Chàm Sữa (Lác Sữa) Ở Trẻ, Trẻ Sơ Sinh: Chăm sóc, Chữa Trị Thế Nào?

Chàm sữa hay lác sữa ở trẻ sơ sinh thường tồn tại trong suốt thời thơ ấu, trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Chàm sữa ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm sữa hay lác sữa là một thuật ngữ dùng để chỉ các mảng đỏ, sần sùi trên da bé, thường xuất hiện trong vài tháng đầu kể từ khi chào đời.

Chàm sữa là một tình trạng mãn tính, có thể tái phát và khó điều trị dứt điểm
Chàm sữa là một tình trạng mãn tính, có thể tái phát và khó điều trị dứt điểm

Trẻ có thể mắc chàm sữa kể từ 2 tháng tuổi, thậm chí kéo dài tới 2 – 5 tháng tuổi. Theo thống kê của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), có ít nhất 10% trẻ em ở quốc gia này bị chàm sữa. 85% trong số này phát triển trước 5 tuổi, và hơn một nửa trường hợp xuất hiện trong những tháng đầu tiên trong đời.

Rất may, đây là tình trạng da liễu không gây nguy hiểm. Tuy vậy, nó có thể gây khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn… Về lâu về dài, sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chàm sữa có lây không? Có để lại sẹo không?

Cha mẹ nên yên tâm rằng chàm sữa không lây. Khi trẻ đạt một độ tuổi nhất định, chàm sữa có thể tự hết, thường là trước khi trẻ bắt đầu đi học.

Tuy không phổ biến, nhưng có một số trẻ sẽ bị chàm sữa khi đến tuổi trưởng thành. Trẻ có thể vẫn bị chàm nhưng không thể hiện triệu chứng hoặc có xu hướng sở hữu làn da khô.

Chàm sữa có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, điều trị có đúng cách hay không.

Nhiều trẻ có phản xạ đưa tay gãi vùng da bị chàm sữa, điều này có thể khiến da trầy xước, mụn nước bị vỡ và hình thành sẹo nhỏ, mờ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, trẻ bị chàm sữa không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa

Thực tế, khoa học hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây lác sữa ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân bị chàm sữa

Các nhà khoa học giả thuyết rằng chàm sữa xuất phát từ rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da và khả năng giữ ẩm của da.

Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng chàm sữa rất có thể là do sự kết hợp của môi trường cùng với các yếu tố di truyền.

Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng phát triển lác sữa nếu các thành viên trong gia đình có tiền sử bị chàm, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn cũng có nhiều khả năng bị lác sữa. Các chất gây dị ứng, vi khuẩn và thậm chí là biến thể hoặc đột biến gene cũng được cho là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ.

Có tới 20 – 30% người bị chàm có một biến thể di truyền gây tổn thương lớp ngoài cùng của da. Điều này làm cho làn da khó giữ ẩm hơn và không có sức kháng cự với các chất lạ.

Đây chỉ là một trong nhiều gene có khả năng liên quan đến chàm sữa.

Yếu tố nguy cơ

Trong khi lác sữa là kết quả của rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, có khuynh hướng di truyền, các nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 2/2018 trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng, trẻ em có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn nếu có mẹ phải trải qua tình huống căng thẳng cao trong khi mang thai.

Chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh
Chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh

Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2018 trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh đã phân tích các đặc điểm xã hội học của khoảng 675.000 trẻ em.

Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có nguy cơ bị chàm sữa cao nếu là:

  • Nam giới
  • Người Trung Quốc
  • Người Bangladesh
  • Những người Caribbean da màu
  • Có tình trạng kinh tế xã hội cao

Một nghiên cứu khác, được công bố vào tháng 5/2018 trên Tạp chí The European Academy of Dermatology and Venereology, đã xem xét môi trường ngoài trời – cụ thể là chất gây ô nhiễm không khí và điều kiện khí tượng – ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc lác sữa ở bé trai và bé gái.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hàm lượng carbon monoxide, ammonia, formaldehyde, chì, vật chất dạng hạt và nồng độ ozone cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã có những phát hiện mâu thuẫn. Ví dụ, một nghiên cứu về trẻ em Mỹ được công bố vào tháng 8/2016 trên Tạp chí Pediatric Allergy and Immunology cho thấy khí hậu nóng và nắng kết hợp với vật chất dạng hạt và nồng độ ozone cao lại có thể bảo vệ cơ thể chống lại chàm sữa.

Một nghiên cứu nhỏ ở Úc, được công bố vào tháng 3/2019 trên Tạp chí Allergy and Clinical Immunology, cho hay phơi nắng có thể giảm nguy cơ mắc chàm sữa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều này hiện vẫn đang vướng phải nhiều tranh cãi về độ an toàn.

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ

Các triệu chứng của chàm sữa thường bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu, như mề đay/mày đay, vảy phấn trắng, chốc…

Bởi vậy, cha mẹ cần nhận biết chàm sữa thông qua các triệu chứng điển hình như:

  • Ban đầu, da trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ (mảng hồng ban) kèm với mụn nước nhỏ. Chạm vào có cảm giác thô ráp, không mịn màng.
  • Ở trên mặt, chàm xuất hiện ở 2 bên má, đối xứng nhau, rồi dần dần lan ra các vị trí khác trên cơ thể. Tuy vậy, chàm thường ít khi ảnh hưởng tới vùng mặc bỉm và nách.
  • Chàm sữa gây ngứa ngáy nên bé có thể hay đưa tay lên đầu hoặc dụi mặt vào gối. Điều này có thể khiến mụn nước bị vỡ hoặc chảy máu, dần dần tạo thành lớp da dày cứng.
  • Sau 1 tuần xuất hiện các mảng hồn ban đầu tiên, da non sẽ bắt đầu tái tạo gây cảm giác ngứa ngáy hơn. Ở những trẻ biết nói, cảm giác này khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ.

Theo nhiều chuyên gia da liễu, chàm sữa ở trẻ có thể được chia thành 3 loại:

  • Chàm sữa cấp tính: Nổi mụn nước hoặc bóng nước, xuất hiện ban hồng trên một vùng da. Sau một vài ngày, chúng chuyển sang trạng thái rỉ dịch, đóng vảy, phát sinh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Chàm sữa mãn tính: Da kết thành mảng dày khô, ráp, có thể tróc vảy, xuất hiện các rãnh ngang dọc. Da trẻ có thể bị đổi sắc tố khi viêm, gây cảm giác vô cùng ngứa rát. Vùng da này có thể rỉ máu, nếu không điều trị đúng cách có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng máu.
  • Chàm sữa bán cấp: Giai đoạn chuyển tiếp giữa chàm sữa cấp tính và mãn tính.

Ở trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi), chàm sữa thường ảnh hưởng tới má, da đầu, thân và tứ chi. Chàm sữa có thể bị nhiễm trùng, khiến vùng da bị ảnh hưởng trở nên vàng vọt hoặc có mủ nhỏ.

Hình ảnh chàm sữa
Hình ảnh chàm sữa

Trẻ lớn hơn thường bị chàm bùng phát ở tay và chân, ngoài ra chàm còn có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay. Chàm sữa cũng có thể bùng phát xung quanh miệng và mí mắt.

Chàm sữa rất ngứa và khó chịu. Sự khó chịu này có thể cản trở chất lượng cuộc sống, làm gián đoạn giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.

Chàm sữa thường không phải là một tình trạng da liễu dai dẳng. Nó có thể đột ngột bùng phát và tự khỏi trong một thời gian nhất định.

Các yếu tố môi trường khác nhau có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng như thể cơ thể đã gặp phải một chất có hại. Những tác nhân này có thể bao gồm nhiều loại chất gây dị ứng và chất kích thích, như:

  • Lông, da hoặc chất thải của động vật
  • Phấn hoa, nấm mốc và mạt bụi
  • Thực phẩm gây dị ứng (như lạc/đậu phộng, đậu nành/đậu tương và trứng)
  • Quần áo làm bằng len hoặc sợi tổng hợp
  • Khói thuốc lá
  • Các sản phẩm có hương thơm tổng hợp, như bột giặt, nước hoa và nước xịt phòng, đặc biệt là các sản phẩm có chứa cồn
  • Nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm không khí quá thấp
  • Thời tiết mùa Đông quá khô
  • Nhiễm trùng da
  • Đổ mồ hôi
  • Căng thẳng

Ngoài ra, nước dãi có thể gây kích ứng vùng da ở má, cằm và cổ của trẻ.

Chàm sữa ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Không có cách điều trị triệt để chàm sữa ở trẻ. Nhưng may mắn là tình trạng này thường trở nên ít nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Điều trị chàm sữa ở trẻ tốt nhất nên tập trung vào kiểm soát da khô để ngăn ngừa bùng phát chàm, giảm viêm da.

Theo các chuyên gia da liễu, việc điều trị chàm sữa cho trẻ có thể bao gồm các mục tiêu chính như sau:

Chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà

Đây là điều quan trọng nhất trong điều tri chàm sữa. Vì việc làm này có thể giúp sửa chữa, duy trì hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, cũng như có khả năng ngăn ngừa bùng phát chàm sữa trong tương lai.

Không nên kiêng tắm khi trẻ bị lác sữa
Không nên kiêng tắm khi trẻ bị lác sữa

Để trị chàm sữa cho con, cha mẹ nên:

  • Tránh cho trẻ tắm nước nóng quá lâu hoặc chà xát da trẻ quá nhiều. Nên tắm cho trẻ bằng nước mát hoặc nước ấm (nước có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 1 – 2 độ C).
  • Giữ ẩm cho làn da của bé thường xuyên với các loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da.
  • Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, mềm mại, tốt nhất là bằng chất liệu cotton hoặc lụa.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có hương thơm tổng hợp.
  • Cắt ngắn và mài nhẵn móng tay của trẻ. Điều này để tránh trẻ cào xước da. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể cho trẻ đeo bao tay khi bạn không tiện để mắt tới trẻ.
  • Loại bỏ các chất gây kích ứng và các chất gây dị ứng đã biết.
  • Giữ cho bé luôn mát mẻ, hạn chế ra quá nhiều mồ hôi.
  • Cha mẹ có thể thực hiện chườm mát cho bé.

Chàm sữa bôi thuốc gì? Uống thuốc nào?

Các triệu chứng chàm sữa ở trẻ thường thuyên giảm khi được sử dụng các sản phẩm không kê đơn, như kem hoặc thuốc mỡ.

Những sản phẩm này chủ yếu giúp giữ ẩm, giảm ngứa và viêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể cần phải dùng thuốc theo toa.

Kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ

Các sản phẩm dưỡng ẩm chứa ceramide (như Ceradan, Bioskin) có thể giúp dưỡng ẩm tốt cho da của trẻ. Nên chọn sản phẩm không mùi và sử dụng ngay sau khi tắm.

Trẻ có thể không thích thuốc mỡ bôi da, bởi chúng gây nên cảm giác nhờn dính. Nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc mỡ có hiệu quả hơn các loại kem dưỡng ẩm trong điều trị chàm sữa. Điều này là do thuốc mỡ giúp da khóa ẩm tốt hơn.

Cha mẹ nên chọn thuốc mỡ có công thức tự nhiên, không chứa chất bảo quản, hương thơm nhân tạo hay các chất có tiềm năng gây kích ứng da.

Nhìn chung, các loại kem bôi hay thuốc mỡ bán theo toa không hẳn có có hiệu quả cao hơn các sản phẩm không kê đơn trong điều trị chàm sữa.

Vì thế, phần lớn các chuyên gia da liễu khuyến nghị nên chọn các loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm phù hợp với túi tiền, không nhất thiết phải mua sản phẩm kê đơn hoặc có giá thành quá đắt đỏ.

Thuốc bôi da hoặc kem dưỡng phát huy công dụng tốt trong điều trị
Thuốc bôi da hoặc kem dưỡng phát huy công dụng tốt trong điều trị

Một số sản phẩm nổi bật có lợi cho điều trị lác sữa ở trẻ có thể kể tới như:

  • Bepanthen Eczema Sensiderm Cream (hãng F. Hoffmann-La Roche AG)
  • Sudocrem Healing Cream (hãng Sudocrem)
  • Vaseline Baby Healing Jelly (hãng Vaseline)
  • AVEENO® Baby Eczema Therapy Moisturizing Cream (hãng Aveeno)
  • Neosporin Eczema Essentials (hãng Neosporin)
  • Eucerin Eczema Relief (hãng Eucerin)
  • Mother of All Creams dành cho chàm (hãng Puriya)
  • Eczema & Psoriasis Cream (hãng Wild Naturals)

Thuốc kháng histamine đường uống

Ngứa là một trong những rắc rối lớn nhất do chàm sữa gây ra. Cha mẹ không thể theo dõi con 24/24 để kịp ngăn trẻ cào xước vùng da chàm sữa. Gãi hay cào có thể làm tổn thương da, cho phép vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, chất liệu cotton để giảm thiểu ma sát giữa quần áo và da.

Xin lưu ý rằng việc thoa kem kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine hydrochloride (Benadryl), trực tiếp lên da có thể làm cho chàm sữa nặng hơn.

Cho bé bị chàm sữa uống thuốc kháng histamine có thể giảm cảm giác ngứa. Các loại thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ, như Loratadine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec), không giúp giảm ngứa.

Loại có tác dụng với chàm sữa là Diphenhydramine (Benadryl) và các thuốc kháng histamine thế hệ cũ. Nhưng chúng thường sẽ khiến trẻ buồn ngủ.

Điều này có thể có lợi, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi mà không được bác sĩ chỉ định.

Nên cho trẻ đi khám ngay nếu vùng da chàm sữa xuất hiện các lớp vảy màu vàng hay nâu nhạt, hoặc có mụn nước chứa mủ. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vi khuẩn cần điều trị bằng kháng sinh.

Chữa chàm sữa bằng phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian dưới đây cũng có thể giúp điều trị chàm sữa nhẹ ở trẻ nhỏ:

Chàm sữa tắm lá gì?

Tắm nước lá cho trẻ có thể giảm chàm sữa và nhiều bệnh da liễu khác. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn, ít tác dụng phụ và dễ áp dụng.

Có rất nhiều loại lá tắm trị bệnh hiệu quả, lành tính
Có rất nhiều loại lá tắm trị bệnh hiệu quả, lành tính

Một số loại lá tắm có lợi cho bé bao gồm:

  • Lá trà xanh

Lá trà xanh chứa sterol và catechin giúp chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm.

Lá trà cũng chứa tanin làm se da, theanine giúp dưỡng ẩm và các chất chống oxy hóa ngăn ngừa các thiệt hại cho tế bào.

Cha mẹ chỉ cần rửa sạch lá trà xanh rồi vò nát, cho vào nồi nước và đun sôi. Để nước trà nguội bớt hoặc pha với nước lạnh để tắm cho bé. Phần bã trà có thể đắp lên da bé để giảm ngứa.

  • Lá trầu không

Loại lá này có hàm lượng polyphenol lớn, giúp ức chế hoạt động của các mầm bệnh, như E. coli, tụ cầu khuẩn… ngăn ngừa chàm bội nhiễm.

Ngoài ra, các dưỡng chất khác trong lá trầu không còn giúp tái tạo và làm lành các tổn thương trên bề mặt da.

Để sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa, cha mẹ có thể vò nát vài lá trầu sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Lấy nước lá trần để pha nước tắm.

Cha mẹ cũng có thể vò nát vài lá trầu sạch để lá tiết da tinh dầu. Sau đó chà lá trầu lên vùng da chàm sữa trong khoảng 15 phút. Nên rửa sạch ra sau khi áp dụng. Có thể thực hiện 2 lần/tuần.

  • Lá khế chua

Lá khế chua có tính mát, thải độc, thanh nhiệt, nên có thể giảm ngứa và dị ứng.

Hãy rửa sạch một nắm lá khế tươi với nước muối loãng rồi cho vào nồi nước để đun sôi. Dùng nước lá khế chua để pha nước tắm cho bé.

  • Lá kinh giới

Kinh giới có chứa tinh dầu và nhiều chất kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn và làm sạch ra tốt.

Cha mẹ chỉ cần rửa sạch một nắm lá kinh giới rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước. Lấy nước cốt này pha với nước sôi, chờ nguội rồi tắm cho bé. Nên tráng người cho bé bằng nước sạch sau khi tắm bằng nước lá kinh giới.

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể làm nước tắm trị chàm sữa: Khổ qua (mướp đắng), lá tía tô, lá đơn đỏ, lá ổi…

Chàm sữa bôi gì khỏi?

Dầu dừa tự nhiên được nhiều bà mẹ coi là “bảo bối” trong việc giảm các triệu chứng chàm sữa ở trẻ nhỏ. Tác dụng này đến từ:

  • Tính chống oxy hóa và kháng khuẩn rất mạnh mẽ.
  • Cung cấp axit lauric, kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt da.
  • Chứa vitamin E giúp dưỡng ẩm, làm mềm da.
  • Cung cấp các dưỡng chất thực vật đẩy nhanh tốc độ làm lành các tổn thương trên da.
  • Giúp giảm ngứa, sưng đỏ trên da.

Cách sử dụng dầu dừa trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Cách 1: Sau khi tắm, hãy lau khô rồi dùng dầu dừa để massage lên da trẻ. Sau 15 phút, dùng giấy thấm dầu để lấy bớt dầu thừa trên da rồi mặc quần áo cho trẻ.
  • Cách 2: Trộn dầu dừa với bột yến mạch để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị chàm sữa. Tắm lại cho trẻ sau 15 phút. Áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần.

Bị chàm sữa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Nếu có thể, hãy cho bé bú sữa mẹ ít nhất tới 6 tháng tuổi. Điều này có thể giúp bé có một hệ thống miễn dịch tốt và góp phần ngăn ngừa chàm sữa.

Mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa là câu hỏi thường gặp
Mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa là câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ bú sữa mẹ, người mẹ cần chú ý nhiều hơn trong ăn uống để hỗ trợ điều trị chàm sữa cho bé.

Nên ăn:

  • Thực phẩm chống viêm: Như các loại quả mọng, rau lá xanh đậm, cam quýt…
  • Cá béo: Cung cấp axit béo omega-3 giúp chống viêm. Nên nạp ít nhất 250mg omega-3 mỗi ngày, tốt nhất là từ thực phẩm, như cá hồi, cá trích, cá ngừ…
  • Thực phẩm chứa quercetin: Như táo, việt quất, anh đào, bông cải xanh… Quercetin là một chất chống oxy hóa và kháng histamine mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là nó giúp giảm viêm cũng như mức độ histamine trong cơ thể.
  • Thực phẩm chức probiotic: Như súp miso, dưa chua, nấm sữa kefir, tempeh, sữa chua…
  • Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải: Tập trung ăn các loại rau củ quả, cá và chất béo lành mạnh, như dầu olive. Bạn cũng có thể uống một chút rượu vang đỏ giàu quercetin.

Không nên ăn:

  • Thủy, hải sản: Đây là thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao, bao gồm động vật có vỏ như tôm hùm, cua, ghẹ, sò…
  • Chất béo chuyển hóa: Có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói… Chất béo chuyển hóa có thể tăng viêm, khiến các triệu chứng chàm sữa trở nên nặng hơn.
  • Đường: Có nhiều trong bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, soda… Đường cũng có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Sữa bò: Một số trẻ bị dị ứng sữa bò hoặc bất dung nạp lactose trong sữa bò. Nếu thấy trẻ có những triệu chứng bất thường sau khi bú, mẹ hãy cân nhắc có nên uống sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú hay không.

Đối với trẻ đã ăn dặm hoặc ăn thô, cha mẹ cũng có thể áp dụng cho con chế độ ăn uống như trên.

Vì là tình trạng sức khỏe mãn tính không rõ nguyên nhân, nên không có cách phòng ngừa chàm sữa chung cho tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, cha mẹ nên vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn uống hoặc bú sữa.

Trang bị những kiến thức cần thiết về chàm sữa giúp cha mẹ không bị lúng túng và có cách xử lý đúng cách khi trẻ gặp vấn đề da liễu phổ biến này.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *