Bé Bị Chàm Mãi Không Khỏi Do Đâu? Cách Khắc Phục

Bé bị chàm mãi không khỏi nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng VHEA tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh chàm sữa dưới đây.

Vì sao bé bị chàm mãi không khỏi?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, eczema,… là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện những vùng da mẩn đỏ và khô. Ở trẻ nhỏ, những vùng da thường xuất hiện chàm sữa đó là ở mặt, vùng da 2 bên má, sau đó có thể lan ra toàn thân.

Lúc đầu làn da chỉ xuất hiện những nốt hồng hơi đỏ, sau đó chúng dần biến thành những mụn nước đỏ hơn, có thể gây hơi nứt da.

Bé bị chàm mãi không khỏi gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và tâm lý
Bé bị chàm mãi không khỏi gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và tâm lý

Khi bị chàm, các bé sẽ có những biểu hiện cơ bản nhất đó là đỏ da, khô da, ngứa ngáy khó chịu. Một thời gian tiếp theo, những nốt đỏ dần khô lại, đóng vảy và gây hiện tượng bong tróc.

Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là do gen di truyền, bị dị ứng cơ địa, viêm da,…

Bệnh chàm sữa thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh hoặc dưới 1 tuổi. khi bé lớn hơn khoảng từ 2 – 4 tuổi thì chàm sẽ biến mất.

Tuy nhiên trong một số trường hợp mặc dù đã lớn hơn 4 tuổi nhưng bệnh vẫn chưa khỏi. Vậy vì sao bé bị chàm mãi không khỏi?

Chàm là bệnh lý rất dễ tái phát, bởi vậy việc chàm ở bé tự biến mất khi bé lớn hơn chỉ là tạm thời chứ không thể loại bỏ triệt để hoàn toàn.

Tuy nhiên với những bé bị chàm mãi không khỏi là do rất nhiều nguyên nhân tác động mà thành. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho bệnh chàm tái phát liên tục:

  • Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng, những bé nhỏ có cơ địa bị dị ứng sẵn thì rất dễ mắc bệnh chàm và chàm tái lại nhiều lần không khỏi.
  • Do trước đó bé bị chàm nhưng không sử dụng sản phẩm phù hợp với da của bé và khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bố mẹ của trẻ bị mắc những bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen, mề đay,… thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn.
Viêm da dị ứng có thể di truyền từ bố mẹ sang bé qua quá trình mang thai
Viêm da dị ứng có thể di truyền từ bố mẹ sang bé qua quá trình mang thai
  • Một số yếu tố tác động từ ngoài môi trường đến cơ thể của bé như thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí, bụi bẩn, các chất tẩy rửa, sữa tắm,… gây kích ứng da.
  • Bố mẹ vệ sinh da cho trẻ không được sạch sẽ và thường xuyên, bé thường phải tiếp xúc nhiều với môi trường bất lợi.
  • Bé mặc nhiều quần áo bó sát, chật chội, bị đóng bìm trong suốt thời gian dài và không được thay bỉm thường xuyên.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và cân bằng, bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều những nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao, đặc biệt là hải sản.
  • Sử dụng những loại quần áo cho bé mặc với chất liệu không tốt, không thấm hút mồ hôi, từ đó dẫn đến kích ứng da và khiến chàm kéo dài lâu.
  • Do thói quen tự ý dùng các loại lá cây, áp dụng mẹo dân gian điều trị nhưng không tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng.
  • Tự ý mua thuốc uống và bôi cho trẻ nhỏ dùng khi không có sự kê đơn và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa.

Qua những nguyên nhân kể trên, bố mẹ đã hiểu hơn lý do vì sao bé bị chàm mãi không khỏi. Vậy cần làm gì để cải thiện tình trạng này và giúp bé đẩy lùi được bệnh lý chàm sữa một cách sớm và nhanh chóng?

Cách chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ mẹ nên biết

Bệnh chàm sữa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ nhưng bệnh luôn khiến cho các bé bị ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.

Không những thế, bệnh chàm sữa còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé do những vết chàm đỏ trên mặt và tay chân. Để điều trị chàm sữa và giúp bé nhanh đẩy lùi bệnh tốt hơn, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé

Bé bị chàm sữa lâu không khỏi có thể đến từ nguồn sữa của mẹ không đảm bảo dinh dưỡng hoặc chứa những chất có thể gây dị ứng.

Do đó, mẹ nên cải thiện lại chế độ ăn để bé không bị rối loạn tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và giảm chàm sữa.

Bé bị chàm mãi không khỏi - cần thay đổi dinh dưỡng của mẹ
Bé bị chàm mãi không khỏi – cần thay đổi dinh dưỡng của mẹ

Các bà mẹ cần tránh xa những đồ ăn tanh đặc biệt là hải sản, trứng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và thức ăn đóng hộp chế biến sẵn. Nếu mẹ không thực hiện kiêng khem nghiêm túc thì sẽ rất gây ảnh hưởng đến bé.

Bé bị chàm mãi không khỏi – Cần vệ sinh đúng cách

Nếu nguyên nhân dẫn đến việc bé bị chàm mãi không khỏi là do thói quen vệ sinh kém hoặc không đúng cách cho con nhỏ từ phía cha mẹ thì cần được cải thiện ngay.

Mẹ cần tắm kỹ càng cho bé với nước ấm từ 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 7 – 10 phút là đủ.

Lưu ý khi tắm cho bé nên tắm nơi kín gió, chọn những sản phẩm sữa tắm và dầu gội thật dịu nhẹ để không gây kích ứng da. Đối với vùng bị chàm, mẹ không nên bôi sữa tắm vào đó mà chỉ cần tắm với nước sạch là được.

Giữ da của bé luôn khô thoáng

Để bé sớm cải thiện được bệnh chàm và giúp chàm sữa nhanh biến mất, mẹ cần giữ da của bé luôn trong trạng thái sạch sẽ, khô thoáng.

Đặc biệt nên để trẻ tránh xa những nơi ô nhiễm, khói bụi. Tránh để bé bị mồ hôi ẩm ướt bởi chúng sẽ làm vùng da bị chàm trở nên lâu khỏi hơn.

Luôn giữ da bé khô thoáng, không nên đóng bỉm quá lâu
Luôn giữ da bé khô thoáng, không nên đóng bỉm quá lâu

Để tránh việc bé gãi nhiều vào vùng da bị tổn thương khiến bệnh trở nặng hơn, bố mẹ cũng nên vệ sinh tay cho bé sạch sẽ, cắt móng tay cho bé đều đặn để hạn chế điều này.

Bé bị chàm mãi không khỏi? Cần giữ môi trường sạch sẽ

Một trong số những nguyên nhân khiến bé bị chàm lâu ngày đó là đến từ môi trường sống của trẻ nhỏ.

Khi bé bị chàm, bố mẹ cần đảm bảo về môi trường sống luôn phải sạch sẽ, thoáng đãng cho bé, nhiệt độ phải phù hợp và không nên sử dụng điều hòa nhiều.

Tránh để bé ngủ ở trong không gian quá chật hẹp, không khí ẩm mốc, có nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, có lông động vật,…

Áp dụng mẹo dân gian điều trị

Song song với việc đảm bảo môi trường sống cũng như duy trì các thói quen tốt cho bé, bố mẹ cũng nên áp dụng một số mẹo chữa dân gian đơn giản để điều trị trong trường hợp không muốn cho trẻ tiếp xúc với thuốc Tây y quá sớm.

Một số loài cây, thảo dược tốt được sử dụng để chữa bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ như sau:

  • Hoa nhài: Hoa nhài theo Đông y giống như một loại thuốc an thần, có khả năng dưỡng tâm, chống trầm cảm và đồng thời trị được chứng chàm sữa. Mẹ chỉ cần sử dụng bông hoa nhài cho vào tủ lạnh một lát rồi lấy để chà nhẹ lên vùng chàm của bé. Tinh dầu có trong hoa nhài sẽ dần được tiết ra, thấm vào da và làm sạch được mẩn ngứa.
Dùng hoa nhài chữa bệnh chàm sữa
Dùng hoa nhài chữa bệnh chàm sữa
  • Lá trầu không: Lá trầu không cũng hỗ trợ rất tốt trong điều trị nhiều bệnh lý của cơ thể, trong đó có bệnh viêm da dị ứng, bệnh ngoài da, chàm. Trong lá trầu không có nhiều hoạt chất giúp giảm viêm, kháng khuẩn tự nhiên và tiêu diệt vi trùng tốt.
  • Lá cây sim: Dùng lá sim để chữa bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ là một bài thuốc được áp dụng rất phổ biến từ xưa cho đến nay. Những hoạt chất như betulin, triterpen,… có vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ điều trị rất tốt tình trạng chàm sữa lâu không khỏi ở trẻ nhỏ.
  • Nghệ vàng tươi: Khi nhắc đến những bài thuốc dân gian trị chàm sữa ở trẻ nhỏ, người ta không thể không nhắc đến việc dùng củ nghệ vàng. Do trong nghệ có chứa Curcumin có tính diệt khuẩn vô cùng cao, chống viêm, ức chế enzym gây viêm…. từ đó, nghệ được coi là một thảo dược rất tốt để mẹ có thể dùng trị chàm cho bé.
Nghệ vàng chữa bệnh chàm ở trẻ rất tốt
Nghệ vàng chữa bệnh chàm ở trẻ rất tốt

Ngoài ra, mẹ cũng có thể nghiên cứu kết hợp các vị thảo dược tự nhiên trong cùng một bài thuốc như lá cúc tần, trà xanh, cành dâu tằm, lá khế, bèo cái, tinh dầu dừa,… đun thành nước.

Mỗi ngày một lần sắc để rửa vùng da bị chàm cho bé sẽ thấy rất hiệu nghiệm.

Như vậy, thông qua bài viết trên bố mẹ đã hiểu được phần nào về thắc mắc tại sao bé bị chàm mãi không khỏi cũng như một số cách khắc phục bệnh chàm sữa ở bé.

Cần lưu ý rằng tất cả những sự thay đổi hay bài thuốc áp dụng cho các bé đều cần có sự tư vấn và định hướng từ bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khám phá ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

Bị chàm sữa hành hạ suốt mấy năm, mẹ bỉm sữa Trịnh Tâm đã tìm ra bí quyết để thoát khỏi tình trạng này an toàn, không ảnh hưởng chất lượng sữa cho con bú.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *