Mổ Trĩ Bao Lâu Thì Khỏi? Cắt Xong Làm Gì Cho Nhanh Lành?

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Được biết, thời gian phục hồi sau phẫu thuật có thể kéo dài từ 14 – 40 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, yếu tố này còn phụ thuộc vào kỹ thuật cắt trĩ, tình trạng bệnh lý, tay nghề của bác sĩ và chế độ chăm sóc của từng trường hợp.

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi
Mổ trĩ bao lâu thì khỏi?

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi?

Mổ trĩ (phẫu thuật trĩ) là một trong những biện pháp điều trị bệnh trĩ khá phổ biến. Biện pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh trĩ nội độ 2, 3, 4 và trĩ ngoại đã phát sinh biến chứng tắc mạch hoặc xuất hiện da thừa hậu môn.

Ở giai đoạn nặng, bệnh hầu như không có đáp ứng đối với thuốc, chế độ chăm sóc hay thủ thuật xâm lấn. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ búi trĩ và tiến hành chỉnh hình cấu trúc ống hậu môn – trực tràng.

Mổ trĩ là biện pháp tối ưu giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ và cải thiện dứt điểm các triệu chứng khó chịu như vướng víu, sưng nóng, ngứa hậu môn, đau rát,… Tuy nhiên nhiều bệnh nhân e ngại phẫu thuật vì thời gian hồi phục lâu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và trì trệ công việc. Vậy mổ trĩ bao lâu thì khỏi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian phục hồi sau khi mổ trĩ thường không cố định do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian phục hồi trung bình thường dao động khoảng 14 – 40 ngày.  Tuy nhiên nếu phát sinh biến chứng, vết mổ ở hậu môn có thể mất nhiều thời gian để hồi phục và tái tạo hoàn toàn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau khi mổ trĩ:

– Phương pháp thực hiện:

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật cắt trĩ được áp dụng như phương pháp Longo, sử dụng tia laser, sóng cao tần, PPH, Whitehead, Milligan Morgan,… Các kỹ thuật này có mức độ xâm lấn, chi phí, quy trình thực hiện và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi
Cắt trĩ bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu thường có thời gian phục hồi nhanh hơn

Số liệu thống kê cho thấy, cắt trĩ bằng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như Longo, laser, khâu triệt mạch trĩ, sử dụng sóng cao tần HCPT, PPH,… thường có thời gian hồi phục nhanh, ít chảy máu, không gây đau nhức và hiếm khi phát sinh biến chứng hậu môn.

Trong khi đó, các kỹ thuật truyền thống như phương pháp Milligan Morgan, Whitehead, phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc,… có thời gian phục hồi chậm, gây đau nhiều, chảy máu dai dẳng, có nguy cơ nhiễm trùng và dễ phát sinh các biến chứng hậu phẫu nếu không được chăm sóc đúng cách. Hơn nữa, các kỹ thuật này còn có tỷ lệ tái phát cao.

– Tình trạng bệnh lý:

Ngoài ra, thời gian phục hồi sau khi mổ trĩ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý. Các trường hợp trĩ ngoại, trĩ nội độ 2, 3 thường có búi trĩ nhỏ và dễ dàng cắt bỏ khi can thiệp phẫu thuật. Chính vì vậy, vết cắt ở những trường hợp này thường có kích thước nhỏ, mức độ xâm lấn thấp và thời gian phục hồi nhanh.

Đối với bệnh trĩ độ 4 hoặc đã phát sinh biến chứng như hoại tử búi trĩ, búi trĩ sa nghẹt, hình thành trĩ vòng, quá trình phẫu thuật thường phức tạp hơn so với giai đoạn 2 và 3. Trong trường hợp này, chân búi trĩ có kích thước lớn nên có vết mổ có xu hướng chậm lành, dễ hình thành sẹo, viêm nhiễm và chảy máu dai dẳng. Hơn nữa, phẫu thuật cắt bỏ trĩ vòng và những búi trĩ có kích thước lớn còn có thể gây tổn thương cơ vòng hậu môn.

– Tay nghề của bác sĩ:

Bác sĩ có tay nghề cao, kinh nghiệm và chuyên môn sâu thường có đường cắt chính xác và có tính thẩm mỹ cao. Do đó, đa phần vết mổ đều có kích thước nhỏ, giảm thiểu tối đa mức độ xâm lấn và rút ngắn thời gian chăm sóc hậu phẫu.

Hơn nữa, tay nghề cao còn giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, hạn chế được các biến chứng hậu phẫu và giảm thiểu tình trạng tái phát. Chính vì vậy, bệnh nhân cần thận trọng khi lựa chọn cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp phẫu thuật cắt trĩ.

– Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật:

Chế độ chăm sóc được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau khi mổ trĩ. Chăm sóc đúng cách có thể làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp cầm máu và thúc đẩy phục hồi, tái tạo các mô ở niêm mạc trực tràng – hậu môn.

phẫu thuật trĩ bao lâu thì khỏi
Chăm sóc đúng cách giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi và ngăn ngừa biến chứng sau mổ trĩ

Ngược lại, không vệ sinh vết mổ đúng cách và duy trì các thói quen thiếu khoa học có thể khiến vết mổ chậm lành, gây đau nhiều và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp, chăm sóc sai cách còn gây ra các biến chứng hậu phẫu như chảy máu kéo dài, viêm nhiễm, bí tiểu và hẹp hậu môn.

– Cơ địa của từng người:

Trên thực tế, thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật trĩ còn bị chi phối bởi yếu tố cơ địa. Yếu tố này chính là nguyên nhân khiến thời gian phục hồi vết mổ không có tính đồng nhất – ngay cả ở những trường hợp có mức độ bệnh, chế độ chăm sóc tương tự và cùng áp dụng 1 kỹ thuật cắt trĩ.

Ngoài ra, tốc độ hồi phục sau khi phẫu thuật trĩ còn bị chi phối bởi độ tuổi và các bệnh lý đi kèm. Thống kê cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường, suy gan, HIV và các bệnh tự miễn thường có thời gian hồi phục chậm, vết mổ có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng cao.

Cách chăm sóc giúp phục vết mổ trĩ nhanh lành

Chăm sóc đúng cách có thể giúp vết mổ nhanh lành và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy sau khi mổ trĩ, cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

phẫu thuật trĩ bao lâu thì khỏi
Sau khi phẫu thuật nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và đồ uống chứa cồn khác
  • Nên rửa sạch dùng hậu môn với nước ấm và lau khô bằng khăn sạch để tránh gây viêm nhiễm. Sau đó, sử dụng các loại thuốc sát trùng như xanh methylene hoặc dung dịch Betadine 10% để loại bỏ hoàn toàn virus, vi khuẩn và nấm mốc. Ngoài ra, các loại thuốc này còn giúp giảm ngứa ngáy trong giai đoạn vết mổ kéo da non.
  • Mặc quần lót có chất liệu cotton và cần thay quần lót thường xuyên để tránh gây ngứa ngáy và ẩm ướt vùng hậu môn.
  • Trong thời gian sau mổ trĩ, nên ưu tiên mặc các trang phục có chất liệu mềm, thoáng, thấm hút và rộng rãi để làm giảm ma sát lên vết mổ và tránh chèn ép gây tăng áp lực ổ bụng.
  • Sau khi mổ, nên đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức ở vết mổ và thúc đẩy tốc độ phục hồi. Tuy nhiên, không nên chơi các bộ môn có cường độ mạnh như đạp xe, chạy bộ, nâng tạ và bơi lội (bơi lội làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ).
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục sau khi mổ trĩ và chỉ nên sinh hoạt vợ chồng khi có sự cho phép của bác sĩ. Tác động từ hoạt động “ân ái” có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn gây đau nhức, chảy máu và tăng nguy cơ tái phát trĩ.
  • Nên dùng các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị và chứa hàm lượng dinh dưỡng vừa phải như súp, canh, cháo,… để làm giảm áp lực lên hậu môn. Sau 1 – 2 ngày, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, các loại củ, ngũ cốc và rau xanh để điều hòa nhu động ruột và giảm táo bón.
  • Tránh dùng rượu bia, thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, muối đường và món ăn dầu mỡ.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích trong thời gian chăm sóc vết mổ.
  • Hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên búi trĩ như rặn khi đi tiêu, nhịn đại tiện, ngồi xổm, mang vác vật nặng,… Đồng thời nên tránh đi xe máy và xe đạp vì các phương tiện này có thể gây chèn ép và chảy máu vết mổ.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời cần tái khám theo lịch hẹn hoặc khi có các dấu hiệu bất thường như đau kéo dài, chảy máu, ra máu cục, đại tiện nhiều lần, không tự chủ khi đại tiện, trung tiện,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Mổ trĩ bao lâu thì khỏi?” và hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Để được tư vấn cụ thể hơn về kỹ thuật mổ trĩ và cách chăm sóc, bạn đọc nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Phương pháp cắt trĩ 2020

4.9/5 - (13 bình chọn)

Điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bài thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Trung tâm Thuốc dân tộc có cơ chế tích hợp "4 trong 1" và "tác động kép" đặc biệt. Nhờ vậy giúp loại bỏ triệt để các chứng đau, làm co teo búi trĩ hoàn toàn mà người bệnh không cần phẫu thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *