Bà bầu bị hắc lào và cách trị an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị hắc lào thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy liên tục. Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ và phồng rộp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh hắc lào có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu cần tìm cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bà bầu bị hắc lào

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng ngoài da, do một loại nấm có tên là Dermatophytes gây ra. Loại nấm này có kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi xuất hiện những biểu hiện của bệnh.

Bà bầu bị hắc lào thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy liên tục
Bà bầu bị hắc lào thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy liên tục

Bất cứ ai đều có thể mắc phải căn bệnh nhiễm trùng ngoài da này. Trong đó phụ nữ mang thai dễ bị hắc lào hơn do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập.

Hắc lào ở đối tượng phụ nữ đang mang thai có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản trong cuộc sống như sau:

  • Vào mùa hè, thời tiết oi nóng và độ ẩm cao.
  • Môi trường sống và làm việc không lành mạnh.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không khoa học.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Tiếp xúc với các loại vật nuôi nhiễm nấm.
  • Sức đề kháng yếu.
  • Trang phục bó sát khiến da dễ bị tổn thương, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Triệu chứng nhận biết hắc lào ở bà bầu

Cũng giống như những đối tượng khác, phụ nữ có bầu bị hắc lào chủ yếu ở các vị trí bí hơi, thường xuyên ẩm ướt và dễ đổ mồ hôi. Bà bầu bị hắc lào ở bụng, lưng, mông, bẹn, dưới cánh tay.

Những khu vực này có phát hiện nên bà bầu cần thực sự chú ý quan sát để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Một số biểu hiện bà bầu bị hắc lào thường gặp:

  • Da ngứa ngáy

Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh hắc lào. Trong giai đoạn đầu, nấm Dermatophytes sẽ tiết ra độc tố khiến da bị kích ứng, gây cảm giác khó chịu. Người bệnh thường thấy ngứa hơn vào ban đêm.

Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết oi bức, mồ hôi tiết ra nhiều, cơn ngứa nghiêm trọng hơn.

Bà bầu bị bệnh ở bụng, lưng, mông, bẹn, dưới cánh tay
Bà bầu bị bệnh ở bụng, lưng, mông, bẹn, dưới cánh tay
  • Da bị mẩn đỏ, tổn thương

Những vết mẩn đỏ hình bầu dục hoặc đồng xu, có ranh giới rõ ràng sẽ xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh. Nếu không điều trị ngay, vùng tổn thương sẽ chồng lên nhau.

  • Xuất hiện vảy trắng, mụn nước

Đi kèm với cơn ngứa dữ dội thường là những nốt mụn nước li ti xung quanh các vết đỏ hoặc vảy trắng. Mụn nước có thể vỡ ra nếu gãi mạnh. Đây cũng là biểu hiện mà bà bầu bị hắc lào thường xuyên gặp phải.

Mẹ bầu bị hắc lào có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hắc lào là một căn bệnh ngoài da phổ biến thường gặp và rất nhiều người thương chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần can thiệp gì. Tuy nhiên, bà bầu bị hắc lào khi không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng
Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Khị bị hắc lào, mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh như sau:

  • Mất tự tin: Những nốt mụn, mẩn đỏ hay vảy trắng trên mặt, tay và cổ khiến bà bầu cảm thấy mất tự tin, ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác.
  • Bội nhiễm: Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng ngoài da, nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ làm vết thương bị lở loét, lên mủ và rỉ dịch. Dùng tay gãi vết ngứa làm tăng nguy cơ bội nhiễm lên cao hơn.
  • Để lại sẹo trên da: Khi da bị tổn thương sâu, các vết sẹo thường khó mờ. Người bệnh cần kiên trì trị sẹo trong một thời gian dài.
  • Có khả năng bị nấm phụ khoa: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo hở nên các loại vi khuẩn và nấm có thể dễ dàng xâm nhập nếu bà bầu bị hắc lào ở bẹn và gần vùng kín.

Xét về bản chất, bệnh hắc lào thường không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên, em bé khi chào đời vẫn có thể bị lây nhiễm trong một số trường hợp.

  • Sau khi sinh, mẹ vẫn bị hắc lào và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với con.
  • Bà bầu bị hắc lào ở vùng kín, nấm sẽ lây sang con khi sinh thường.
Hắc lào ở vùng kín, nấm sẽ lây sang con khi sinh thường
Hắc lào ở vùng kín, nấm sẽ lây sang con khi sinh thường

Chính vì những lý do trên, bà bầu khi phát hiện bị hắc lào cần tiêu diệt triệt để mầm bệnh ẩn bên dưới và trên bề mặt da. Bệnh hắc lào có thể tái phát sau 3 đến 6 tháng nên khả năng truyền bệnh sang con rất cao.

Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?

Khi bước vào thai kỳ, phụ nữ rất nhạy cảm nên việc bà bầu bị hắc lào bôi gì, sử dụng thuốc nào là an toàn cần được đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số cách chữa bệnh hắc lào ở bà bầu hiệu quả nhất mà các mẹ nên nhanh tay bỏ túi như sau:

Bà bầu bị hắc lào bôi thuốc gì – Tây y

Các thành phần trong thuốc tây y có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi nên phương pháp này chỉ được sử dụng khi tình trạng bà bầu bị hắc lào nặng và không dị ứng với các thành phần của thuốc. Miconazol, Econazol là 2 loại thuốc điển hình được sử dụng để bôi chống nấm.

Phương pháp điều trị bà bầu bị hắc lào nên tham khảo
Phương pháp điều trị bà bầu bị hắc lào nên tham khảo

Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, an thần có thể được sử dụng kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị. Dù sử dụng loại thuốc gì thì phụ nữ có thai cũng nên tìm hiểu kỹ thành phần và các tác dụng phụ của thuốc.

Đồng thời cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Đông y trị hắc lào ở mẹ bầu

Các bài thuốc đông y có thể điều trị hắc lào tận gốc, giúp ngăn chặn quá trình tái phát. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng theo đúng lộ trình trong thời gian từ 2 đến 4 tháng để thu được hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc trị nhiệt độc: 

  • Dùng khi có các biểu hiện: Ngứa rát, da nổi cục bộ từng đám, dày cộp, khô ráp.
  • Cách làm: Sử dụng hoàng dược (125g), sơn đậu căn (250g), bạch tiễn bì (120g), thảo hà xa (250g), thổ phục (300g), hạ khô thảo (220g). Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.
  • Đồng thời kết hợp với thuốc rửa theo công thức: sa sàng tử (50g), khổ sâm (30g), địa phụ tử (40g), thương nhĩ tử (50g), tam tử thang, hoàng bá (30g).
  • Sắc thuốc với 2 lít nước và đun sôi trong thời gian 20 phút. Mỗi ngày rửa 2 lần khi nước thuốc còn ấm.
Các bài thuốc đông y có thể giúp bà bầu trị bệnh tận gốc
Các bài thuốc đông y có thể giúp bà bầu trị bệnh tận gốc

Bài thuốc thanh nhiệt giải độc hoạt huyết:

Sử dụng 10g liên kiều, 10g kinh giới, 15g ké đầu ngựa, 10g kinh giới, đỗ đen sao 30g, thổ phục linh 10g, 10g cam thảo dây. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống nhiều lần. Kiên trì sử dụng từ 3 đến 4 tháng sẽ thấy những thay đổi tích cực.

Chữa hắc lào tại nhà bằng mẹo dân gian

Với các nguyên liệu sạch, có nguồn gốc từ thiên nhiên, các bài thuốc dân gian được ưa chuộng sử dụng cho bà bầu vì có độ an toàn cao, mang lại hiệu quả tốt và không gây ra tác dụng phụ.

Chữa hắc lào bằng tỏi

Trong ẩm thực, tỏi là nguyên liệu để tăng hương thơm và sự hấp dẫn cho món ăn. Còn trong dân gian, tỏi lại là một phương thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị các căn bệnh ngoài da. Chất allicin trong tỏi giúp tiêu diệt nhanh chóng nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Tỏi là phương thuốc giúp bà bầu bị hắc lào điều trị dứt điểm
Tỏi là phương thuốc giúp bà bầu bị hắc lào điều trị dứt điểm

Cách làm:

  • Giã nát 3 đến 4 tép tỏi.
  • Thêm 1 đến 2 giọt dầu oliu và trộn đều lên.
  • Bôi hỗn hợp lên vùng da bị tổn thương và dùng băng gạc để cố định vị trí
  • Để trong thời gian từ 1 đến 2 giờ tùy thuộc vào mức độ bệnh.
  • Thực hiện 2 lần/ngày.

Chữa hắc lào bằng giấm táo

Axit lactic có trong giấm táo là khắc tinh của nấm Dermatophytes. Vì vậy chỉ cần điều trị bằng giấm táo vài lần, bà bầu sẽ cảm thấy giảm ngứa và dễ chịu hơn rất nhiều.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch, thấm khô khu vực bị hắc lào. Sau đó thoa giấm lên vùng da đó 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.

Chữa hắc lào cho bà bầu nhờ dầu dừa

Dầu dừa thường được sử dụng để dưỡng ẩm, giúp làm mềm các vùng da bị khô. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, diệt nấm nhờ hàm lượng Omega – 3 cao.

Bà bầu bị hắc lào nên sử dụng dầu dừa để chống viêm, giảm ngứa
Bà bầu bị hắc lào nên sử dụng dầu dừa để chống viêm, giảm ngứa

Cách làm:

  • Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da bị hắc lào.
  • Bôi một lớp mỏng dầu dừa lên khu vực bị nhiễm nấm.
  • Kiên trì bôi từ 3 đến 4 lần/ngày để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Chuối tiêu xanh – Bài thuốc dân gian trị hắc lào cho bà bầu

Chuối tiêu xanh khá phổ biến, dễ tìm, giá thành rẻ và có tác dụng trị bệnh hiệu quả nên rất được ưa chuộng. Chuối xanh có tác dụng hạn chế sự tấn công của nấm, làm khô se da nhờ nhựa có trong chuối tiêu.

Cách làm:

  • Lựa chọn một quả chuối tiêu xanh, sau đó rửa sạch.
  • Cắt thành các lát mỏng và đắp trực tiếp lên đốm hắc lào.
  • Dùng tay chà nhẹ nhàng để mủ và nhựa trong chuối xanh ra nhiều.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.

Những lưu ý cần biết khi bị hắc lào trong lúc mang thai

“Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?” là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh này trong thai kỳ. Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể tham khảo.

Cần tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh khiến bà bầu bị hắc lào

Để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, chị em cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng hàng ngày, đồ dùng,… để tránh sự phát tán của vi khuẩn như sau:

Phụ nữ có thai bị hắc lào nên sử dụng xà phòng khử khuẩn
Phụ nữ có thai bị hắc lào nên sử dụng xà phòng khử khuẩn
  • Dùng nước sôi để khử trùng khăn tắm, đồ lót, quần áo của bà bầu.
  • Khi tắm nên kỳ cọ nhẹ nhàng. Sử dụng xà phòng tắm khử khuẩn, thay vì những loại thông thường.
  • Hạn chế tắm ở các bể bơi công cộng.
  • Vào những ngày trời nóng nên thay quần áo thường xuyên và ngồi ở những nơi thoáng mát.
  • Giặt riêng quần áo của mẹ bầu và các thành viên khác trong gia đình.
  • Mặc quần áo có chất liệu mềm, thoải mái.
  • Kiểm tra sức khỏe, tình trạng của cả gia đình để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Kiểm tra thú nuôi trong gia đình. Nếu phát hiện nấm cần đưa đi khám và chữa trị nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị hắc lào

Việc xây dựng một chế độ ăn uống không chỉ giúp việc điều trị hắc lào cho các mẹ bầu được hiệu quả hơn mà còn tăng sức đề kháng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn gì?

  • Các loại vitamin có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp làn da khỏe mạnh. Do đó bà bầu cần bổ sung rau xanh, củ quả và trái cây vào bữa ăn hàng ngày của mình.
Rau củ quả cung cấp cho bà bầu nhiều dưỡng chất cần thiết
Rau củ quả cung cấp cho bà bầu nhiều dưỡng chất cần thiết
  • Khoai lang, ngô, đậu chứa nhiều chất chống oxy hóa và kẽm có tác dụng chữa lành vết thương, giúp hạn chế tình trạng thâm sẹo sau khi bà bầu bị hắc lào
  • Quá trình tổng hợp enzyme, kháng thể chống lại nấm, nội tiết tố được tăng cường nhờ các chất vi lượng và muối khoáng. Vì vậy bạn cũng nên bổ sung các thành phần này thường xuyên.

Bà bầu bị hắc lào cần kiêng gì?

  • Bạn nên kiêng đồ tanh, thực phẩm lạnh, đồ nếp hay những loại trái cây nhiều đường.
  • Đồ tanh, thực phẩm lạnh như cá, cua, tôm,… khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu hơn.
  • Đồ nếp: Nếu bạn là người thích đồ nếp thì trong thời gian bị hắc lào, bạn nên tạm dừng ăn những món này. Đồ nếp có tính nóng nên dễ làm vết thương bị sưng và lên mủ.
  • Không nên ăn trái cây chứa nhiều đường: Đường khiến khả năng nhiễm trùng cao hơn nên bạn cần loại bỏ những loại trái cây đó ra khỏi thực đơn của mình.
  • Không uống bia rượu, không sử dụng các chất kích thích:Những chất này không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mỗi phương pháp điều trị cho bà bầu bị hắc lào đều có một ưu và nhược điểm riêng. Để tìm được cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất, trước tiên bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Hắc lào có khả năng lây sang người khác và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nên hãy điều trị ngay khi thấy những triệu chứng đầu tiên.

Mẹ bầu tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *