Bệnh hắc lào (lác đồng tiền, nấm da): Dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh hắc lào có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Ban đầu, hắc lào chỉ xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ trên một số vùng da và sau đó có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh hắc lào là gì? Có lây không?

Bệnh hắc lào, còn được gọi là lác đồng tiền hay nấm da, là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do nấm. Bệnh có thể gặp ở cả người và động vật.

Hắc lào có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào
Hắc lào có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào

Nhiễm trùng ban đầu xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ trên da và sau đó có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng đến da đầu, bàn chân, móng tay, háng, chân hoặc các khu vực khác.

Bởi vậy, hắc lào còn được đặt tên theo từng bộ phận mà nhiễm trùng ảnh hưởng.

Nếu không được điều trị, hắc lào CÓ THỂ LÂY khắp cơ thể. Bệnh này cũng có thể lây từ người sang người, thậm chí từ động vật sang người. Cả mèo và chó đều có thể mang nấm và sau đó lây cho người thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Các dấu hiệu hắc lào cần chú ý ở thú cưng bao gồm:

  • Mảng da không có lông xuất hiện các đốm tròn
  • Có đốm trên da hoặc có vảy da
  • Ở những vùng da có lông, đốm tròn có thể làm lông bị rụng hoặc khiến lông hư tổn, gãy rụng
  • Có viền mờ đục hoặc trắng xung quanh móng vuốt

Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của bạn bị nhiễm nấm, hãy mang chúng đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán.

Bạn có thể dễ bị hắc lào hơn nếu bạn tiếp xúc với nấm trong điều kiện da ẩm ướt hoặc bị trầy xước. Sử dụng nhà tắm công cộng hoặc hồ bơi công cộng cũng có thể khiến bạn dễ bị lây nhiễm nấm hơn.

Nếu thường xuyên đi chân trần, bạn cũng có thể bị nhiễm nấm ở bàn chân. Những người thường xuyên dùng chung các vật dụng cá nhân, như lược chải tóc hoặc quần áo, cũng có nguy cơ bị lây nhiễm cao.

Bị hắc lào có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Hắc lào tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng là tình trạng phức tạp, dai dẳng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

  • Nếu phát triển ở háng, bụng, ngực… hắc lào gây khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt… đặc biệt khi nắng nóng. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, cáu gắt… Về lâu về dài, người bệnh có thể bị stress hoặc trầm cảm.
  • Hắc lào trên các vùng da hở, như mặt, cổ, tay… gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự tin, đặc biệt khi nó để lại sẹo.
  • Hắc lào lan rộng có thể tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến việc điều trị khó khăn.
  • Hắc lào ở trên da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.
  • Hắc lào ở tay và chân có thể gây biến dạng móng.
  • Hắc lào ở vùng kín có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.

Hắc lào có thể được chữa khỏi nếu điều trị đúng cách. Các dạng hắc lào trên da (như ở mông, háng, thân…) thường tự khỏi sau 2 đến 3 tuần điều trị, trong khi đó, các trường hợp bị hắc lào trên da đầu hoặc ở móng có thể phải điều trị trong vài tháng. Biến chứng rất hiếm gặp và có thể bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn thứ phát hoặc nhiễm nấm lan rộng (cực kỳ hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế).

Triệu chứng, nguyên nhân hắc lào

Bất cứ ai cũng có thể bị hắc lào. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến hơn ở trẻ em và những người nuôi thú cưng.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Mặc dù có vô vàn loài nấm men, nấm mốc và nấm, nhưng chỉ có một số ít gây ra bệnh ngoài da. Các tác nhân này được gọi là nấm da (dermatophytes). Các loại nấm này có thể gây nhiễm trùng và bệnh da liễu.

Nấm da sống trên lớp protein keratin chết trên da, hiếm khi xâm lấn sâu hơn vào cơ thể và không thể sống trên màng nhầy, chẳng hạn như ở miệng hoặc âm đạo.

Những người nuôi thú cưng có nguy cơ bị hắc lào cao
Những người nuôi thú cưng có nguy cơ bị hắc lào cao

Tên khoa học phổ biến nhất của các loại nấm da gây bệnh hắc lào bao gồm:

  • Trichophyton rubrum
  • Trichophyton tonurans
  • Trichophyton interdigitale
  • Trichophyton mentagrophytes
  • Microsporum canis
  • Epidermophyton floccosum.

Một số loại nấm chỉ sống trên da, tóc hoặc móng tay. Một số sống trên động vật và đôi khi bị lây sang người. Chúng cũng có thể sống trong đất. Thường rất khó hoặc không thể xác định được nguồn gốc của nấm da trên cơ thể người. Nấm có thể lây lan từ người sang người (anthropophilic), từ động vật sang người (zoophilic) hoặc từ đất sang người (geophilic).

Nhiệt và độ ẩm giúp nấm sinh trưởng và phát triển tốt, bởi vậy, hắc lào thường xuất hiện ở các nếp gấp da, như ở vùng háng hoặc kẽ ngón chân.

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào:

  • Tiếp xúc gần với người bị hắc lào hoặc động vật mang nấm
  • Sống trong khí hậu ấm áp
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm nấm, như khăn trải giường, quần áo, khăn tắm…
  • Có hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Tham gia vào các hoạt động thể chất liên quan đến tiếp xúc da kề da, như đấu vật
  • Mặc quần áo chật

Triệu chứng bệnh hắc lào

Người bệnh sẽ không nhận thấy bản thân bị lây nhiễm nấm ngay lập tức. Thông thường phải mất đến 2 tuần trước khi bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.

Bao gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn ban đầu: Trong giai đoạn này, bạn có thể nhìn thấy một mảng da đột nhiên có màu hồng hoặc đỏ. Đôi khi, da trở nên khô và có vảy.
  • Giai đoạn thứ hai: Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy các mảng da bị phát ban tăng kích thước. Trung tâm của phát ban có thể có trạng thái giống với làn da khỏe mạnh, nhưng có vảy ở viền.

Vì hắc lào rất dễ lây lan, nên hãy điều trị ngay khi những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

Triệu chứng chung của hắc lào là ngứa, xuất hiện các đốm đỏ hoặc nâu hình vòng hoặc bầu dục. Tùy vào từng vị trí, hắc lào sẽ có những triệu chứng khác.

Bao gồm:

Hắc lào trên da (tinea trais)

  • Ảnh hưởng tới các vùng da lớn trên cơ thể, như cánh tay, chân, cổ, lưng, bụng…
  • Bệnh thường tạo ra các đốm tròn cổ điển với 2 giai đoạn đề cập ở trên.

Hắc lào ở bàn chân (tinea pedis)

  • Triệu chứng bao gồm đỏ, sưng, bong tróc, ngứa da ở kẽ các ngón chân. Đế và gót chân cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, da trên bàn chân có thể bị phồng rộp.

Hắc lào ở da đầu (tinea capitis)

  • Nổi mẩn đỏ trên da đầu, có thể làm rụng tóc, gây ngứa đầu và có vảy trên da đầu.
  • Thường gặp ở trẻ nhỏ, từ 3 – 7 tuổi. Phần lớn là do trẻ thường chơi đùa và chạm vào bề mặt bẩn bằng da trần, đồng thời do trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Hắc lào ở da mặt (tinea faciei)

  • Xuất hiện trên da mặt, trừ vùng có râu. Trên mặt, hắc lào hiếm khi có hình đốm tròn. Bệnh thường gây ra các mảng vảy màu đỏ không rõ viền.

Hắc lào ở vùng râu và mặt (tinea barbae)

  • Các đốm sưng và có vảy, xuất hiện trên má, cảm và phần cổ trên.
  • Các đốm có thể mưng, đầy mủ và gây rụng râu.

Hắc lào ở háng (tinea cruris)

  • Bệnh hắc lào ở vùng kín này có triệu chứng nổi mẩn màu nâu đỏ và kéo dài từ bẹn xuống 1 hoặc hoặc cả 2 đùi

Hắc lào ở bàn tay (tinea manus)

  • Gặp ở bàn tay, đặc biệt là lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
  • Hắc lào thường khiến da dày lên, thường chỉ xuất hiện ở một tay.

Hắc lào ở móng (tinea unguium)

  • Thường gọi là nấm móng.
  • Có triệu chứng là móng chân hoặc tay ngả vàng, dày lên và dễ gãy.

Cách điều trị hắc lào hiệu quả

Thông thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán hắc lào dễ dàng khi quan sát các triệu chứng trên da bằng mắt thường. Mặt khác, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu da nhỏ để kiểm tra bằng kính hiển vi.

Nếu muốn chẩn đoán rõ ràng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm tiêu bản kali hydroxit (KOH). Nếu các vấn đề về da bị chẩn đoán sai, việc điều trị không phù hợp có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.

Cách chữa hắc lào tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể điều trị bệnh hắc lào. Tuy nhiên, chúng có thể hỗ trợ phát huy hiệu quả điều trị của thuốc và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Giấm táo có nhiều công dụng cho sức khỏe
Giấm táo có nhiều công dụng cho sức khỏe

Một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà khi bị hắc lào:

  • Keo bạc

Keo bạc là một lựa chọn thông minh để khắc phục hắc lào tự nhiên. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp đã chỉ ra rằng keo bạc có khả năng kháng nấm mạnh.

Để sử dụng phương pháp trị hắc lào tự nhiên này, trước tiên hãy vệ sinh vùng da bị hắc lào sạch sẽ. Tiếp theo, thoa một lượng keo bạc vừa đủ lên trên da và để khô. Lặp lại 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi hắc lào biến mắt.

  • Giấm táo

Giấm táo cung cấp các axit tự nhiên và probiotic đã được chứng minh là giúp chống nhiễm nấm. Ví dụ, một nghiên cứu từ Brazil đã chứng minh giấm táo có thể tiêu diệt nấm Candida spp.

Để khắc phục hắc lào, hãy dùng bông y tế thấm giấm táo, nhẹ nhàng chấm vào vùng da bị ảnh hưởng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi hắc lào khỏi. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, nên bắt đầu với một lượng nhỏ giấm táo rồi tăng dần liều lượng.

  • Tinh dầu oregano/kinh giới Địa Trung Hải

Loại dầu tự nhiên này đã được chứng minh là có tác dụng tương tự như điều trị bằng thuốc chống nấm và kháng sinh trong một số trường hợp.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí American Society for Microbiology năm 2010, các thành phần mạnh mẽ có trong dầu oregano, như carvacrol, có khả năng kháng nấm ấn tượng. Khi được sử dụng trên da bị hắc lào, nó thực sự có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng dầu organo với dầu nền (dầu olive, dầu jojoba hoặc dầu dừa) trước khi áp dụng lên da.

  • Tinh dầu tràm trà

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng dầu tràm trà có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, kháng virus và chống độc tố hiệu quả.

Để điều trị hắc lào tự nhiên, bạn có thể thoa tinh dầu tràm trà nguyên chất lên vùng bị ảnh hưởng. Hoặc, pha loãng dầu tràm trà với dầu dừa trước khi dùng.

Đối với trường hợp bị hắc lào nặng, người bệnh có thể kết hợp dầu oregano với dầu tràm trà (theo tỷ lệ 3:2) và một lượng nhỏ dầu dừa. Thoa hỗn hợp này lên da bị hắc lào 2 – 3 lần mỗi ngày.

  • Tinh dầu nhựa thơm

Kết hợp tinh dầu nhựa thơm với một loại dầu nền như dầu dừa và thoa lên da có thể giảm các triệu chứng hắc lào hiệu quả. Loại dầu này có mùi hương dễ chịu hơn các loại dầu khác và người bệnh có thể áp dụng vài lần trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả và dầu dừa. Chúng cũng có thể kháng nấm tốt.

  • Bột cam thảo

Cam thảo có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Acta Pharmaceutica Sinica B đã phát hiện ra rằng bột cam thảo có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị nhiễm nấm hiệu quả.

Người bệnh có thể trộn 8 thìa cà phê bột cam thảo với 1 cốc nước rồi đun sôi. Sau khi nước sôi, giảm lửa và đun tiếp trong 10 phút. Khuấy cho tới khi hỗn hợp tạo đặc sánh lại. Để hỗn hợp nguội hẳn rồi thoa lên vùng da bị hắc lào 2 lần mỗi ngày. Rửa sạch da sau 10 phút.

  • Chiết xuất hạt bưởi

Chiết xuất hạt bưởi có khả năng chống nấm tự nhiên. Bạn có thể kết hợp 1 – 3 giọt chiết xuất hạt bưởi với 1 thìa cà phê nước và áp dụng lên da từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý những điều sau khi tự chăm sóc tại nhà:

  • Giặt chăn, gối, drap giường và quần áo hàng ngày trong thời gian điều trị hắc lào
  • Lau khô cơ thể sau khi tắm
  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt

Thuốc Tây trị hắc lào hiệu quả

Bệnh hắc lào chữa như thế nào phụ thuộc vào mức độ và vị trí của hắc lào trên cơ thể. Một số dạng hắc lào có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn, nhưng các dạng hắc lào khác cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm bán theo đơn.

Bệnh hắc lào có thể được điều trị tại chỗ thông qua các loại thuốc bôi
Bệnh hắc lào có thể được điều trị tại chỗ thông qua các loại thuốc bôi

Hắc lào trên da, như hắc lào ở chân hoặc ở háng, thường có thể được điều trị bằng các loại kem chống nấm không cần kê đơn, kem dưỡng da hoặc bột bôi trong 2 đến 4 tuần. Có nhiều sản phẩm không kê đơn có sẵn để điều trị hắc lào, bao gồm:

  • Clotrimazole (Lotrimin hoặc Mycelex)
  • Miconazole (Aloe Vesta Antifungal, Azolen, Baza Antifungal, Carrington Antifungal, Critic Aid Clear, Cruex Prescription Strength, DermaFungal, Desenex, Fungoid Tincture, Micaderm, Micatin, Micro-Guard, Miranel, Mitrazol, Podactin, Remedy Antifungal, Secura Antifungal)
  • Terbinafine (Lamisil)
  • Ketoconazole (Xolegel)

Đối với các loại kem, thuốc bôi hoặc bột không kê đơn, hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu tình trạng hắc lào không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn, hãy đi khám chuyên khoa da liễu ngay.

Đối với hắc lào trên da đầu hoặc nấm móng, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm bán theo đơn dùng theo đường uống từ 1 đến 3 tháng. Các loại thuốc bôi hay thuốc bột dùng ngoài da không có tác dụng đối với hắc lào trên da đầu.

Thuốc chống nấm bán theo đơn dùng để điều trị hắc lào trên da đầu thường là:

  • Griseofulvin (Gris-PEG hoặc Grifulvin V)
  • Terbinafine
  • Itraconazole (Onmel, Sporanox)
  • Fluconazole (Diflucan)

Nếu bạn bị hắc lào khi mang thai, một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng mà không gây ra bất lợi nào cho thai nhi.

Một số thuốc bôi trị hắc lào thường gặp:

  • Ciclopirox (Loprox)
  • Clotrimazole (Lotrimin)
  • Naftifine (Naftin)
  • Oxiconazole (Oxistat)
  • Terbinafine

Tuy nhiên, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai hoặc đang cho con bú.

Phụ nữ mang thai nên tránh một số thuốc sau đây vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Ketoconazole (dạng uống)
  • Miconazole (dạng uống)

Các bác sĩ thường không khuyên dùng thuốc dạng uống để điều trị nhiễm nấm trong thai kỳ.

Bệnh hắc lào ở trẻ thường là hắc lào ở da đầu. Bé có thể được điều trị bằng dầu gội chống nấm dành riêng cho từng lứa tuổi. Bệnh thường khỏi hẳn trong 4 – 6 tuần điều trị.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể cần phải kết hợp trong uống ngoài bôi để điều trị bệnh hắc lào dứt điểm.

Chữa hắc lào bằng Đông y

Đông y quan niệm hắc lào là do phong tà xâm kích, khí huyết hư tổn, khí đới ứ trệ, gan thận âm hư… Cá yếu tố bên ngoài như thời tiết nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi, vệ sinh thân thể kém, suy giảm miễn dịch… cũng góp phần khiến bệnh hắc lào bùng phát.

Bởi vậy, để điều trị hắc lào cần phải thanh nhiệt, giải độc và điều hòa nội tiết tố.

Người bệnh hắc lào có thể tham khảo một số bài thuốc:

  • Bài thuốc 1: Sơn đậu căn, thổ phục, bạch tiễn bì, hoàng dược tử, hạ khô thảo và thảo hà xa.
  • Bài thuốc 2: Ngọc hoàng cao và hồng phấn tán bột.
  • Bài thuốc 3: Tảo hưu, thủy ngưu giác phiến, bạch tiễn bì, thổ phục linh, sinh địa, tử hoa địa đinh, ngân hoa, xích thược, bản lam căn, toàn yết, khổ sâm và hải đồng bì.

 

Hắc lào kiêng gì, nên ăn gì?

Những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng đã được chứng minh là giúp cơ thể chống lại nhiễm nấm và trợ điều trị hắc lào hiệu quả.

Bị hắc lào nên ăn gì?

Nếu hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bạn sẽ dễ bị nhiễm nấm và phát triển hắc lào. Bởi vậy, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh thực sự có thể tạo ra sự khác biệt.

  • Thực phẩm giàu beta-carotene

Ăn nhiều thực phẩm màu sắc sặc sỡ giàu beta-carotene, như cà rốt, rau chân vịt, ớt chuông và cải xoăn sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều vitamin A. Điều này sẽ giúp sửa chữa các mô da và có thể hỗ trợ ngăn ngừa sẹo do hắc lào.

Trứng, các sản phẩm từ sữa, gan, cá và thịt bò cũng rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ cơ thể tiêu diệt nấm.

  • Thực phẩm giàu vitamin E

Giống như vitamin A, vitamin E là một chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên. Từ đó, nó giúp cơ thể chống lại nấm gây hắc lào. Vitamin E cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các mô da, có khả năng làm giảm sẹo do sự bùng phát hắc lào.

Dầu olive, hạt hướng dương, trứng, đậu lăng, rau chân vịt, hạnh nhân, hạt vừng và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.

  • Gia vị

Allicin – một hóa chất được tìm thấy trong tỏi tươi, có thể mang lại lợi ích chống nấm. Bạn có thể ăn sống tỏi tươi hoặc cho tỏi vào các món ăn mỗi ngày.

Tỏi và đinh hương rất tốt cho những người bị hắc lào
Tỏi và đinh hương rất tốt cho những người bị hắc lào

Đinh hương là một loại gia vị cay, hơi ngọt, thường được sử dụng để làm tăng hương vị cho các món ăn Ấn Độ và các món xào châu Á. Các lương y Đông y đã sử dụng loại gia vị này trong các bài thuốc từ hơn 2.000 năm trước. Hoạt chất eugenol có trong nụ đinh hương có thể giúp tiêu diệt nấm gây bệnh hắc lào.

Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm đinh hương vào chế độ ăn uống nếu muốn ngăn ngừa hắc lào. Mặc dù tác dụng phụ hiếm khi xảy ra, nhưng một số người có thể bị tiêu chảy khi ăn đinh hương.

Bị bệnh hắc lào kiêng ăn gì?

Đối với bệnh nhân hắc lào, cần tránh những thực phẩm sau:

  • Đồ tanh

Các thực phẩm tanh như tôm, cá, cua biển… được xếp vào nhóm những thực phẩm thường dễ gây dị ứng. Bởi vậy, nên tránh chúng khi điều trị hắc lào. Người bệnh hắc lào ăn thực phẩm này có thể gây ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn, tăng sự khó chịu…

  • Đồ nếp

Cơm nếp, bánh chưng, xôi… chứa nhiều tinh bột, có tính nóng, khiến các vết phát ban do hắc lào dễ nổi mẩn hơn.

  • Thực phẩm nhiều đường, tinh bột

Bánh kẹo, nước ngọt, soda, bánh mì trắng, khoai tây, trái cây sấy… là những thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Chúng có thể làm tăng viêm trong cơ thể và khiến quá trình hồi phục chậm hơn.

  • Các chất kích thích

Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như rượu bia hay cà phê có thể làm giảm số lượng đại thực bào trong cơ thể. Tế bào này có khả năng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn và dọn dẹp các mảnh vỡ do tổn thương trong cơ thể.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bệnh nhân hắc lào cũng nên kiêng một số thực phẩm khác, như thịt gà, rau muống, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ….

Cân nhắc thực hiện chế độ kiêng khem này trong thời gian 3 tháng.

Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh hắc lào nếu rơi vào nhóm có yếu tố nguy cơ cao. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, nếu nhận thấy những bất thường trên da, hãy đi thăm khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Khám phá ngay:

5/5 - (8 bình chọn)

Bình luận (31)

  1. Nguyễn Văn Binh says: Trả lời

    Gần đây bên bẹn của em xuất hiện 1 vết ửng đỏ, em cứ nghĩ do mặc quần quá chật thành ra cũng cứ kệ, sau thấy nó bị lâu mà ngày càng lan ra nên có đi khám thì bác sĩ bảo bị nấm và kê cho em thuốc bôi và thuốc uống, nhưng sau 2 tuần thì vết hiển thị đúng như hắc lào dạng đồng tiền, đọc lại thuốc thì thuốc uống chữa nấm toàn thân chứ k phải chuyên trị hắc lào. Không biết có phải vì thế mà dùng thuốc không thấy ăn thua gì không. Giờ em có nên tiếp tục dùng thuốc rồi đi tái khám lại không, hay là nên dừng thuốc rồi đi khám ở chỗ khác vậy mọi người?

    1. Lã Anh Đức says: Trả lời

      Em cũng bị hắc lào đồng tiền gần 1 năm nay rồi. Vẫn đang điều trị thuốc tây theo đơn của Bác sĩ. Theo em anh nên đi khám lại đi ạ, người ta lấy mẫu soi lại phần da bị bệnh đấy cho anh là chính xác nhất, tạm thời đừng dùng thuốc gì nữa anh không lại không đúng thuốc bệnh càng nặng hơn đấy

    2. Trang lê says: Trả lời

      Mình đừng tự đánh giá bệnh của mình phải qua bác sỹ kiểm tra chứ, như tớ thấy tình trạng của bạn không đến bác sỹ để đôit thuốc ngay là nặng thêm ra mà còn bị lan ra nữa đấy

  2. Hà Hải An says: Trả lời

    Có ai dùng keo bạc mà bôi khỏi hắc lào chưa? sao mình dùng cả tuần nay rồi mà không thấy đỡ gì hết hay mình mua phải hàng giả nhỉ?

    1. Bạch Thị Thông says: Trả lời

      Hàng giả mình nghĩ là không đâu vì tuýp nó cũng rẻ, mà bạn dùng mỗi bôi không thì làm sao mà khỏi được, nó chỉ có tác ụng tại chỗ lúc đấy thôi chứ không khỏi được đâu bạn, máy vết hắc lào do cơ địa với bên trong phát ra thì phải điều trị cả bên trong nữa

    2. Hoàng Nam says: Trả lời

      Anh cũng chỉ dùng mỗi keo bạc khi bị hắc lào thôi,cũng thấy nốt trên da khô với se lại mà, chắc em mua hàng đểu hoặc hết hạn rồi em

    3. Mai phương 2002 says: Trả lời

      Keo bạc có khả năng kháng nấm để không lây ra vùng khác chứ mình thấy không có tác dụng để khỏi đâu nên bạn đến da liệu bác sỹ kê cho đơn thuốc uống thêm vào đi bạn

    4. Huỳnh Bảo Ny says: Trả lời

      con giống cô rồi, bôi không đỡ đâu thậm chí cô cũng uống nữa nhưng năm cứ lên mấy lầng là chuyện bình thường, mà cứ lên đúng vết thâm trước bị mới tài chứ

  3. Minh Châu says: Trả lời

    Mình phát hiện trên người mình có nhiều vệt như đồng xu trắng trắng xung quanh da màu hồng và thỉnh thoảng có mụn li ti bên trong nữa. Mình bị từ năm cuối đại học đến nay cũng phải 4, 5 năm rồi. Đợt đầu đi khám da liễu bác sĩ bảo mình bị hắc lào Bác sĩ có kê thuốc về để bôi, mình bôi gần hết tuýp thuốc rồi nhưng vẫn còn rất nhiều nốt. Sau mình đi khám lại thì bác sĩ có đổi thuốc cho nhưng cũng vẫn chỉ có thuốc bôi thôi, mình về bôi thấy vẫn thế. Rồi mình có thử qua thêm mấy mẹo chữa mà mình tìm được trên mạng nhưng có cách thì đỡ chút ít, có cách còn không đỡ được chút gì luôn. Giờ trên người mình vẫn còn rất nhiều nốt, cứ bị ngứa ngứa với mụn nên bị rát suốt. Thật sự nản quá mọi người ạ. Bây giờ có cách nào điều trị dứt điểm được bệnh này không vậy ạ?

    1. Nhung Apple says: Trả lời

      Bạn lấy là bàng loại bánh tẻ ấy đun nước đặc rồi chấm lên vết hắc lào, đảm bảo làm 1 tuần là khỏi luôn, trước tứ cũng bị như vậy nhưng tớ có 2,3 nốt thôi chấm lên đều đặn như thế mà khỏi luôn đó bạn

    2. Lê Văn Hoàng says: Trả lời

      giờ dùng thuốc mà không khỏi thì chả biết dùng gì cho khỏi bây giờ, bôi chỉ tác dụng ngoài da thôi nên bạn lấy thêm đơn thuốc uống xem sao nhé

    3. Hồ Thị Hậu says: Trả lời

      Nếu tây y mình điều trị qua mà không khỏi thì chị tốt nhất chuyển sang đông y mà dùng nhé. Thấy bà chị họ mình cũng đang điều trị bệnh này bằng thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc thấy đỡ hơn nhiều lắm đó, thử xem sao. Bài thuốc này bạn này
      https://www.thuocdantoc.org/bai-thuoc-nam-chua-tan-goc-hac-lao-duoc-ngan-nguoi-tin-dung.html

    4. Vũ Thị Tâm says: Trả lời

      cô chắc cũng phải chuyển về đông y thôi,mấy bệnh này nghe theo các cụ ngày xưa dùng mấy vị thuốc có khi còn khỏi hẳn chứ thế này dai dẳng mãi không khỏi. Thuốc này ở đâu vậy? cô đang trong Sài Gòn ở với con gái? Với chị cháu dùng thuốc giờ bệnh thế nào rồi cháu

    5. Hồ Thị Hậu says: Trả lời

      Chị cháu dùng cách đây hơn năm rồi giờ không thấy bị lại nữa. lúc đầu dùng thuốc cũng phải tầm 1 tháng mới thấy có tác dụng ấy ạ. Chị định bỏ ngang thuốc nhưng tính chị cũng tiếc tiền nên cố dùng hết, mà lì lắm cũng không gọi điện hỏi bác sỹ đâu. Sau đấy thì sang tháng thứ 2 thì da có sự chuyển biến rõ rệt luôn đây ạ. các vết hắc lào bắt đầu thu nhỏ và lặn dần, còn mấy vết thâm thôi. Sau 3 tháng thì hoàn toàn không ngứa ngáy gì nữa, lúc đó chỉ tập trung vào trị thâm những vết đó thôi. Cô ở Sài Gòn thì qua trung tâm ở số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận ấy ạ, có cả điện thoại này nữa này cô (028)7109 6699

    6. Thùy Trâm says: Trả lời

      Cho tôi hỏi nếu muốn mua mà ở xa quá thì làm thế nào được? Bên trung tâm có gửi thuốc không hay tôi phải đến trực tiếp mới mua được, tôi có kết quả khám ở bệnh viện hết rồi

    7. Anh ship says: Trả lời

      bên này gửi hàng suôt này, em bên shipper mà. Kinh khủng với đơn hàng bên này luôn, thấy nhiều người dùng khen lắm. Trộm vía em cũng bị bệnh này 2 năm nay rồi, đi ship hàng thấy có bác vui tính bác ấy tâm sự bảo thuốc này tốt lắm nên em cũng mới biết. Thế là em cũng đến đây khám với lấy thuốc luôn đây bác, cơ mà em mới dùng được 2 tuần nay thôi nên bệnh chưa thấy đỡ được bao nhiêu cả. Còn vụ gửi thuốc thì bác cứ gọi vào số điện thoại của bên họ để họ hướng dẫn cách mua thuốc từ xa cho ạ

  4. Nguyễn Hữu Sang says: Trả lời

    Bệnh này có người sao nhanh khỏi thế mà có người cả chục năm không khỏi vậy mọi người nhỉ? Đứa em mới phát hiện ra bị bệnh xong, giờ nó cũng đang chữa rồi mà suốt này nó kêu với sợ là không chưa được

    1. Thùy chép says: Trả lời

      Thì tùy cơ địa mỗi người thôi anh, em có vết chàm hơn năm nay mà vẫn chưa khỏi thâm kìa. Mấy hôm nay trên vết thâm ấy lại đỏ dỏ có nốt nhỏ rồi nghi là đang lên lại lắm

    2. Tuổi thơ tôi says: Trả lời

      Ai biết bệnh sớm với đúng bệnh điều trị đúng thuốc thì sẽ nhanh khỏi còn ai mà cứ chần chừ hay dùng linh tinh không dứt điểm thì có mà theo cả đời ấy ạ

    3. Nấm says: Trả lời

      Em đây bị gần 5 năm rồi :((, phải nói là chán trên từng cây số, mỗi năm nó đều lên vài lần rồi còn lan ra vùng khác nữa, chả biết làm sao cho khỏi hẳn mặc dù mỗi lần bị em đều bôi thuốc rất đều đặn

  5. Dương Hồng Phong says: Trả lời

    Hình như em cũng bị lác đồng tiền hay sao ấy, trên phần sau gáy em có các mảng đỏ trên da có cảm giác rất khó chịu, nóng rát nữa, lúc thì rất ngứa . Mọi người xem giúp em xem đấy có phải là bị hắc lào không ạ?

    1. Linh ATT says: Trả lời

      Mới thế cũng không biết thế nào, tại mấy bệnh ngoài da cũng hay giống nhau lắm. Cơ mà đấy sơ sơ cũng là dấu hiệu đầu của bệnh rồi, tốt nhất ra ngay da liễu khám đi cho yên tâm

    2. Tiểu Linh Đồng says: Trả lời

      Giống tôi đợt đầu quá, lúc đầu tôi chủ quan không khám sau nó lan ra hết cả mảng đầu rồi cánh tay nhưng lúc ấy thì bị nặng rồi, đi khám bác sỹ còn mắng cho. Giờ tôi vẫn đang trong giai đoạn điều trị đã khỏi đâu nên đi khám đi biết nguyên nhân sớm cho nhanh khỏi bạn ạ

  6. Trần Hiền says: Trả lời

    Tôi bị hắc lào 3 năm nay. Mỗi lần tái lại lại mua 1 tuýp thuốc về bôi vì mấy lần trước mua thêm thuốc uống cũng thế cả. lúc đầu thấy đỡ, sau này nhờn thuốc hay sao mà tôi cảm giác dùng thuốc như không. Với bệnh tình của tôi như vậy thì có nên chuyển sang điều trị bằng đông y được không?

    1. Đầu trọc 2 mái says: Trả lời

      Bạn bị 3 năm như vậy mà chưa khỏi ư? tôi mà như thế thì khó chịu lắm, nghe đến hắc lào là nghĩ ngay ngứa điên người rồi. Bạn nên chữa từ nguyên nhân để tránh những biến chứng sau này mà tôi thấy đông y làm rất tốt việc đó đấy

    2. Bình minh says: Trả lời

      Bạn thử chuyển qua dùng sữa tắm trị hắc lào xem, trên mạng bán nhiều lắm, tuyệt đối bị vùng đầu như thế không dùng xà bông nha

    3. Cô nàng họ Tạ says: Trả lời

      Bị hắc lào dùng đông y là chuẩn đó. Tôi đã từng mua thuốc ở trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc cách đây 2 năm rồi. Đợt đấy dùng mất 1 đợt xong qua 2 năm đến giờ vẫn chưa thấy bị lại, nên thuốc điều trị hiệu quả đó bạn, hơn thuốc tây nhiều

  7. Lê Văn Toàn says: Trả lời

    Không biết có ai bị hắc lào mà ảnh hưởng công việc nhiều như tôi không. Đang là dân công trình mà phải bỏ dở chuyển sang ngồi văn phòng, tưởng điều hòa mát lạnh suốt ngày thì sẽ đỡ không ngờ nó vẫn không khỏi dù đã theo đúng đơn của bác sỹ, Phương pháp nào cũng dùng qua, bây giờ cũng đầu hàng luôn rồi

    1. Như Quỳnh says: Trả lời

      Cái này môi trường cũng ảnh hưởng đến nhiều nhưng việc dùng thuốc đúng cũng rất quan trọng. Chắc tại bác chưa dùng đúng thuốc thôi bác ạ chứ em dùng 2 lần là khỏi rồi

    2. Hoàng Ngọc Ánh says: Trả lời

      Người lớn thì vậy còn trẻ con thì sao hả anh, bé nhà em chưa được tuổi mà đã bị hắc lào rồi, em nghĩ đi trẻ lây quá giờ chẳng biết thế nào, người lớn như anh còn không khỏi được vậy trẻ con sao được nhỉ

    3. Hoài Thương says: Trả lời

      Bên thuốc dân tộc có bài thuốc chữa hắc lào mà trẻ con dùng được đóa chị, người lớn thì cực kỳ hiệu quả vì mẹ em cũng dùng ở đây rồi, còn đọc thấy có thông tin ghi là trẻ con dùng được luôn ấy ạ, Anh chị tham khảo thêm xem sao https://www.thuocdantoc.org/benh-hac-lao-o-tre-so-sinh.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *