Bị Hắc Lào Nặng – Cách Xử Lý, Điều Trị Và Chăm Sóc
Nội dung bài viết
Tình trạng bị hắc lào nặng xảy ra khi người bệnh không điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bị bệnh hắc lào nặng sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Nguyên nhân, triệu chứng hắc lào nặng
Hắc lào là một bệnh lý về da do vi nấm nhóm Dermatophytes gây ra. Trong điều kiện thích hợp, các loại vi nấm sẽ phát triển và gây nên những tổn thương trên da. Các triệu chứng ban đầu bao gồm các vết phát ban nhỏ có hình bầu dục hoặc tròn như đồng xu.
Đó là lý do mà hắc lào còn có tên gọi khác là lác đồng tiền. Vùng da này có màu ban đỏ, bong tróc vảy, có thể xuất hiện các mụn nước li ti và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Nếu người bệnh điều trị sớm vào giai đoạn này, nấm trên bề mặt da sẽ bị tiêu diệt. Sau khoảng 1 – 2 tuần thì bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không điều trị và vệ sinh đúng cách, họ sẽ dễ bị hắc lào nặng.
Triệu chứng thường thấy ở những người bị hắc lào nặng đó là:
- Vùng da bị hắc lào có phạm vi rộng ra nhiều hơn trước. Ở những người bị bị nhẹ, thì các vết hắc lào dài từ 1 – 2cm. Ở những người nặng, nó có thể lên tới 15 – 20cm.
- Xuất hiện thêm nhiều vùng da bị hắc lào trên nhiều vị trí của cơ thể.
- Các mụn nước không còn li ti nữa mà nổi to hơn.
- Một số đám mụn nước bị vỡ ra gây ra và vết lở loét trên da. Nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời, chúng dễ bị nhiễm trùng, gây đau nhức.
- Một số vùng da chuyển từ màu đỏ sang màu tím tái.
Ngoài các triệu chứng thấy được ở vùng da, thì người bệnh còn có thể bị sốt, đau nhức toàn cơ thể, cảm giác biếng ăn… Một số nguyên nhân thường thấy ở những người bị bệnh hắc lào nặng như:
- Điều trị không kịp thời và đúng cách
Có thể nói, hắc lào nặng là hậu quả của việc điều trị không kịp thời và đúng cách, khiến cho vùng da bị tổn thương bị bội nhiễm, nhiễm trùng, bán kính của hắc lào rộng hơn ban đầu. Nếu để lâu, nấm sẽ tấn công vào tế bào da, ăn sâu vào bên trong, dẫn tới tình trạng bị hắc lào mãn tính.
Ngay cả khi đã tiêu diệt được nấm trên bề mặt da, thì mầm bệnh bên trong vẫn còn đó. Khi gặp điều kiện môi trường thích hợp, người bệnh không vệ sinh cá nhân sạch sẽ hay ăn phải những thực phẩm cần kiêng kị, thì mầm bệnh hắc lào sẽ khởi phát và gây bệnh.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường ở kém
Môi trường ở ẩm thấp là điều kiện lý tưởng cho và bào tử nấm sinh sôi phát triển. Không vệ sinh nơi ở sạch sẽ khi bị hắc lào, nấm trên cơ thể bạn vẫn có thể sinh sôi, lan rộng ra.
Vệ sinh cá nhân kém, ít tắm rửa, mặc đồ ẩm ướt, bó sát làm cho mồ hôi bám lại cơ thể, cũng là nguyên nhân khiến bệnh hắc lào nặng hơn.
- Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ miễn dịch suy giảm khiến cho cơ thể không có sức đề kháng tốt để chống lại các tác động của vi khuẩn. Ở người khỏe mạnh, khi vi khuẩn tấn công, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại. Tuy nhiên với người có hệ miễn dịch kém, thì các kháng thể tạo ra ít hơn và khó chống lại vi khuẩn.
- Mắc các thói quen xấu
Khi bị hắc lào thì người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và thói quen thường thấy là gãi. Tuy nhiên thói quen này đã vô tình làm cho da bị trầy xước tổn thương hơn. Đồng thời khiến cho các vi khuẩn, nấm được dịp lan rộng sang các vùng xung quanh.
- Tùy tiện sử dụng hoặc liên tục thay đổi cách chữa bệnh
Một thói quen xấu nhiều người hay mắc phải đó là không kiên trì chữa bệnh. Khi mới điều trị và chưa thấy kết quả rõ rệt, nhiều người bệnh đã đổi nhiều loại thuốc, hoặc cách chữa khác nhau. Điều này gây ra việc nhờn thuốc hoặc da bị kích ứng thêm. Do đó mà vùng da bị hắc lào bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Bị hắc lào nặng có nguy hiểm không?
Tình trạng bị hắc lào nặng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Khi bị hắc lào nhẹ với những vết ban nhỏ, người bệnh đã cảm thấy ngứa ngáy. Khi bị hắc lào nặng với những mảng da tổn thương lớn, cảm giác ngứa đó sẽ tăng lên nhiều lần.
Cảm giác khó chịu sẽ ảnh hưởng nhiều thời điểm trong ngày sẽ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt cho người bệnh. Bên cạnh đó, những vết mẩn đỏ, mụn nước, vảy trên da làm mất tính thẩm mỹ, làm cho người bệnh có cảm giác tự ti với những người xung quanh.
Thường người bị hắc lào cần phải kiêng các hoạt động mạnh ra nhiều mồ hôi như tập thể dục. Bởi vì mồ hôi làm rát và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu trong một thời gian dài không có vận động thể thao, thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sức đề kháng cho người bệnh.
Ở các vùng da bị hắc lào nặng thường hay bị lở loét nhiễm trùng. Lâu dần, tế bào vùng da này bị tổn thương, dễ để lại sẹo. Một biến chứng nặng khác của bệnh này đó là vùng da bị hắc lào chuyển sang bị chàm. Vùng da bị khô sạm sần sùi, gây mất tính thẩm mỹ.
Vì vậy, ngay từ lúc mới bị hắc lào, bạn nên chủ động điều trị kịp thời và đúng cách, để tránh khiến cho tình trạng bệnh nặng lên, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân.
Cách chữa hắc lào nặng ngăn ngừa bệnh tái phát
Khi bị hắc lào nặng thì bạn không nên tự chữa tại nhà bằng các mẹo dân gian. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị bằng thuốc Tây
Cơ chế hoạt động của các loại thuốc tây điều bị bệnh hắc lào đó là kìm hãm, ức chế khả năng hoạt động của bào tử nấm, vi khuẩn đang hoạt động trên da. Đồng thời, thuốc làm giảm các tổn thương, hỗ trợ phục hồi các tế bào da sản sinh tế bào mới thay thế tế bào bị bệnh.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị là:
- Nhóm thuốc kháng nấm: Thuốc kháng nấm có dạng uống và dạng bôi. Một số loại thuốc dạng uống thường được sử dụng như: Ketoconazol, Econazol, Fluconazole, Griseofulvin… Thuốc dạng bôi thường là Miconazol, Ketoconazol, Econazol. Bác sĩ thường cho sử dụng kết hợp thuốc uống với thuốc bôi để tăng hiệu quả điều trị.
- Nhóm thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thường dùng cho các trường hợp thường bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng da bị hắc lào nặng. Hai loại thuốc thường được sử dụng là Paracetamol hoặc Aspirin.
- Nhóm thuốc chống viêm NSAID: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên, giúp vùng da tránh bị nhiễm trùng gây lở loét thêm. Nhóm thuốc này chống chỉ định với bệnh nhân bị bệnh về dạ dày, tim mạch, gan thận.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh dùng cho các trường hợp bị bội nhiễm gây các biến chứng. Thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin và thuốc nhóm Macrolid để điều trị hắc lào nặng. Lưu ý là khi sử dụng các loại thuốc này thì người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ về đường tiêu hóa như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…
Để giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, thì hiện nay có thêm phương pháp quang đông hồng ngoại. Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng công nghệ cao tác động vào vùng da bị hắc lào để tiêu diệt vi khuẩn, nấm, hỗ trợ tái tạo da.
Người bệnh nên thực hiện đúng phác đồ điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Bởi vì nếu sử dụng sai cách hoặc không kiên trì, khiến cho quá trình điều trị kéo dài. Sử dụng thuốc tây trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, khó chữa hơn.
Chữa hắc lào bằng Đông y
Đông y quan niệm rằng bệnh hắc lào sinh ra là do các cơ quan bên trong có vấn đề. Đó là phần khí huyết bị hư tổn hoạt động trì trệ, thận hư, cơ thể bị nhiễm phong tà… Sức khỏe bên trong kém cộng với vệ sinh không sạch sẽ làm bệnh phát sinh.
Cơ chế hoạt động của thuốc Đông y đó là nhằm phục hồi khí huyết và các cơ quan bên trong. Ưu điểm của thuốc Đông y là lành tính, không có tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhược điểm là tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y.
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh hắc lào nặng là:
- Dung dịch bôi ngoài da được điều chế từ các loại thảo dược gồm hương thảo, xuyên quy, thổ phục linh…
- Bài thuốc giải độc gồm các loại thảo dược như múi mác, dâu cang, kim ngân cành, đơn mặt trời…
- Bài thuốc giúp bổ thận, tăng lưu thông khí huyết gồm ngải diệp, trân châu thảo, đại ngải, bách bộ…
Lưu ý: Người bệnh nên đến gặp các thầy thuốc Đông y để được khám và hướng dẫn sử dụng đúng loại thảo dược cùng liều lượng phù hợp.
Chăm sóc hắc lào nặng tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cũng nên kết hợp với chăm sóc tại nhà. Việc chăm sóc đúng cách sẽ rút ngắn lại thời gian chữa bệnh. Dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh để vi khuẩn, nấm không có môi trường để sinh sôi. Người bệnh nên sử dụng nước ấm và các sản phẩm có tính dịu nhẹ vì da lúc này rất nhạy cảm. Các sản phẩm có chứa cồn hay acid sẽ làm da bị loét thêm.
- Không chỉ vệ sinh cá nhân, mà người bệnh nên vệ sinh môi trường sống của mình thông thoáng, sạch sẽ. Như vậy thì vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển.
- Để tránh bị cọ sát hay bí tắc mồ hôi, người bệnh nên mặc các trang phục rộng rãi, thoáng mát. Ưu tiên sử dụng quần áo chất liệu vải bông thấm mồ hôi tốt.
- Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thêm vào đó, hãy tăng cường bổ sung nước cho cơ thể. Nước sẽ giúp cơ thể thải độc, tuần hoàn máu tốt, tăng độ ẩm cho da. Nhờ đó mà các tế bào da được phục hồi và tái tạo nhanh.
- Bên cạnh đó người bệnh nên tránh các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên rán. Hay các loại thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản. Vì biến chứng của hắc lào có thể là để lại sẹo. Do đó, người bệnh nên tránh các loại đồ ăn dễ gây sẹo lồi hay thâm da như rau muống, đồ nếp, thịt bò…
- Khi bị hắc lào nặng người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay. Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc dân gian. Bởi vì các bài thuốc đó chỉ có tác dụng khi bệnh mới chớm, da chưa bị tổn thương nặng.
- Thời gian bị hắc lào nặng, người bệnh không nên tập thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi. Vì mồ hôi là một tác nhân khiến cho bệnh nặng thêm. Hãy cố gắng chịu đựng các cơn ngứa. Bởi vì việc gãi sẽ làm da bị trầy xước và vi khuẩn, nấm xâm nhập ra các vùng da xung quanh.
Bệnh hắc lào là bệnh dễ lây lan khi có tiếp xúc với da giữa người với người. Hoặc có thể lây lan qua các vật trung gian như quần áo, đồ dùng sinh hoạt chung… Do vậy, người bệnh cần phải tránh tiếp xúc hay sử dụng chung đồ đạc, để tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Bệnh cũng có thể lây qua đường tình dục, do đó, trong thời gian điều trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục.
Biện pháp ngăn ngừa hắc lào tái phát
Để ngăn ngừa hắc lào tái phát, người bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân và nơi ở sạch sẽ. Ở những nơi công cộng như nhà bể bơi, phòng tập thể dục cũng nên hạn chế sử dụng đồ nhiều người sử dụng. Việc này sẽ hạn chế được khả năng lây lan từ người khác sang mình.
Người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin và chất xơ và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm. Đối với các bệnh nhân bị hắc lào mãn tính thì nên cẩn thận với các loại thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể.
Khi có các triệu chứng bệnh thì nên điều trị sớm để tránh bị bệnh nặng hơn, gây ra các biến chứng không mong muốn.
Hy vọng với các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về trình trạng bị hắc lào nặng. Từ đó sẽ có các biến pháp điều trị và phòng bệnh phù hợp để bảo vệ bản thân và gia đình mình.
Khám phá ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!