng viêm mô tế bào sẽ rất dễ kích hoạt khi tình trạng bội nhiễm tại vùng da bị tổn thương không sớm được kiểm soát.
  • Nhiễm trùng máu: Được nhận định là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh chàm bội nhiễm. Biến chứng này xảy ra khi các tác nhân vi khuẩn, virus tấn công qua da và di chuyển vào mạch máu, gây nhiễm khuẩn huyết. Nếu không sớm can thiệp thì nhiễm trùng máu có thể gây suy tim, suy hô hấp, viêm màng não và thậm chí là gây tử vong.

Cách trị bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả

Bệnh chàm bội nhiễm cần được tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất để tránh nhiễm trùng lây lan và diễn tiến nặng nề. Nếu được chẩn đoán và can thiệp đúng cách thì tình trạng bội nhiễm hoàn toàn có thể kiểm soát và không gây ra các biến chứng nguy hiểm nào.

Hiện nay, có những phương pháp điều trị chàm bội nhiễm mang đến hiệu quả nhất định như:

Sử dụng thuốc Tây để điều trị chàm bội nhiễm

Dùng thuốc được nhận định là giải pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh chàm bội nhiễm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương da cùng những vấn đề liên quan khác để kê toa thuốc phù hợp.

điều trị chàm bội nhiễm
Sử dụng thuốc được nhận định là phương pháp đặc hiệu cho bệnh chàm bội nhiễm

Các loại thuốc được chỉ định có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Được chỉ định khi nhiễm trùng là do virus gây ra. Acyclovir là loại thuốc kháng virus được dùng phổ biến nhất. Sẽ được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi bội nhiễm kích hoạt. Tuy nhiên, thuốc sẽ không sử dụng cho đối tượng bị suy giảm chức năng gan thận thể nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Sẽ có khả năng đáp ứng tốt trong trường hợp nhiễm trùng là do virus gây ra. Nhóm kháng sinh đường uống beta – lactam là được dùng phổ biến nhất.
  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này có khả năng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương trên da lan tỏa trên diện rộng. Cetirizin, Chlorpheniramin, Diphenydramin, Loratadin… là một số loại được dùng phổ biến nhất.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Khác với các thể chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể kích hoạt nhiều triệu chứng toàn thân đi kèm. Điển hình như sốt nhẹ, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giảm đau, kháng viêm và hạ sốt như Paracetamol hay NSAID để khắc phục triệu chứng.

Tất cả các loại thuốc trên đây đều có công dụng khắc phục tổn thương da và kiểm soát triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng trong suốt quá trình sử dụng để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra, chú ý đến một số khuyến cáo sau đây:

  • Tuân thủ liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ chuyên khoa chỉ dẫn.
  • Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để điều trị.
  • Không điều chỉnh liều và kế hoạch dùng thuốc trong bất cứ tình huống nào khi bác sĩ chưa yêu cầu.
  • Chủ động báo cáo bác sĩ khi toa thuốc chưa đáp ứng tốt hay có vấn đề bất thường phát sinh.

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Để có thể kiểm soát tốt nhất diễn tiến của bệnh, song song với việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt tại nhà. Dưới đây là các giải pháp cần thực hiện:

chăm sóc bệnh chàm bội nhiễm
Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh lên tổn thương da
  • Tuyệt đối không cào gãi, chà xát hay kỳ cọ lên vùng da đang tổn thương. Thói quen này có thể khiến da bị chảy máu, tổn thương lan tỏa trên diện rộng.
  • Lựa chọn những loại quần áo, trang phục thông thoáng, có chất liệu mềm mịn và khả năng thấm hút tốt để hạn chế ma sát và tránh gây bí bách da.
  • Cách ly với các tác nhân dễ gây kích ứng trong suốt thời gian điều trị. Sự kích hoạt của các phản ứng dị ứng có thể khiến tổn thương da nghiêm trọng thêm, gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.
  • Uống nhiều nước, bên cạnh nước lọc có thể cung cấp thêm các loại nước ép từ rau của và hoa quả tươi. Điều này sẽ giúp nâng cao thể trạng, miễn dịch và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào để chữa lành tổn thương trên da.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên các thực phẩm có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị, không uống rượu bia hay hút thuốc lá.
  • Dành thêm thời gian cho việc nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, tránh thức khuya sau 23 giờ. Ngủ đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ quần áo, thay drap (ga trải giường), vỏ gối, làm sạch vật dụng cá nhân và hạn chế tiếp xúc với những người khỏe mạnh.

** Chú ý: Tuyệt đối không áp dụng các mẹo chữa tự nhiên khi tình trạng bội nhiễm kích hoạt. Sự thiếu cẩn trọng có thể khiến tổn thương da nặng nề, sâu, lan rộng và rất khó khắc phục.

Chữa chàm bội nhiễm an toàn, lành tính từ Y học cổ truyền

Y học cổ truyền luôn được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh lý về da, trong đó có chàm. Theo Y học cổ truyền, bệnh chàm có nguyên nhân do phong nhiệt/ thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể, gây ra tình trạng uất kết và tổn thương da.

Nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền chính là đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, trị bệnh từ gốc. Chỉ khi các tác nhân này được giải quyết thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Ngoài ra, song song với đó là chăm sóc da, làm sạch, làm lành tổn thương.

Hiện nay, có một bài thuốc được đánh giá cao trong việc đem đến sự tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong điều trị đó là An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị trực thuộc Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn.

Bài thuốc là sự kết hợp của hàng chục thảo dược thiên nhiên như bồ công anh, ké đầu ngựa, tang bạch bì, đơn đỏ… tích hợp trong 3 chế phẩm gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa.

Sự kết hợp 3 trong 1 của An Bì Thang không chỉ đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ tác nhân gây hại nhờ thuốc uống mà vùng da chàm bội nhiễm còn được làm sạch, sát khuẩn, nhanh lành tổn thương nhờ thuốc bôi và thuốc rửa.

Tìm hiểu ngay: Các chuyên gia YHCT hàng đầu nói gì về bài thuốc An Bì Thang?

Những chế phẩm trong bài thuốc An Bì Thang
Những chế phẩm trong bài thuốc An Bì Thang

An Bì Thang được đánh giá cao bởi tính toàn diện trong điều trị chàm nói chung, chàm bội nhiễm nói riêng. Điều đó được thể hiện qua những điểm nổi trội ưu việt sau:

  • Với các loại thảo dược thiên nhiên được thu hái từ vùng dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn tại nước ta, không chất bảo quản tuyệt đối an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ.
  • Với 3 chế phẩm điều trị An Bì Thang đem đến cơ chế tác động kép, khắc phục triệu chứng bệnh đồng thời tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch để giúp cơ thể người bệnh đẩy lùi bệnh tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng tái phát.
  • An Bì Thang được bào chế tiện dụng, tiết kiệm thời gian và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Trẻ em, phụ nữ sau sinh từ 6 tháng trở lên đều có thể sử dụng và đảm bảo an toàn.
Những điểm nổi bật của An Bì Thang
Những điểm nổi bật của An Bì Thang

Bài thuốc cũng đã được Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam tiến hành khảo sát thực tế với 500 người bệnh. Và khảo sát cho thấy, phần lớn người bệnh đều thoát khỏi triệu chứng trong một thời gian ngắn, cụ thể:

  • 100% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn, mụn sau 1-2 tuần sử dụng
  • 85% bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1-3 tháng
  • 13% bệnh nhân ở thể mãn tính thoát khỏi bệnh sau 3-5 tháng điều trị
  • 2% còn lại bệnh nhân thuyên giảm chậm chủ yếu do không đáp ứng đúng chế độ ăn uống, kiêng khem và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị.

Không chỉ được giới chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin tưởng sử dụng, bài thuốc An Bì Thang chữa chàm còn được VTV2 giới thiệu trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” số đặc biệt phát sóng ngày 28/4/2021.

Xem thêm video: Bài thuốc An Bì Thang được VTV2 giới thiệu trong chương “Vì sức khỏe người Việt”

Tại chương trình, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam với vai trò là cố vấn chương trình đã có những phân tích kỹ lưỡng về đặc điểm các bệnh viêm da cũng như thế mạnh của bài thuốc An Bì Thang.

Chương trình còn có sự góp mặt của diễn viên Vân Anh (Phía trước là bầu trời), diễn viên từng thuộc thế hệ vàng của làng điện ảnh phía Bắc thập niên 90. Sống chung với viêm da suốt hơn 20 năm, áp dụng nhiều biện pháp không đỡ, mãi cho đến khi dùng bài thuốc An Bì Thang tình trạng bệnh của chị mới được cải thiện.

Đừng bỏ qua: Nghệ sĩ Thu Huyền thoát khỏi bệnh viêm da sau một liệu trình sử dụng bài thuốc An Bì Thang

Kết quả điều trị của diễn viên Thu Huyền và Vân Anh với bài thuốc An Bì Thang
Kết quả điều trị của diễn viên Thu Huyền và Vân Anh với bài thuốc An Bì Thang

“Nữ diễn viên đanh đá nhất miền Bắc” Thu Huyền, nổi tiếng với các vai diễn chua ngoa, đanh đá trong các seri hài như Làng ế vợ, Đại gia chân đất… cũng sớm được “giải thoát” khỏi triệu chứng bệnh viêm da cơ địa với bài thuốc An Bì Thang. Chỉ sau 2 tháng, bệnh của chị đã khỏi được hơn 80%.

Và còn nhiều người bệnh đã thành công trong điều trị bệnh chàm với bài thuốc An Bì Thang, phục hồi sức khỏe làn da và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau đây là hình ảnh trước và sau điều trị được Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cung cấp.

Tính đến hiện tại bài thuốc An Bì Thang đã giúp cho 5.768 hàng ngàn người bệnh khắc phục, kiểm soát tốt bệnh chàm với nguy cơ tái phát thấp, thậm chí là không có.

Các giải pháp giảm thâm sẹo sau điều trị

Đối với bệnh chàm bội nhiễm, ngay cả khi được can thiệp kịp thời và đúng cách thì vẫn có nguy cơ để lại thâm sẹo sau điều trị. Điều này khiến nhiều người lo lắng bởi sẹo gây mất thẩm mỹ làn da và rất khó khắc phục.

bệnh chàm bội nhiễm có để lại sẹo không
Đắp mặt nạ nha đam có thể hỗ trợ làm giảm sẹo do chàm bội nhiễm

Để làm giảm thâm sẹo, bạn nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:

  • Tham vấn với bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn về các sản phẩm có tác dụng trị thâm sẹo do bệnh chàm bội nhiễm. Các sản phẩm lành tính có chứa Silicone hay vitamin E thường được bác sĩ gợi ý cho người bệnh.
  • Để làm mờ sẹo và đều màu da, có thể đắp các loại mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên như khoai tây, nha đam hay nghệ tươi, chanh tươi.
  • Tăng cường các thực phẩm như cà chua, cải bó xôi và các thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao trong khẩu phần ăn cũng có thể giúp làm mờ thâm sẹo.
  • Thường xuyên dùng dầu dừa hay Vaseline để dưỡng ẩm và làm mềm da, đồng thời hỗ trợ làm mềm sẹo thâm.
  • Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến bề mặt da đang bị sẹo. Trước khi đi ra ngoài cần chú ý mặc quần áo dài, đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm bội nhiễm

Bệnh chàm bội nhiễm có nguy cơ tái phát rất cao khi có các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh kích hoạt và kích hoạt thường xuyên cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Dưới đây là những khuyến nghị từ bác sĩ Nhuần cần người bệnh nghiêm túc thực hiện:

  • Vệ sinh da đúng cách, tuyệt đối không cào gãi, chà xát hay kỳ cọ mạnh lên da.
  • Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc, làm sạch và bảo vệ da. Điều này đặc biệt quan trọng với những người có làn da nhạy cảm.
  • Có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn về các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da phù hợp.
  • Không dùng nước quá nóng khi tắm rửa hoặc vệ sinh cá nhân.
  • Sử dụng các thuốc corticoid hay thuốc ức chế miễn dịch theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng hay tăng thời gian sử dụng.
  • Luôn duy trì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt điều độ để nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng.

Chàm bội nhiễm thường diễn tiến nặng rất nhanh và dễ phát sinh biến chứng nếu không kiểm soát kịp thời. Chính vì thế cần chú ý đến quá trình điều trị bệnh chàm, nếu phát sinh bất thường cần chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ. Nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn và chăm sóc tốt lại nhà là cách kiểm soát bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với các triệu chứng của bệnh chàm và muốn có một giải pháp điều trị bệnh toàn diện và ngăn ngừa tái phát như bài thuốc An Bì Thang hãy liên hệ với trung tâm theo địa chỉ:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (60)

  1. Nguyễn Quỳnh says: Trả lời

    Em bị chàm 4 năm nay, lúc đó em chỉ mới 20, giờ ra trường đi làm vẫn bị chàm nó đeo bám. Năm thứ 3 đại học là năm bị đỉnh điểm luôn, bàn chân em nứt nẻ rồi đau nhức, nó khiến em phải nghỉ học mấy hôm rồi đi khám ở bệnh viện Da liễu. Đi khám thì bác sĩ cũng cho em thuốc bôi và uống, thuốc bôi là thuốc có thành phần corticoid em đọc ở thành phần thấy vậy mà chỉ bôi trong 10 ngày thôi chứ ko bôi nhiều, còn thuốc thuốc nữa em ko nhớ thuốc có tên là gì. Thực ra, khi dùng thuốc thì bệnh của em đỡ thấy rõ, không ngứa, cũng bớt nứt nẻ, đau đớn. Nhưng khi hết thuốc một thời gian thì nó lại phát lên, ngứa ko chịu được. Giờ em thì vẫn chưa tìm được thuốc phù hợp, cứ vẫn sống chung với nó, nay đọc bài chàm bội nhiễm làm em lại lo thêm.

    1. Hương Phấn says: Trả lời

      Mình cũng bị chàm nhưng ở bàn tay thôi, triệu chứng cũng chưa đến mức nghiêm trọng như bạn, trên tay mình chỉ nổi một số đám tổn thương màu hồng, hơi phù 1 tí và nó khác hoàn toàn so với vùng da lành luôn. Ngứa thì ngứa rồi chàm mà, thi thoảng còn có mụn nước mọc lên lại tăng thêm cơn ngứa. Trước mình làm ở nhà hàng ăn bộ phận chuyên rửa bát nên mình cũng đoán ra được nguyên nhân. Thế là phải nghỉ làm luôn. Sau đó mình ngâm rửa nhẹ nhàng vùng tay bị chàm với bột yến mạch, mình dùng khoảng hơn 1 tháng đấy và thấy đỡ. Lúc đó mình còn đi khám và bác sĩ chỉ kê cho mình thêm thuốc bôi và khỏi đến giờ này.

      1. Nguyễn Quỳnh says: Trả lời

        Đợt đó em cũng dùng một số mẹo dân gian như bôi gel nha đam nhưng ko ăn thua. Nhiều người bảo em nên dùng thuốc Đông y, con gái mà sống chung với bệnh này mãi thì khổ lắm.

        1. Lục Thị Mai says: Trả lời

          Chữa Đông y cũng được bạn nhé, có người hợp sẽ hết đấy, nhưng nói hết thì nói thế chứ ko dứt điểm hoàn toàn được đâu, nếu bạn tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh thì nó vẫn tái phát, quan trọng là thời gian kiểm soát triệu chứng bệnh trong bao lâu

          1. Phương Hoa says:

            Đông y có vẻ như là giải pháp cuối cùng của mọi người nhỉ, thấy ai cũng dùng tứ tung các biện pháp xong cuối cùng mới đến Đông y. Kiểu Đông y là người mẹ tha thứ cho con mọi lỗi lầm ấy.

  2. Hoàng Dũng says: Trả lời

    Chàm ko chữa trị sớm và chủ quan thì dễ bội nhiễm lắm, chẳng nói trước được điều gì đâu. Mấy bệnh này tuyệt đối k được chủ quan, nhất là với trẻ nhỏ. Các mẹ cứ lấy nước lá tắm cho bé nhưng lại ko biết nó có tốt không. Đôi khi truyền miệng dân gian là tốt nhưng không phải hoàn toàn.

    1. Mai Chi says: Trả lời

      Dùng mẹo cũng được chứ bạn, mình dùng cho bé nhà mình đợt nó mới 14 tháng bị chàm tí ở má ấy. Mình lấy gel trồng ở nhà bôi cho con mà đỡ đấy, chẳng sao cả đâu. Bạn ko nên đánh đồng như vậy.

    2. Lê Tuyết Trinh says: Trả lời

      Cũng có cái đúng, có cái sai, chữa bằng mẹo vẫn được nhưng phải chọn nguyên liệu sạch ấy, chứ nguyên liệu chứa hóa chất cũng bằng 0 mà còn gây hại cho da bé nữa, người lớn cũng bị chứ đừng nói.

    3. Hoài says: Trả lời

      Úi, cái gì cũng có 2 mặt nhé các anh/ chị, nhưng nếu bị chàm kéo dài cứ đi thăm khám trước đã rồi hỏi bác sĩ xem có dùng được mẹo k thì về dùng cũng chưa muộn. Cái này nó bị dai dẳng lắm nên không sợ nó biến mất đâu,.

      1. Thùy Dung says: Trả lời

        Mom này vừa nói đúng vừa hài, chàm cũng dai dẳng lắm đấy, cứ từ từ mã chữa, càng lo bệnh càng nặng hơn đó.

  3. Bảo Ngọc says: Trả lời

    Bé nhà mình hồi mới được 10 tuần là bị chàm ở khuỷu tay nhìn làn da mỏng manh nổi những mảng đỏ gây ngứa, nhìn con ngứa mà mình xót. Mình có đưa con đi khám thì bác sĩ bảo bị chàm rồi cho thuốc về bôi, kết hợp với nước tắm gồm cỏ cà ri, hoa cúc và cam thảo. Dùng áp dụng mấy cách này khoảng chừng 2 tháng là con mình hết chàm này.

    1. Lý Thủy says: Trả lời

      Bạn ơi, bạn mua cỏ cà ri ở đâu đấy ạ? Mình cũng được nghe nói là cỏ cà ri này tốt cho mấy bệnh viêm da, nhưng ko biết mua ở đâu cho tốt.

    2. Bảo Ngọc says: Trả lời

      Mình có đứa bạn làm dược sĩ nên mình nhờ nó mua cho bạn ơi, chứ giờ trên mạng cũng có bán nhưng ko biết chất lượng ra sao, dùng xong nhỡ con bị sao lại khổ nó.

    3. Lý Thủy says: Trả lời

      Vâng, bé nhà em cũng bị chàm, triệu chứng thì đang còn nhẹ nên em chỉ dùng gel nha đam để bôi theo cách người nhà mách. Ở nông thôn nên em chưa đưa bé đi khám được.

      1. Bảo Ngọc says: Trả lời

        Xuống bệnh viện da liễu tỉnh khám xem bạn để dễ dàng điều trị cho bé. Đi khám nhớ hỏi thật kỹ vào, nên dùng thuốc gì, tác dụng phụ ra sao, rồi có thể kết hợp nước lá tắm cho bé không bạn nhé.

        1. Lý Thủy says: Trả lời

          Em cảm ơn chị ạ, có tư vấn của chị em đỡ lo hơn hẳn.

  4. Nguyễn Hạnh says: Trả lời

    Em muốn hỏi là có cách nào chữa khỏi bệnh chàm ko? Bạn em nó bị mẩn hết cả người rồi đóng thành mảng, ngứa và bong tróc nhìn xù xì.. Nó cũng uống thuốc và bôi thuốc rồi nhưng hễ cứ hết thuốc thì bệnh lại tái lại. Bọn e làm việc ở nước ngoài và mỗi lần khám bs cho một tí thuốc dùng trong 2 tuần đã hết khoảng 300 đô.. Nhiều tiền đến xót xa luôn ấy, sang này đi làm việc nên xót của lắm dù biết sức khỏe là quan trọng. Mọi người có cách nào chỉ em với ạ, rồi nó phải kiêng gì để sớm khỏi bệnh.

    1. Nguyễn Loan says: Trả lời

      Nếu bạn có dầu dừa thì thử bôi xem nhé, bôi xong rồi để trong 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Định chỉ cho bạn cách lấy lá trầu không nhưng mà sợ bên đó ko có mất công tìm.

    2. Nguyễn Hạnh says: Trả lời

      Bạn em nó thử dầu dừa rồi chị ơi nhưng ko được,nó chỉ giúp làm ẩm da tí thôi chứ mấy triệu chứng ngứa ngáy thì vẫn thế.

      1. Thanh Nguyen says: Trả lời

        Bạn thử gọi điện đến số này: (024) 626 05 666 – 0983 058 939 để bác sĩ tư vấn xem sao nhé. Địa chỉ 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Bên này dùng thuốc Đông y bạn nhé, sẽ phải dùng trong liệu trình dài nhưng hiệu quả sẽ lâu dài hơn so với Tây y hay các phương pháp khác nhé.

        1. Nguyễn Hạnh says: Trả lời

          Em cảm ơn chị ạ, Đông y thì bọn em chưa nghĩ tới, chắc phải thử xem sao. Nhưng giờ sao về Việt Nam được ta.

    3. Chung Nguyễn says: Trả lời

      Bị chàm thì phải kiêng đồ ăn như hải sản, nấm, vịt, gà, bò, bột niêm cũng kiêng nha. Bạn cũng hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều người bảo đồ ngọt vào cơ thể sẽ nuôi bệnh nặng hơn. Với lại hãy uống nhiều nước mỗi ngày để giúp da luôn giữ được độ ẩm, giảm bong tróc.

  5. Hồ Ngọc says: Trả lời

    Chữa chàm ko dễ đâu nhé, dễ bị bội nhiễm nếu chủ quan lắm. Vệ sinh da ko sạch sẽ rồi kết hơp cách chữa ko đúng thì bội nhiễm là điều sớm muộn. Với chàm cũng sẽ gặp ở bất cứ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn.

  6. Hồ Mai Anh says: Trả lời

    Em có đứa bạn nó bị chàm ở tay mà khi rửa bát nó chẳng thèm đeo găng tay, đến lúc rửa bát xong nó ngồi rên rỉ và bôi thuốc. Thế nên đến giờ hơn 2 năm rồi nó vẫn bị chàm và ko biết nên chữa bằng gì cho nhanh khỏi.

    1. Tuyền Lê says: Trả lời

      Không kiêng thì chỉ có chịu cảnh sống chung với bệnh này cả đời thôi. Với kinh nghiệm của mình đã từng chữa chàm rồi, vái tứ phương rồi, Đông y – Tây y đủ cả rồi thì mình khuyên bạn bảo bạn của bạn dùng Đông y ở 123 Hoàng Ngân thử xem nhé, mình dùng ở đó và dùng thuốc 4 tháng là hết này. Xong rồi bác sĩ bảo kiêng đồ cay, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa thì mới kiểm soát được bệnh, hạn chế tái phát. May mà nghe theo lời bác sĩ chứ thấy nhiều người bị tái phát chàm mà hãi.

      1. Hồ Mai Anh says: Trả lời

        Em chưa nghe thấy người ta bảo chữa chàm bằng Đông y cả, toàn dùng thuốc bôi với thuốc Tây y. Nên bị chàm 1 cái con bạn em nó ra hiệu thuốc Tây luôn.

        1. Hương Lưu says: Trả lời

          Chữa được bạn ơi, Đông y tốt trong mấy bệnh này mà chỉ là bạn ko biết thôi. Thuốc Tây mới là rủi ro cho bạn của bạn ấy.

  7. Thu Hiền says: Trả lời

    Em bị chàm tiết bã vì da của em dầu lắm, em uống thuốc rồi đổi thuốc cả năm mà không hết, nhưng có lần bác sĩ đổi cho em thuốc bôi tên Enoti (dạng kem) em bôi 1 tuần thì giảm rõ rệt, hết 1 tuýp thì ngưng vì bác sĩ bảo thuốc này có corticoid, ko thể bôi nhiều. Thuốc này phải đến những nhà thuốc lớn mới có vì là thuốc bán theo toa của bác sĩ nên người ta ko bán bừa bãi. Mọi người có thể tham khảo thuốc này nhé!

    1. Phan Thùy Dương says: Trả lời

      Đúng thuốc đợt trước mình dùng, mình cũng được bác sĩ kê cho thuốc này, dùng mát mát mà thích lắm. Nhưng sau khi ngưng thuốc 1 thời gian thì nó lại phát triệu chứng ấy.

    2. Thu Hiền says: Trả lời

      Chắc tùy cơ địa đó chị ơi, ko phải ai cũng hợp thuốc đâu. Thuốc Tây hay Đông y đều thế. Có người còn bị dị ứng thuốc là biết rồi đấy.

    3. Quyên Vũ says: Trả lời

      Mình thì lại dùng kết hợp thuốc Tây với mẹo dân gian. Bác sĩ cũng tư vấn cho mình nên dùng lá trầu không ngâm rửa. May là bệnh đỡ rất nhiều, giờ thì ko sao nữa rồi.

  8. Ngọc Thủy says: Trả lời

    Thấy mọi người cứ mách Đông y để chữa, liệu có đúng không, có hiệu quả không khi mà thuốc Tây chẳng thấy đâu.

    1. Quỳnh Nga says: Trả lời

      Hiệu quả chứ bạn ơi, tôi dùng thuốc Đông y lúc bị chàm tay sau 1 liệu tình là hết này. Thuốc nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, nhưng chung quy lại mình thích Đông y vì an toàn và lành tính của nó, ngăn ngừa tái phát nữa chứ.

    2. Vân Nguyễn says: Trả lời

       Chắc chị này chưa dùng thuốc Đông y bao giờ rồi. Đông y tốt chứ, nếu dùng đúng thuốc còn giúp bạn khỏe mạnh hơn kia. Chữa chàm bằng Đông y cũng ok nữa. Mình đã dùng bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam 1 năm trước và giờ bệnh chàm của mình đã chấm dứt rồi, chẳng có gì phải lo lắng cả.

    3. Thanh Hòa says: Trả lời

      Cái gì chứ mình sẽ để 1 vote cho Đông y vì an toàn, lành tính.

  9. Tiến Dũng says: Trả lời

    Mình cũng đã từng bị bệnh chàm rồi, nhưng chàm của mình ko có vảy nhưng mà ngứa ở vùng bẹn ấy, đặc biệt là về đêm, tay rờ qua bẹn như có điện nam châm, … ý là phải ngứa mới đã. Ngoài ra mình còn bị nổi mụn ngứa trên bàn tay sau khi uống chút bia hay ăn hải sản, bò, gà,… Từ đó chẳng giám ăn gì luôn, có một thời gian mình ăn chay trường để không khiến bệnh trở nặng. Và mình cũng có bôi Demovate, Nizoral …và rất nhiều loại thuốc trên thị trường, rồi đi bệnh viện Da Liễu 3,4 lần gì nhưng nản quá vì đi hoài chả khỏi, sau đó mình được người bạn giới thiệu cho bài thuốc Đông y và khỏi cho đến giờ này.

    1. Trường says: Trả lời

      Anh dùng thuốc cách đây mấy năm rồi ạ. Em cũng bị tương tự như anh ấy, may có anh em mới dám nói trên đây. Và anh dùng thuốc nào chỉ em với ạ.

      1. Tiến Dũng says: Trả lời

        Bài thuốc An Bì Thang bạn nhé, mình dùng cách đây 2 năm rồi. Giờ vẫn ko thấy sao cả, bạn thử xem sao nhé. Đàn ông con trai thường ít quan tâm đến mấy cái này trừ khi nó quá khó chịu. Các chị em thì lại khác.

    2. Tuấn Kiệm says: Trả lời

      Đùng rồi ạ, em ít khi để ý lắm, cứ nghĩ ngứa tí là hết, chẳng thèm đi khám

  10. Bùi Thu Hằng says: Trả lời

    Thời gian gần đây trên vùng da bị chàm của mình xuất hiện các mụn nước có dịch trong suốt với kích thước khoảng 2-4mm. Những mụn nước này rất ngứa và thậm chí còn đau rát nữa. Như vậy có phải bội nhiễm ko mọi người. Trước vùng da bị bệnh chỉ là mảng đỏ, có thể bong tróc, nứt nẻ thôi.

    1. Trúc Nguyễn says: Trả lời

      Khả năng cao chàm bội nhiễm rồi bạn ơi, bạn đọc các triệu chứng ở trong bài chắc cũng rõ 1 phần. Nhưng tốt nhất bạn nên đi khám tại bệnh viện lớn xem thế nào. Đáng ra khi có dấu hiệu nặng bạn phải đi khám rồi chứ.

    2. Thành Đạt says: Trả lời

      Chủ quan quá bạn ơi, bạn nên đi khám khi tay có mụn nước và chứa dịch, nhất là còn gây đau. Ngứa thôi thì không sao nhưng đau là có vấn đề rồi

      1. Bùi Thu Hằng says: Trả lời

        Mình bận quá nên không có thời gian đi khám, toàn lên mấy hội nhóm hỏi rồi được mọi người mách cho cách này, cách kia. Nhưng ko đỡ, ngược lại còn khiến bệnh nặng hơn như bây giờ.

        1. Thành Đạt says: Trả lời

          Úi thế thì ban căng rồi, mấy cái cách đấy nó an toàn thì có đó nhưng nếu dùng sai thì hậu quả khó lường nha. Bạn tranh thủ nghỉ 1 ngày mà đi khám xem sao nhé rồi có hướng điều trị.

  11. Hồng heo says: Trả lời

    Chàm bội nhiễm có chữa được bằng Đông y không mọi người ơi, bội nhiễm là nặng lắm rồi ấy nhờ.

    1. Lan Thư says: Trả lời

      Đây là dạng chàm nặng nhất rồi bạn, một khi đã bị chàm bội nhiễm thì vô cùng khó chịu, đau đớn nữa. Trước đây mình cũng bị chàm bội nhiễm do chủ quan không trị dứt điểm lại chẳng kiêng khem. Nhưng may là mới chỉ đang tiềm ẩn bội nhiễm thôi chưa tới mức nguy hiểm. Sau đó mình có thử Đông y vì dùng thuốc Tây nhiều quá, sợ.

      1. Nguyễn Hương says: Trả lời

        Dùng Đông y chữa chàm được mà, thường thuốc Đông y sẽ có thuốc uống (dạng sắc), bôi, ngâm rửa hoặc ở dạng cao hết, cả uống cả sắc, tùy địa chỉ. Riêng đợt tôi bị thì tôi dùng thuốc dạng cao, bài thuốc An Bì Thang thì phải. Dùng phải hơn 3 tháng mới khỏi đấy.

        1. Hồ Hương says: Trả lời

          3 tháng là còn ít đấy chị ơi, em dùng 5 tháng mới khỏi này, chàm nặng mà, nên khó lắm. Nhưng được cái thuốc Đông y lành tính, ko bị tác dụng phụ gì cả, cứ tằng tằng dùng hết liệu trình thôi.

    2. Hoài Linh says: Trả lời

      Đến 123 Hoàng Ngân khám đi bạn ơi rồi xem có nên dùng Đông y hay không. Nói chung cứ phải được bác sĩ tư vấn trước đã.

    3. Hồng heo says: Trả lời

      Dạ, em cảm ơn mọi người rất nhiều ạ.

  12. Anh Thư says: Trả lời

    Phụ nữ sau sinh có chữa chàm bằng Đông y được không ạ? Ở đây có ai đã từng chữa rồi cho em ít kinh nghiệm ạ. Em mới sinh con mà lại bị chàm, thuốc thì ko dám uống sợ ảnh hưởng đến lượng sữa rồi ảnh hưởng đến con.

    1. Bích Hợp says: Trả lời

      Tôi nghĩ mom nên đi khám trước rồi dùng đúng thuốc. Thuốc Đông y thì an toàn cho mẹ sau sinh. Nhưng hiệu quả thì chắc chắn không nhanh như thuốc Tây đâu mom nhé, kiên trì lắm. Tôi đang dùng bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam được gần 1 tháng rồi thấy các triệu chứng cũng đỡ đó mom.

    2. Khả Khả says: Trả lời

      Đúng là làm mẹ khó lắm, trước khi dùng cái gì, uống cái gì đều phải nghĩ tới con nhất là mới sinh xong. Nhưng Đông y an toàn đó mẹ nó ơi, thuốc đều là thảo dược nên an toàn cho bé, nhiều thuốc còn giúp tăng cường sức đề kháng nữa đấy.

    3. Thùy Anh says: Trả lời

      Cứ tưởng có mỗi mình mình bị chàm sau sinh hóa ra cũng nhiều người phết. Chắc do thay đổi nội tiết tố, cộng với áp lực chăm con cái. Mình bị từ tháng thứ 4 sau sinh, lúc đầu chỉ là mẩn ngứa, bong tróc 1 tí thôi và ngứa thì rất ngứa rồi. Mình cũng chả dám dùng thuốc gì vì sợ ảnh hưởng tới em bé. Nhưng sau được bạn bè giới thiệu đến 123 Hoàng Ngân thì mình dùng thuốc ở đấy 3 tháng thấy đỡ hẳn. Mom thử liên hệ xem nhé.

  13. Ngọc Hà says: Trả lời

    Thuốc Đông y chữa chàm nếu là thuốc chất lượng, dược liệu đảm bảo thì ok lắm đấy. Thuốc vừa điều trị triệu chứng vừa giải quyết căn nguyên, thuốc Tây khó làm được lắm. Nên đã 1 khi theo Đông y thì theo đến cùng và kết quả sẽ như bạn mong đợi đó.

    1. Hồng Gấm says: Trả lời

      Chuẩn bác luôn, dược liệu mà kém thì hiệu quả thuốc cũng ko cao nữa, rồi dễ bị tác dụng phụ hơn. Đông y có tác dụng phụ chứ không phải ko có nhé. Nên cứ tìm hiểu thuốc tốt mà dùng.

    2. Hương Thu says: Trả lời

      Thuốc tốt ở đâu giờ cũng khó tìm lắm nhé bạn ơi. Đố bạn tìm được 1 địa chỉ thuốc tốt đấy.

      1. Ngọc Hà says: Trả lời

        Có chứ bạn ơi, chịu khó tìm là ra à. 123 Hoàng Ngân là nơi mình đã tin tưởng và sử dụng thuốc khi bị chàm. Ban đầu mình cũng ko tin đâu nhưng khi được tư vấn và dùng thì mới yên tâm. Dùng được 4 tháng là bệnh mình được kiểm soát, đến giờ sau 4 tháng mà vẫn bình yên bể lặng nha.

        1. Hương Thu says: Trả lời

          Bạn có thể cho mình xin địa chỉ cụ thể của đơn vị này không ạ.

          1. Ngọc Hà says:

            123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội bạn nhé. Bạn có thể liên hệ theo đố điện thoại (024) 626 05 666 – 0983 058 939 này nha. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *