Cách trị chàm khô cho trẻ nhanh khỏi (dân gian + thuốc)
Nội dung bài viết
Bệnh chàm khô ở trẻ khiến da bé bị nổi nhiều mụn nước và bong tróc, ngứa ngáy khó chịu. Sử dụng mẹo dân gian kết hợp với thuốc bác sĩ kê đơn có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bé. Dưới đây là những cách trị chàm khô cho trẻ hiệu quả đang được áp dụng.
Bệnh chàm khô ở trẻ nguyên nhân do đâu?
Bệnh chàm khô ở trẻ em là một dạng viêm da mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng khô da, nứt nẻ và ngứa ngáy khiến các bé khó chịu. Các nguyên nhân khiến trẻ mắc căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy vậy, y học cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh chàm khô ở trẻ khởi phát. Bao gồm:
- Rối loạn miễn dịch: hệ miễn dịch của trẻ bị rối loạn và sản sinh ra nhiều kháng thể tấn công lầm vào các tế bào da khỏe mạnh của bé thay vì đi tiêu diệt các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn. Điều này khiến da bé bị tổn thương, chàm hóa.
- Di truyền: Một số bằng chứng cho thấy trong số những trẻ bị chàm khô thì rất nhiều bé có tiền sử mắc bệnh chàm, bệnh hen suyễn hay bệnh viêm mũi dị ứng trong gia đình.
- Thời tiết khô hanh, nóng nực: Trong điều kiện này, làn da bé dễ bị mất nước và suy yếu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công vào da và khiến bệnh chàm khô phát triển.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Không khí xung quanh nơi ở bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo đều là những yếu tố thuận lợi để bệnh chàm khô tấn công vào da bé.
- Da khô: Bệnh chàm khô ảnh hưởng chủ yếu đến các bé có làn da khô. Nguyên nhân là do bé uống ít nước hoặc thường xuyên ở trong phòng máy lạnh khiến da không duy trì được độ ẩm cần thiết.
- Mặc trang phục không phù hợp: Trẻ được mặc quần áo bó sát, chất liệu thô cứng khiến da bị cọ sát và không thoát được mồ hôi nên dễ bị kích ứng, tổn thương và bị chàm khô tấn công.
- Do dị ứng: Một số trẻ bị chàm khô do dị ứng với thức ăn , phấn hoa hay các yếu tố dị nguyên khác bên ngoài môi trường.
- Do các vấn đề về y tế: Những bé có tiền sử mắc bệnh chàm dị ứng, viêm da dị ứng hay bệnh viêm da tiết bã cũng có thể mắc bệnh chàm dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô ở trẻ
Ở trẻ em, bệnh chàm khô có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là ở chân, khuỷu tay, má, cổ, lưng hay đầu gối của bé. Khi bị bệnh, vùng da tổn thương có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện mụn nước hay các chấm đỏ li ti trên da
- Bề mặt da thô ráp, đóng vảy
- Trẻ thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và dùng tay cào gãi vào khu vực bị bệnh
- Theo thời gian, vùng da bị chàm khô có thể dày lên và sẫm màu hơn
- Khu vực bị ảnh hưởng có thể nứt nẻ, chảy máu do bé gãi ngứa mạnh
Bệnh chàm khô ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh chàm khô khiến trẻ thường xuyên bị ngứa ngáy, có cảm giác đau rát trong da. Nhiều bé chưa biết nói nên thể hiện ra ngoài bằng cách thường xuyên quấy khóc, bỏ bú. Một số bé thì bị ngứa vào ban đêm dẫn đến mất ngủ, ngủ không yên giấc. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Nghiêm trọng hơn, nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc thường xuyên cào gãi mạnh, vùng da bị chàm khô của bé có thể bị nứt nẻ, chảy máu. Hậu quả tất yếu là da bị nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn.
Tổn thương chàm khô trên da bé cũng có thể lan rộng ra vùng da lành xung quanh khiến trẻ bị chàm khô toàn thân. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, khó điều trị và có thể để lại nhiều sẹo xấu trên da bé. Do vậy, nếu phát hiện con mình bị bệnh, bạn nên sớm tìm cách trị chàm khô cho trẻ bằng cách nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Cách trị chàm khô cho trẻ em
Các phương pháp hiện đang được áp dụng để điều trị bệnh chàm khô cho trẻ bao gồm:
1. Chữa chàm khô cho trẻ em bằng mẹo dân gian
Trong dân gian hiện đang lưu truyền nhiều cách trị chàm khô tại nhà cho trẻ em. Đa số đều sử dụng các mẹo tự nhiên hay nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà nên khá an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tuy nhiên những cách này có thể chỉ cho tác dụng đối với những trẻ bị chàm khô ở mức độ nhẹ. Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để điều trị bệnh cho bé.
– Bài thuốc dân gian trị chàm khô cho trẻ bằng lá khế
Lá khế được y học cổ truyền sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý về da liễu, bao gồm cả bệnh chàm khô ở trẻ em. Nguyên liệu này có tính hàn, vị đắng, giúp giải nhiệt, đào thải độc tố tích tụ dưới da, giảm viêm, chống dị ứng, kích thích tái tạo tế bào da mái giúp sửa chữa các mô bị tổn thương ở vùng da bị chàm khô.
Nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, trong lá khế chứa nhiều chất mircobial bacillus cereus và acid oxalic và một số hoạt chất khác. Chúng có khả năng sát khuẩn, làm mềm vùng da bị bệnh, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng cho bé.
Cách sử dụng:
- Dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch với nhiều lần với nước và ngâm cùng nước muối pha loãng 20 phút.
- Đun sôi 500ml nước rồi bỏ lá khế vào nấu thêm 10 phút nữa
- Chờ cho nước lá khế nguội, lấy ngâm rửa vùng da bị chàm của bé. kết hợp lấy bã lá khế chà nhẹ nhàng lên khu vực tổn thương để làm mềm da và kích thích các tế bào da chết bong tróc ra ngoài.
- Áp dụng theo cách trên mỗi ngày 2 lần trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.
– Mẹo chữa chàm khô cho trẻ tại nhà bằng tỏi
Tỏi không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc chữa bệnh chàm khô được dân gian sử dụng để điều trị cho cả người lớn và trẻ em. Sở hữu nguồn acllicin phong phú, tỏi hoạt động như một phương thuốc kháng sinh tự nhiên. Khi tiếp xúc với bề mặt vùng da bị tổn thương, nó phát huy tác dụng bằng cách sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh, qua đó giảm hiện tượng viêm ngứa, giúp khu vực da bị chàm khô của bé nhanh hồi phục.
Cách sử dụng:
- Mẹ lấy vài tép tỏi khô đem lột vỏ, sau đó rửa sạch
- Giã nát tỏi, sau đó pha thêm vào 3 thìa nước đun sôi để nguội, trộn đều lên cho các chất trong tỏi tiết hết vào trong nước
- Cuối cùng dùng bông gòn thấm đẫm nước cốt tỏi rồi nhẹ nhàng thoa lên khu vực da bị bệnh của bé và để trong 10 phút mới rửa lại bằng nước ấm.
- Thực hiện cách này mỗi ngày 1 – 2 lần. Chú ý không thoa nước tỏi lên vùng da có vết thương hở khiến bé bị xót và khó chịu.
– Cách chữa chàm khô cho trẻ bằng nha đam:
Nha đam có đặc tính làm dịu da. Nguyên liệu này giúp sát trùng, dưỡng ẩm, giảm ngứa, kích thích tái tạo da nhờ chứa nhiều vitamin E và hoạt chất sinh học.
Bên cạnh đó, các thành phần acid salicylic, magie và nhiều loại khoáng chất được tìm thấy trong nha đam còn có khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm và kích thích cơ thể sản sinh nhiều collagen giúp làn da bé săn chắc và khỏe mạnh hơn. Sử dụng nha đam đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ và giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh cho bé.
Các bước thực hiện:
- Lấy 1 lá nha đam tươi đem gọt sạch lớp vỏ xanh bao bọc bên ngoài
- Sử dụng phần ruột bên trong thái nhỏ, đem xay nhuyễn thành một loại gel
- Khi sử dụng, mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ rồi lấy một lượng gel nha đam vừa đủ bôi lên vùng da bị chàm khô trên cơ thể bé.
- Rửa sạch lại với nước sau khoảng 20 phút
- Kiên trì áp dụng theo cách này mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi các triệu chứng chấm dứt hẳn.
**Lưu ý: Gel nha đam có tính tẩy mạnh nên có thể gây kích ứng cho làn da của bé. Trước khi tiến hành điều trị trên diện rộng, mẹ nên thử nghiệm một ít gel nha đam ra cổ tay để kiểm tra trước nhằm đảm bảo nguyên liệu này an toàn tuyệt đối cho làn da của bé.
– Dùng củ khoai tây trị chàm khô cho trẻ
Khoai tây được sử dụng phổ biến trong làm đẹp và điều trị bệnh da liễu như viêm da dị ứng, bệnh chàm khô hay bệnh á sừng. Nguyên liệu này cung cấp cho da nhiều nước giúp dưỡng ẩm, làm mềm và giảm ngứa ngáy khó chịu cho vùng da bị bệnh. Không chỉ có vậy, một số chất trong khoai tây còn có khả năng sát khuẩn, diệt virus, tẩy sạch tế bào chết và đẩy nhanh tốc độ tái tạo vùng da bị bệnh của bé.
Cách sử dụng:
- Dùng 1 củ khoai tây tươi, gọt hết lớp vỏ bên ngoài
- Rửa khoai cho sạch, đem luộc chín, vớt ra chén rồi dùng thìa dằm nhuyễn
- Sử dụng khoai tây như một loại mặt nạ đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm khô của trẻ
- Rửa sạch lại sau khoảng 30 phút và lặp lại theo cách tương tự 2 lần mỗi ngày.
– Cách trị chàm khô cho trẻ bằng muối
Khả năng sát khuẩn mạnh của muối chính là vũ khí giúp đối phó hữu hiệu với bệnh chàm khô ở trẻ. Nguyên liệu này có khả năng làm sạch bề mặt vùng da bị bệnh, giảm viêm nhiễm, chống ngứa da, ngăn chặn phản ứng dị ứng khiến da bị viêm.
Cách sử dụng:
- Lấy 0,9g muối đem pha loãng với 1 lít nước ấm để tạo thành nước muối sinh lý. Dùng nước này để vệ sinh vùng da bị chàm khô của bé mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Hoặc dùng muối rang nóng rồi bọc vào trong một cái khăn mỏng chườm trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Mẹo này giúp giảm ngứa, sát trùng và kích thích lưu thông máu đế vùng da bị bệnh nhiều hơn để tổn thương trên da bé nhanh được chữa lành. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, tránh lạm dụng quá mức sẽ khiến da bị khô và kích ứng nghiêm trọng hơn.
– Dầu dừa chữa chàm khô cho bé:
Dầu dừa vừa có đặc tính dưỡng ẩm tốt lại có khả năng sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm cho da nên được sử dụng để trị chàm khô ở trẻ. Nguyên liệu này khá lành tính và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, lấy nước ấm làm sạch vùng da bị chàm khô của bé
- Thấm khô bằng khăn mềm
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ bôi trực tiếp lên chỗ da bị bệnh và để ít nhất 30 phút
- Thực hiện với tần suất 2 – 3 lần trong ngày để bé bớt ngứa ngáy, khó chịu và nhanh hồi phục tổn thương trên da.
2. Thuốc điều trị chàm khô cho trẻ do bác sĩ kê đơn
Trường hợp bệnh chàm khô ở trẻ có biểu hiện nặng và không đáp ứng được với các biện pháp điều trị tự nhiên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới các phòng khám nhi khoa hoặc bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả hơn.
Các loại thuốc được sử dụng để chữa chàm khô cho trẻ chủ yếu là thuốc điều trị tại chỗ dạng kem bôi. Thuốc được sử dụng với mục đích tiêu viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện tình trạng thô ráp, nứt nẻ trên da bé.
Một số trẻ bị chàm khô nặng, tổn thương ảnh hưởng trên diện rộng có thể được kê toa thuốc uống mang đến tác dụng nhanh và mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho bé. Dưới đây là các loại thuốc trị chàm khô cho trẻ thường được sử dụng:
- Thuốc kháng viêm steroid: Loại thuốc này hoạt động bằng cách kháng khuẩn, giảm hiện tượng viêm đỏ trên da bé. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da. Bạn chỉ nên bôi thuốc steroid trong phạm vi vùng da bị bệnh chàm khô, tránh bôi lan sang các vùng da lành xung quanh có thể khiến da bé bị ăn mòn và kích ứng.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm mục đích chống dị ứng, giảm hiện tượng viêm ngứa trên da bé. Thuốc cũng có tác dụng gây buồn ngủ nên thường được chỉ định vào buổi tối để bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.
- Thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp vùng da bị chàm khô của trẻ có biểu hiện lở loét, nhiễm trùng do bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc có thể được sử dụng ở dạng bôi hoặc uống. Bạn nên cho bé sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh bị lờn thuốc.
- Chất làm mềm: Một số kem bôi chứa chất làm mềm da có thể giúp giảm kích ứng, xoa dịu cơn ngừa và làm tăng khả năng hấp thu thuốc cho bé. Bạn có thể thoa kem cho con trước khi sử dụng thuốc steroid khoảng từ 7 đến 10 phút.
Khi áp dụng cách trị chàm khô cho trẻ bằng thuốc tây, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ sử dụng các thuốc thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị cho bé. Tránh tùy tiện mua các loại thuốc chứa corticoid được bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây về bôi cho trẻ khiến bé phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Cách chăm sóc cho trẻ khi bị chàm khô
Khi bị chàm khô, trẻ cần được chăm sóc đúng cách để tổn thương trên da mau phục hồi và giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Liên quan đến vấn đề này, cha mẹ có con nhỏ bị bệnh cần chú ý:
- Cho bé sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé để tránh bị khô và bong tróc, nứt nẻ da, giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Cho bé mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để không bị ma sát vào vùng da bị bệnh khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Quần áo của bé nên được làm từ chất liệu thoáng mát, mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi cao.
- Tắm rửa thường xuyên cho bé để da luôn được sạch sẽ. Tránh sử dụng sữa tắm chứa chất tẩy mạnh để tắm cho trẻ. Sau khi tắm cho bé xong, mẹ nên dùng khăn mềm thấm khô người cho con rồi mới mặc quần áo vào.
- Bổ sung trái cây, rau xanh, cá béo và các thực phẩm có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa mạnh ( rau xanh, súp lơ, các loại quả mọng, ngũ cốc…) vào thực đơn của bé, giúp cải thiện dấu hiệu bệnh chàm khô cho trẻ một cách tự nhiên.
- Hạn chế cho bé ăn đồ cay nóng, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas. Chúng có thể gây kích thích khiến các triệu chứng bệnh chàm khô của bé thêm nghiêm trọng.
- Vệ sinh, lau dọn phòng ngủ của bé và các không gian khác trong nhà thường xuyên
- Tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa… Các thực phẩm từng khiến bé bị dị ứng cũng cần loại bỏ ngay ra khỏi thực đơn của trẻ.
- Thường xuyên rửa đồ chơi và giặt giũ chăn màn của bé và phơi ngoài nắng to để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho da bé.
- Sử dụng máy tạo hơi nước trong những ngày thời tiết khô hành để da bé luôn duy trì được độ ẩm cần thiết.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất và uống nước nhiều hơn để cải thiện thể trạng, giúp hỗ trợ điều trị chàm khô cho trẻ một cách tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!