Nhận Biết Bệnh Trĩ Ngoại Độ 1-2-3-4 Và Thông Tin Cần Biết

Bệnh trĩ ngoại gồm 4 cấp độ gồm cấp độ 1, 2, 3 và 4. Các cấp độ khác nhau thể hiện cho từng triệu chứng, mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương tăng dần của bệnh. Để lựa chọn và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp,  người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4
Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4, cách phòng ngừa và điều trị

Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4 thể hiện cho tình trạng những đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh lỗ hậu môn, nằm ở dưới da hình thành và phát triển do sự phình to và căng giãn quá mức của tĩnh mạch.

Vì búi trĩ hình thành ở phía ngoài ống hậu môn nên bệnh nhân bị trĩ ngoại hoàn toàn có thể cảm nhận búi trĩ bằng tay, quan sát búi trĩ bằng mắt thường và thấy rõ các tĩnh mạch nhỏ bị rối và chồng chéo lên nhau.

Dựa vào quá trình phát triển của búi trĩ và những triệu chứng đi kèm, bệnh trĩ ngoại được phân thành 4 cấp độ với các đặc điểm như sau:

  • Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ hình thành ngoài ống hậu môn có kích cỡ nhỏ bằng hạt đậu. Búi trĩ xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ phát triển và có kích cỡ to hơn khiến bệnh nhân có cảm giác cộm cộm, xuất huyết sau mỗi lần đi đại tiện, đau rát, hậu môn tiết dịch có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Trĩ ngoại độ 3: Người bệnh có thể cảm nhận rõ búi trĩ bằng cách dùng tay sờ hay quan sát bằng mắt thường. Đau đớn kéo dài và nghiêm trọng bởi hiện tượng tắc mạch trĩ, hậu môn xuất huyết thành tia hoặc thành giọt diễn ra nhiều hơn.
  • Trĩ ngoại độ 4: Trĩ ngoại độ 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau và cảm giác khó chịu tăng lên gấp bội. Bên cạnh đó lượng máu tiết ra nhiều hơn ở mỗi lần đi đại tiện, búi trĩ phát triển, to lủng lẳng thấy rõ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, có 4 nhóm nguyên nhân chính khiến bệnh trĩ hình thành và phát triển ở các cấp độ khác nhau, bao gồm:

Chế độ ăn uống không khoa học

  • Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu đạm, ít chất xơ
  • Uống ít nước
  • Sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo
  • Uống nhiều bia rượu và sử dụng chất kích thích.

Đi đại tiện không đúng cách

  • Người bệnh có thói quen nhịn đi đại tiện
  • Vừa đi đại tiện vừa sử dụng điện thoại, chơi game, lướt web, đọc báo…
  • Ngồi đại tiện quá lâu
  • Rặn nhiều và mạnh khi đi đại tiện
  • Căng thẳng khi đi đại tiện.
Đi đại tiện không đúng cách
Đi đại tiện không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Thói quen ít vận động

  • Ngại vận động, lười luyện tập thể dục thể thao
  • Công nhân xí nghiệp, dân văn phòng… ngồi nhiều trong một thời gian dài khiến vùng hậu môn và ổ bụng bị chèn ép. Đồng thời gây ảnh hưởng trực tiếp đến trực tràng.

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh

  • Vùng hậu môn trực tràng và các tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai chịu nhiều áp lực từ kích thước thai nhi và trọng lượng của cơ thể. Từ đó gây ra hiện tượng phình và giãn nở tĩnh mạch trong thời gian dài
  • Phụ nữ sinh con bằng cách đẻ thường không có nhu cầu đi đại tiện và ngại di chuyển trong nhiều ngày dẫn đến bệnh táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Ngoài 4 nhóm nguyên nhân nêu trên, khủng hoảng tâm lý trong một thời gian dài và tuổi cao cũng là các nguyên nhân khiến bệnh trĩ ngoại xuất hiện.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Ở mỗi cấp độ của bệnh trĩ ngoại sẽ có mức độ nghiêm trọng, triệu chứng lâm sàng và những tổn thương thực thể khác nhau.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 1

  • Bệnh nhân có cảm giác đau rát, sưng phồng, ngứa ngáy và khó chịu tại hậu môn
  • Búi trĩ càng sưng phồng to thì mức độ đau rát tại hậu môn càng tăng
  • Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện ra máu.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 2

  • Búi trĩ phát triển, có kích thước to hơn. Điều này khiến bệnh nhân luôn có cảm giác cộm cộm khó chịu
  • Mức độ đau rát vùng hậu môn tăng lên
  • Xuất huyết tại hậu môn sau khi đi vệ sinh
  • Hậu môn tiết dịch tạo ra mùi hôi tanh khó chịu, viêm nhiễm.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 3

  • Búi trĩ có kích thước to, khi sờ sẽ cảm nhận được rõ sự xuất hiện của búi trĩ
  • Búi trĩ xuất huyết bắn thành tia hoặc nhỏ giọt. Bệnh nhân có cảm giác đau đớn nghiêm trọng.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 4

  • Tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau hậu môn tăng lên
  • Phụ nữ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa
  • Bệnh nhân thường xuyên đại tiện ra máu
  • Kích thước của búi trĩ tăng rõ rệt
  • Việc đứng quá lâu hoặc đi chuyển nhẹ cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Bệnh trĩ ngoại gồm 4 cấp độ gồm cấp độ 1, 2, 3 và 4. Các cấp độ khác nhau thể hiện cho từng triệu chứng, mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương tăng dần của bệnh trĩ ngoại. Cụ thể các biến chứng có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh trĩ  ngoại gồm:

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 1

  • Bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, bứt rứt tại vùng hậu môn, tâm trạng và cơ thể mệt mỏi.
  • Đau rát mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân phải rặn mạnh để tống phân ra ngoài, phân cọ sát vào búi trĩ gây ra  cảm giác đau nhức.
  • Đau nhức mỗi khi vận động, đi đứng. Ngoài ra bệnh nhân cũng gặp nhiều khó khăn khi ngồi.
  • Xuất huyết mỗi lần đi đại tiện. Đối với bệnh ngoại độ 1, lượng máu chảy ra  không nhiều. Vì thế máu thường dính trong giấy vệ sinh hoặc lẫn trong khuôn phân.
  • Bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, mất tập trung khiến công việc bị cản trở.
  • Đời sống quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng, đau rát mỗi khi quan hệ tình dục, suy giảm ham muốn, mất khoái cảm.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 2

  • Đối với bệnh ngoại độ 2, búi trĩ sa ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác tấn công và phát triển.
  • Búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn lâu ngày sẽ bị viêm nhiễm. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị ngoại tử hậu môn.
  • Đối với tình trạng chảy máu búi trĩ mỗi khi đi đại tiện, nếu không sớm áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, suy nhược, thường xuyên căng thẳng. Đối với trường hợp thiếu máu nặng, bệnh nhân có thể bị ngất xỉu.
  • Búi trĩ xuất hiện ngoài ống hậu môn gây mất thẩm mỹ và khiến các hoạt động sinh hoạt tình dục của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Ngoài ra người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, tiết dịch có mùi hôi, chảy máu, đau rát dẫn đến mất tự tin, e ngại khi quan hệ tình dục.
  • Nếu không sớm điều trị, khả năng sinh sản và chức năng sinh lý của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bệnh trĩ ngoại xảy ra ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 3

  • Búi trĩ chèn ép và gây tắc nghẽn hậu môn.
  • Đau rát, ngứa ngáy, máu chảy ra nhiều khi đi đại tiện. Lâu ngày dẫn đến thiếu máu mãn tính khiến người bệnh gầy còi, suy nhược.
  • Bên trong búi trĩ ngoại có chứa dịch mủ dẫn đến hôi tanh khó chịu. Lượng dịch mủ bên trong búi trĩ sẽ càng nhiều hơn khi búi trĩ càng lớn
  • Làm ảnh hưởng đến tâm lý và các hoạt động sinh hoạt thường ngày
  • Nếu không sớm điều trị, bệnh nhấn có nguy cơ cao bị sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, búi trĩ tắc mạch, áp xe hậu môn, ung thư trực tràng.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 4

  • Búi trĩ có kích thước to làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, chất lượng đời sống suy giảm, gặp nhiều khó khăn khi ngồi hoặc khi than gian vào các hoạt  động sinh hoạt thường ngày.
  • Chảy máu hậu môn với lượng máu lớn, diễn ra trong thời gian dài dẫn đến mất máu nghiêm trọng khiến bệnh nhân ngất xỉu, đau đầu, chóng mặt, xanh xao, suy nhược cơ thể.
  • Toàn bộ búi trĩ sa ra ngoài, tiết nhiều dịch nhầy gây hôi tanh, ngứa ngáy, hậu môn luôn ở trạng thái ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nhiều tác nhân gây hại khác tấn công. Đồng thời gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm như viêm hậu môn, áp xe hậu môn. Ngoài ra bệnh nhân còn có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng.
  • Nếu bệnh nhân không vệ sinh búi trĩ sạch sẽ hoặc không có phương pháp chăm sóc phù hợp, vi khuẩn sẽ xâm nhập, sinh sôi và gây nhiễm trùng. Từ đó khiến bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến hoại tử.
  • Đối với bệnh ngoại độ 4, bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư trực tràng. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Đối với bệnh ngoại độ 4, bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư trực tràng
Đối với bệnh ngoại độ 4, bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư trực tràng

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Theo các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, luôn giữ cho phân mềm để quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4.

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tốt cho đường ruột, giúp tăng khối lượng phân và làm mềm phân bằng cách bổ sung vào chế độ ăn uống thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt và magie. Đồng thời uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi, bạn cần kiêng sử dụng các loại gia vị cay nóng, thức ăn mặn, thức ăn nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas.
  • Không cố rặn mạnh và không ngồi lâu khi đi đại tiện.Từ đó tránh tạo áp lực tác động lên tĩnh mạch tồn tại ở trực tràng dưới.
  • Xem xét về việc bổ sung chất xơ bằng viên uống nếu cần thiết (Citrucel và Metamucil) để phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh táo bón. Ngoài việc bổ sung chất xơ không kê đơn, bạn cũng nên tăng cường bổ sung nước cho cơ thể.
  • Bạn cần đi đại tiện ngay khi có nhu cầu để hạn chế việc niêm mạc trực tràng hấp thu lượng nước trong phân ứ đọng dẫn đến phân khô cứng. Bên cạnh đó bạn cần luyện tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày và đi vào một khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và trơn tru hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước muối sinh lý sau khi đi đại tiện.
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện, tránh ngồi đại tiện quá lâu hoặc ngồi lâu một chỗ. Đối với những trường hợp có công việc buộc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe… bạn nên đứng dậy, vận động nhẹ nhàng và đi loại mỗi 60 phút một lần, vận động trong 5 phút.
  • Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Điều này sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, phòng ngừa táo bón, ngăn bệnh trĩ hình thành và phát triển
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, lo âu, buồn phiền trong thời gian dài.
  • Tránh mang vác vật nặng, bưng bê vật cồng kềnh không đúng cách, ngồi xổm nhiều.
  • Phụ nữ đang mang thai cần phải có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống chặt chẽ hơn khi chính bản thân của bạn đã là yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.
Phụ nữ đang mang thai cần phải có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống chặt chẽ hơn
Phụ nữ đang mang thai cần phải có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống chặt chẽ hơn

Các biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4

Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4 chủ yếu dựa tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng và những xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ ngoại với nhiều bệnh lý có biểu hiện tương tự.

1. Về lâm sàng

  • Chẩn đoán bệnh trĩ được thực hiện bằng cách quan sát và đánh giá khu vực trĩ với biểu hiện rõ nhất là sự hình thành và phát triển của búi trĩ. Búi trĩ phồng to và sưng ở hậu môn, nằm dưới một lớp da, có màu đỏ sẫm như cục máu đông và xuất hiện những mạch máu ngoằn ngoèo, rối loạn và chồng chéo lên nhau.
  • Triệu chứng đi kèm có thể là nóng rát, ngứa ngáy hậu môn, đau tức khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc khi đi đại tiện.
  • Đi ngoài ra máu xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng bắt buộc.

2. Về xét nghiệm

Nội soi đại tràng sigma và nội soi đại tràng là những xét nghiệm vô cùng cần thiết để xác nhận chẩn đoán, đồng thời loại trừ nhiều nguyên nhân khác. Điển hình như viêm ống hậu môn, polyp hậu môn – trực tràng, nứt ống hậu môn, khối u hậu môn, khối u trực tràng, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư trực tràng.

Bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4 được điều trị như thế nào?

Thông thường sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, dựa vào tổn thương cũng như các cấp độ của bệnh trĩ ngoại, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Ngoài ra đối với những trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc đang trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh trĩ ngoại bằng việc sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên.

1. Phương pháp nội khoa điều trị bệnh trĩ ngoại

Bệnh nhân bị trĩ ngoại sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định chữa bệnh với hai loại thuốc. Gồm: Thuốc tác động tại chỗ (tác động tại vị trí của búi trĩ) và thuốc đường uống.

  • Thuốc đường uống: Thuốc đường thuốc là nhóm thuốc có chứa hoạt chất Rutin hoặc được chiết xuất từ thực vật có tác dụng làm tăng sức đàn hồi và tính thẩm thấu của các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Đồng thời làm giảm tình trạng sung huyết tĩnh mạch và phù nề.
  • Thuốc có tác dụng tại chỗ: Thuốc có tác dụng tại chỗ là những loại thuốc mỡ bôi ngoài da và thuốc dạng viên đạn đặt vào trong hậu môn. Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích giảm đau, kháng viêm và làm săn chắc tĩnh mạch.
Phương pháp nội khoa điều trị bệnh trĩ ngoại
Phương pháp nội khoa điều trị bệnh trĩ ngoại

2. Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ ngoại

  • Có rất nhiều phương pháp xâm lấn như đốt điện, chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, laser, thắt dây thun… Tuy nhiên đối với bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng (trĩ ngoại độ 3 và 4) nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.  Bởi hậu môn là cơ quan thụ cảm bên trong chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên khi dùng các phương pháp khác sẽ gây đau đớn kéo dài và nghiêm trọng.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ chỉ được áp dụng cho các trường hợp bị trĩ giai đoạn muộn.

3. Kiểm soát triệu chứng của trĩ ngoại bằng thảo dược thiên nhiên

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ (trĩ ngoại độ 1 và 2), người bệnh có thể thêm các loại thảo dược thiên nhiên vào quá trình điều trị.

Một số loại thảo được có khả năng chống khuẩn, kháng viêm, giảm đau, cầm máu, làm co búi trĩ… được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ gồm:

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây lá bỏng

Cách 1: Kết hợp lá bỏng và rau sam trị trĩ ngoại

Nguyên liệu:

  • 6 gram lá bỏng
  • 6 gram rau sam.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bỏng và rau sam
  • Sắc thuốc với 500ml nước lọc trong 20 phút
  • Chắt nước thuốc và uống khi còn ấm nóng
  • Uống thuốc mỗi ngày 1 thang.

Cách 2: Dùng lá bỏng, cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, ngải cứu kiểm soát bệnh trĩ

Nguyên liệu:

  • 30 gram cây lá bỏng
  • 10 gram ngải cứu
  • 10 gram cỏ nhọ nồi
  • 10 gram lá trắc bá.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc và cho vào nồi
  • Thêm 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút
  • Chắt lấy nước thuốc và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây lá bỏng
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây lá bỏng

Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại

Cách 1: Đắp rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • Rau diếp cá tươi.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước muối pha loãng rửa sạch rau diếp cá
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
  • Nhai sống rau diếp cá và đắp vào hậu môn
  • Dùng băng gạc để băng cố định
  • Sau 60 phút,  rửa lại vùng hậu môn cùng với nước ấm
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Cách 2: Uống nước ép rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • 200 gram rau diếp cá tươi.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước muối pha loãng rửa sạch rau diếp cá
  • Cho rau diếp cá vào máy và ép lấy nước uống
  • Uống nước ép rau diếp cá ngay khi vừa thực hiện
  • Uống mỗi ngày một lần.

Cách 3: Xông, rửa hậu môn bằng nước rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • 30 – 40 gram rau diếp cá khô hoặc tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá rồi ngâm với nước muối pha loãng
  • Cho rau diếp cá vào nồi và đun cùng với 2 lít nước trong 15 phút
  • Tắt bếp, đợi đến khi nước trong nồi bớt nóng thì tiến hành xông và rửa vùng hậu môn trong 30 phút
  • Rửa lại hậu môn bằng nước sạch và lau khô hậu môn bằng khăn bông mềm.
Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại
Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại

Bài biết là thông tin cơ bản xoay quanh nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1-2-3-4, cách phòng ngừa và điều trị. Các cấp độ khác nhau thể hiện cho từng triệu chứng, mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương tăng dần của bệnh trĩ ngoại. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy vùng hậu môn có dấu hiệu bất thường,  người bệnh nên đến chuyên khoa hậu môn trực tràng để được bác sĩ kiểm tra và điều trị, tránh gây nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

5/5 - (6 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *