Hắc Lào Ăn Vào Máu Có Thật Không? Cách Phòng Bệnh

Hắc lào ăn vào máu là sự thật hay chỉ là cách nói quá về bệnh hắc lào nặng – hắc lào mãn tính? Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh vừa khó điều trị vừa dễ tái phát này.

Sự thật về hắc lào ăn vào máu?

Hắc lào là bệnh lý nấm da xuất hiện ở cả người và động vật, hắc lào dễ lây truyền từ người sang người. Ở nhiều trường hợp hắc lào còn lây từ động vật nuôi sang người hoặc các vật dụng cũng có thể là mầm mống gây lây lan bệnh.

Hắc lào có hình dạng rất đặc trưng với cấu trúc tròn – bầu dục khép kín, loang lổ với màu đỏ thâm hoặc trắng có viền rõ ràng, có xuất hiện mụn nước li ti và có thể có mủ bên trong.

Khi bị hắc lào, người bệnh thường ngứa ngáy rất khó chịu nhất là vết nấm bị tiếp xúc với mồ hôi.

Hắc lào ăn vào máu có phải hắc lào mãn tính?
Hắc lào ăn vào máu có phải hắc lào mãn tính?

Trong dân gian hay lưu truyền ý kiến hắc lào ăn vào tới máu thì rất khó chữa, chỉ cần ăn phải thức ăn kị là lên hắc lào ngay, vậy có thật nấm gây ra hắc lào sẽ tồn tại trong máu hay đây là cách diễn đạt ẩn dụ của người xưa. Thực hư ra sao?

Theo đó, xét về nguyên nhân gây hắc lào là do vi nấm gây ra, vi nấm này thuộc loại nấm thượng hoại sinh, ăn keratin – sừng, những tế bào trên tóc, móng và da.

Trong máu của chúng ta những loại “thức ăn” này không tồn tại chính vì thế trước hết nấm sẽ không có nguồn năng lượng để tồn tại nếu sống trong máu.

Điều thứ hai là hắc lào thuộc chủng vi nấm da cạn, chúng chỉ có thể hoạt động, sinh sôi và phát triển tại môi trường da.

Dù có thể nương tựa vào quần áo, đồ đạc trong thời gian dài (12 tháng đến 20 tháng) nhưng chúng không thể sống trong môi trường máu và nội tạng của người, động vật.

Vì vậy, ta có thể khẳng định, máu không bị nhiễm hắc lào hay hắc lào KHÔNG THỂ ĂN VÀO MÁU của người bệnh. Cụm từ hắc lào ăn vào máu là ý chỉ bệnh hắc lào mãn tính, hắc lào nặng có tính tái bệnh rất thường xuyên.

Hình ảnh tế bào nấm hắc lào dưới kính hiển vi
Hình ảnh tế bào nấm hắc lào dưới kính hiển vi

Cách chữa hắc lào mãn tính ăn vào máu

Sau khi hiểu hơn về thuật ngữ hắc lào ăn vào máu ta nên tìm hiểu thêm cả về cách trị bệnh tận gốc.

Để chữa trị bệnh hắc lào mãn tính hay hắc lào ăn vào máu để ta cần phải tập trung vào 2 yếu tố chính: thuốc điều trị và dinh dưỡng người bệnh.

Việc đồng nhất được 2 yếu tố này sẽ khiến bệnh tình thuyên giảm rõ rệt hơn.

Thuốc trị hắc lào lâu năm

Quá trình điều trị và sử dụng thuốc rất quan trọng để đối phó hắc lào tận gốc, bạn có thể lựa chọn giữa đông y và tây y hoặc kết hợp cả 2.

Dù là cách nào thì cũng phải lựa chọn địa chỉ uy tín đó là các bệnh viện. Bạn có thể chọn khoa da liễu hoặc khoa y học cổ truyền ngay trong bệnh viện.

Đối với khoa da liễu thông thường sẽ sử dụng phương pháp tây y sử dụng các loại thuốc tây để điều trị. Tại khoa y học cổ truyền trong bệnh viện thì các bác sĩ sẽ áp dụng nhiều biện pháp bao gồm cả Đông Tây y kết hợp.

Thuốc trị hắc lào ăn vào máu
Thuốc trị hắc lào ăn vào máu

Có một điều cần lưu ý là hãy luôn tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ trong thời gian thăm khám và điều trị. Uống/ bôi thuốc đúng liều đủ liều, không tự ý dừng hay sử dụng loại thuốc tương đương, thuốc bổ trợ khác mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Quá trình điều trị hắc lào lâu năm hoặc bất cứ loại nấm nào cũng kéo dài ngay cả khi trên bề mặt da đã cảm thấy khỏi hoàn toàn.

Việc điều trị kéo dài này chính là cách diệt đến tế bào nấm cuối cùng. Không cho chúng có cơ hội quay trở lại và sản sinh trên da nữa.

Thông thường, nấm sẽ mất đi khả năng lây lan sau 48h điều trị theo đúng phác đồ. Ở trường hợp hắc lào lâu năm, mãn tính thì thời gian có thể dài hơn do nấm đã thích nghi với một số thành phần có trong thuốc.

Song song với điều trị bằng thuốc, người bệnh bị hắc lào còn phải chú ý tới các vấn đề khi điều trị tại nhà:

  • Không gãi, chà, xoa, cạo các vết ngứa do hắc lào gây ra, việc gãi các vết ngứa này chỉ có thể giảm ngứa mang tính nhất thời nhưng lại gây ra hệ quả phát tán hắc lào tới vị trí khác trên cơ thể hoặc cho người khác.
  • Vệ sinh vết hắc lào sạch sẽ, khô thoáng trước khi bôi thuốc để tăng hiệu quả của thuốc.
  • Không kiêng nước, không kiêng gió và cố gắng hạn chế đổ mồ hôi trong quá trình điều trị.
  • Khi xảy ra bất cứ phản ứng nào với thuốc hoặc đang gặp tình trạng bệnh lý về miễn dịch hoặc nội tạng cần trao đổi ngay với bác sĩ.
  • Trong 2 – 4 tuần sử dụng thuốc điều trị mà tình trạng không cải thiện cũng cần thông báo lại với bác sĩ và đề nghị tham khảo phác đồ chữa trị mới.
  • Luôn tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ không để cơ thể bẩn, luôn thay quần áo mới mỗi ngày.
  • Giữ cơ thể khô ráo đặc biệt tại khu vực gần với vị trí hắc lào và các khu vực kín như nách, bẹn, kẽ tay chân. Khi đổ mồ hôi và sau khi tắm cần thấm nước bằng khăn vải khô, sạch.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị hắc lào

Dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng bệnh rất tốt, ta lưu ý nên tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng đối với người bị bệnh về da như tôm cua cá, gà ngan vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

Ngoài ra đường và tinh bột nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh nên hạn chế trong thời gian điều trị. Mặt khác, hãy bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của bề mặt da.

  • Vitamin A

Vitamin A giúp cải thiện hệ miễn dịch một cách đáng kể và giúp tạo ra bạch cầu có khả năng tiêu diệt các loại nấm ký sinh ở cơ thể. Do đó vitamin A có thể hỗ trợ loại trừ nấm hắc lào một phần.

Không những vậy Vitamin A còn có tác dụng làm lành da rất tốt. Ta có thể tìm thấy vitamin A trong nhóm các thực phẩm màu cam như cà rốt, bí đỏ và các loại rau xanh lá.

Vitamin A giúp hỗ trợ điều trị hắc lào ăn vào máu
Vitamin A giúp hỗ trợ điều trị hắc lào ăn vào máu
  • Tỏi

Theo nghiên cứu của Michael Castleman, tác giả của cuốn “Những thảo dược chữa lành mới”, tỏi chứa nhiều allicin một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng mạnh mẽ và có thể tiêu diệt được các tế bào nấm da như hắc lào.

  • Vitamin E

Vitamin E quả thực là một thần dược cho da, điều này bất cứ chị em phụ nữ nào cũng biết. Thêm một điều bổ sung là vitamin E cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể như vitamin A vậy.

Vitamin có nhiều trong các loại hạt như vừng, hạt dẻ, hạt hạnh nhân, dầu oliu, dầu hướng dương.

Ngoài ra người bệnh cũng phải có một tâm lý vững vàng trong quá trình điều trị bệnh. Không nên nghe các bác sĩ trên mạng, các bác sĩ truyền tai mà hãy tin tưởng vào bác sĩ đang điều trị tại bệnh viện cho bạn.

Trong trường hợp bệnh nhân chưa khỏi ngay thì có thể do cơ địa không hợp, chỉ cần nghiên cứu và thử sang loại phù hợp thì sẽ tác động tích cực ngay.

Kết hợp chữa bệnh bằng thuốc với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sự kiên trì chắc chắn có thể giúp bạn khỏi bệnh.

Cách phòng ngừa hắc lào mãn tính hiệu quả

Nếu bạn không bị hắc lào thì bạn sẽ không bị hắc lào mãn tính, chính vì vậy chúng ta hãy luôn đề cao cảnh giác với bệnh và luôn áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Những người từng bị hắc lào cũng có thể áp dụng các phương pháp này để tránh tái bệnh.

  • Không sử dụng chung quần áo, khăn tắm, khăn mặt, lược, các dụng cụ trang điểm, bàn chải đánh răng, dao cạo,…
  • Luôn chuẩn bị chăn gối màn riêng khi đi chơi, dã ngoại, ở những nơi không phải nhà mình.
  • Luôn để cơ thể trong tình trạng khô ráo nhất là những chỗ có nếp gấp hay các khe, kẽ.
  • Thay tất, quần áo lót hàng ngày, không sử dụng khi chúng có dấu hiệu ẩm ướt. Lựa chọn loại vải khô thoáng, hút ẩm tốt.
  • Luôn đi dép trong khu vực sinh hoạt chung, ven hồ bơi hay phòng vệ sinh.
Hãy nên cảnh giác trong việc tiếp xúc ở những nơi công cộng
Hãy nên cảnh giác trong việc tiếp xúc ở những nơi công cộng
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng lông, da của vật nuôi trong nhà, khi kiểm tra bắt buộc đeo găng tay. Điều trị ngay khi chúng nhiễm nấm hắc lào
  • Nếu đã từng bị hắc lào, thường xuyên luộc các đồ dùng, vật dụng với nước sôi 100 độ, sát khuẩn bằng cồn các đồ vật xung quanh. Quần áo, chăn màn cũng phải ngâm với nước sôi để tiêu diệt hết các tế bào nấm.
  • Không chạm vào da của người bị hắc lào vì bệnh có khả năng lây truyền rất mạnh mẽ.
  • Uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, sống tích cực.

Trên đây là những thông tin cho câu hỏi bệnh hắc lào có ăn vào máu không. Ta có thể hiểu đây là cách nói quá chỉ tình trạng hắc lào mãn tính, hắc lào nặng trên cơ thể.

Quá trình điều trị bệnh hắc lào mãn tính có thể rất dai dẳng, vì vậy người bệnh nên chuẩn bị một tâm lý vững vàng, luôn tôn trọng và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp chế độ ăn uống phù hợp.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *