Bệnh Chàm Bìu Và Cách Chữa Nam Giới Cần Biết
Nội dung bài viết
Chàm bìu là bệnh lý viêm da thường gặp ở nam giới với những triệu chứng đặc trưng riêng, khác với những trường hợp bệnh chàm phát triển ở vùng da khác. Lúc này, vùng da ở khu vực bìu sẽ trở nên dày hơn, chuyển sang màu đỏ, bong tróc vảy và gây ngứa ngáy rất nhiều. Các triệu chứng này khiến nam giới cảm thấy rất khó chịu, tác động tiêu cực đến tâm lý, làm suy giảm chất lượng đời sống và công việc hàng ngày.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm bìu và cách chữa hiệu quả.
Bệnh chàm bìu là gì? Phân loại chàm bìu
Chàm là một dạng bệnh lý ngoài da thường gặp với các triệu chứng điển hình là khô ráp, bong tróc vảy và ngứa ngáy rất khó chịu. Bìu là cơ quan có cấu trúc khá đặc biệt, vùng da nơi đây khá mỏng, chứa nhiều mạch máu nên khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng dễ hình thành nên các phản ứng viêm gây sưng đỏ và phù nề. Bên cạnh đó, vùng da ở bìu khá ẩm ướt, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh về da liễu phát triển như chàm, viêm da tiếp xúc,…
Chàm bìu là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Đây là tình trạng bệnh chàm khởi phát ngay tại bìu – bộ phận sinh dục của nam giới, với các triệu chứng đặc trưng riêng. Dựa vào các triệu chứng và mức độ tổn thương trên da do chàm bìu gây ra mà y học hiện đại , bệnh được chia căn bệnh này thành 4 type khác nhau:
- Type 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của căn bệnh chàm bìu. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và bỏng rát tại khu vực bìu, tuy nhiên các tổn thương do bệnh gây ra còn chưa rõ nét, người bệnh phải căng da ra mới nhìn rõ được. Nếu bệnh chàm bìu phát triển ở mức độ nhẹ thì chỉ sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần các tổn thương trên da sẽ dần phục hồi và khỏi hoàn toàn.
- Type 2: Đây là mức độ nặng của bệnh chàm khô, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra kéo dài mãn tính, rất khó để điều trị dứt điểm. Lúc này, vùng da bìu bị chàm sẽ bị suy giảm sắc tố mất đi màu đỏ sáng ban đầu, kèm theo triệu chứng ngứa rát, bong tróc vảy. Vùng da bị tổn thương có thể lan rộng tới vùng đùi và dương vật.
- Type 3: Ở trường hợp này bệnh chàm sẽ phát triển dưới dạng thể ướt và đã bước sang giai đoạn mãn tính. Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy, vùng da tại đây khá ẩm, có các mảng da màu trắng, nứt nẻ gây chảy nước và giãn mạch. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều ở khu vực bìu.
- Type 4: Chàm bìu phát triển ở type 4 khá nguy hiểm, đây là thể bệnh có xuất hiện vết loét và gây phù nề. Lúc này, ngay tại vùng da bị tổn thương sẽ gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu, đồng thời vùng da bìu sẽ bị sưng nề gây chảy mủ và chảy dịch. Nếu người bệnh không có các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến hoại tử rất nguy hiểm.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm bìu khởi phát. Chuyên gia cho biết, giao mùa Thu – Đông là thời điểm chàm bìu bùng phát mạnh mẽ nhất trong năm. Bệnh khiến các đấng mày râu cảm thấy ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh chàm gây tổn thương đến khu vực khá nhạy cảm nên các đấng mày râu sẽ cảm thấy khá ngượng ngùng, gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm bìu
Chuyên gia cho biết, chàm bìu ở nam giới hiện là bệnh lý rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân.
- Dị ứng: Vùng da ở bìu bị kích ứng với các chất hóa học có trong thuốc nhuộm quần áo, xà phòng, bột giặt, bao cao su,… cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bìu.
- Do bệnh lý: Chàm bìu cũng có thể xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc một số bệnh lý như tiểu đường, hen suyễn, sốt cỏ khô, vảy nến,…
- Nhiễm trùng: Vùng da khu vực bìu bị nhiễm trùng hoặc các loại nấm men gây hại như ghẻ da, cháy rận, nhiễm HIV, giang mai, nhiễm trùng da,…
- Thiếu dưỡng chất: Chế độ ăn uống không khoa học, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bìu, đặc biệt là yếu tố vi lượng kẽm và riboflavin.
- Di truyền: Nếu sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý viêm da cơ địa hoặc chàm sẽ khiến bạn có nguy cơ bị chàm bìu cao hơn so với những người khác.
- Môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường có nguồn nước bị ô nhiễm, tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với các loại dầu khoáng,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm bìu khá phổ biến.
- Nguyên nhân khác: Chàm bìu cũng có thể xảy ra ở những người thường xuyên bị căng thẳng stress, bị kích ứng với các loại thuốc tác dụng tại chỗ không kê đơn như neomycin hoặc gentamicin, ý thức vệ sinh vùng kín kém, hoạt động tình dục không an toàn,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bìu ở nam giới
Hiện nay, y học chưa nhìn nhận chàm bìu như một căn bệnh riêng biệt do các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác xảy ra ở bộ phận sinh dục nam giới như giang mai, lậu. Tùy thuộc vào nguyên nhân và thể bệnh mà bạn mắc phải mà bệnh chàm bìu sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Nhưng đa số các trường hợp đều gặp phải tình trạng viêm ở vùng da bìu với các dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện mụn nước gây ngứa ngáy, lở loét và bong tróc. Bên cạnh các triệu chứng được kể đến ở trên thì người bệnh cũng có thể gặp phải:
- Các vết chàm xuất hiện sẽ khiến vùng da ở đây bị kích thích, giảm sắc tố da dẫn đến thay đổi màu sắc da. Lúc này vùng da bị chàm sẽ có màu đỏ nhạt, đỏ sậm hoặc xám đỏ.
- Các cơn ngứa ngáy diễn ra kéo dài rất khó chịu, càng gãi thì cơn ngứa trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Vào những ngày thời tiết nắng nóng gây đổ mồ hôi nhiều thì cơn ngứa cũng trở nên dữ dội hơn.
- Vùng da bìu bị chàm sẽ có triệu chứng sưng viêm, nổi mẩn đỏ và xuất hiện các mụn nước xung quanh nốt chàm. Theo thời gian các nốt mụn nước này sẽ vỡ ra gây khô ráp, bong tróc, đôi khi là chảy dịch lở loét.
- Ban đầu, tổn thương sẽ xuất hiện ở vùng da bìu, khi tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn thì sẽ lây lan sang các vùng da xung quanh khác như hậu môn, dương vật, mông,… Lông ở bộ phận sinh dục cũng bị ảnh hưởng do chàm bìu, chúng bị gãy và rụng nhiều, lỗ chân lông dân to ra.
Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh tuyệt đối không được dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa. Điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn và quá trình tự khỏi sẽ diễn ra chậm hơn. Nếu thấy cơ thể có xuất hiện những triệu chứng sau đây thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách:
- Vùng da bị tổn thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng, cơ thể sốt cao.
- Triệu chứng của bệnh xuất hiện lan rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người bệnh.
- Bệnh tái phát nhiều lần với khoảng cách giữa những lần bùng phát ngày càng ngắn.
Bệnh chàm bìu ở nam giới có nguy hiểm không?
Bệnh chàm bìu được chia thành nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào từng thể bệnh mà biến chứng bệnh này gây ra cũng sẽ không giống nhau. Hầu hết những trường hợp chàm bìu mới phát triển đều chỉ gây khó chịu cho người bệnh, làm suy giảm chất lượng đời sống hàng ngày và tự động biến mất nếu được chăm sóc đúng cách. Ở những trường hợp chàm bìu phát triển do nhiễm nấm nhiễm khuẩn nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây chàm hóa tại chỗ, bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần và gây khó khăn cho việc điều trị.
Một số nam giới bị chàm bìu nhưng chủ quan trong việc điều trị, không có các biện pháp chăm sóc đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra một số biến chứng ở cơ quan sinh dục như:
- Viêm tinh hoàn: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở nam giới bị bệnh chàm bìu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do da bìu rất mỏng nên dễ bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong tinh hoàn gây viêm nhiễm. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến chất lượng tinh trùng ở nam giới suy giảm, một số trường hợp có thể bị mất tinh trùng.
- Thoát vị bẹn: Nếu người bệnh không tiến hành điều trị bệnh chàm bìu cũng có thể gây ra thoát vị bẹn. Đây là bệnh lý gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong hoạt động và lao động nặng.
- Ung thư tinh hoàn: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh chàm bìu, tuy nhiên trường hợp này khá ít gặp. Vì vậy, người bệnh vẫn nên hết sức chú ý tránh để vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ quan này.
Cách chữa chàm bìu nam giới cần biết
Khi nghi ngờ bản thân bị chàm bìu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, đồng thời kết hợp với kiểm tra da để tìm ra dị nguyên. Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm y khoa cần thiết khác để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý như nấm nông, lichen đơn mãn tính ở bìu, bệnh paget ngoài vú,… Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa chàm bìu bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị bệnh chàm bìu được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y thường được chỉ định để điều trị bệnh chàm bìu ở nam giới bạn có thể tham khảo:
- Thuốc chống viêm Steroid: Có tác dụng giảm sưng viêm tại chỗ, thường được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da hoặc thông qua đường uống. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc để chữa bệnh trong thời gian ngắn vì có thể gây bào mòn da, mỏng da.
- Thuốc corticosteroid: Đây là thuốc chống viêm mạnh, được chỉ định điều trị cho những trường hợp chàm bìu phát triển ở mức độ nặng, không đáp ứng điều trị bằng thuốc Steroid. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ là tăng huyết áp, xuất huyết dưới da,…
- Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ức chế và làm giảm hoạt động của histamin lên cơ thể, từ đó giúp đẩy lùi phản ứng viêm và ngứa rát trên da. Một số tác dụng phụ thường gặp của loại thuốc này là buồn ngủ, buồn nôn,…
- Thuốc tiêm: Thường được sử dụng là dupixent với liều lượng 2 mũi/tuần. Thuốc được chỉ định điều trị cho những trường hợp chàm bìu mức độ nặng, cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định điều trị cho những trường hợp chàm bìu do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm men hoặc có nguy cơ nhiễm trùng.
- Kem dưỡng ẩm: Giúp cấp ẩm và làm mềm da, từ đó đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát do bệnh gây ra. Tốt nhất bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên không chứa màu và hương vị để tránh gây kích ứng đến làn da.
- Các loại thuốc khác: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng một số loại thuốc điều trị khác như thuốc chống trầm cảm ba vòng, bổ sung thêm kẽm hoặc riboflavin,…
Các loại thuốc này sẽ có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu trên da như ngứa ngáy, đau rát, nổi mụn nước,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy trong suốt quá trình điều trị bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Điều trị chàm bìu bằng liệu pháp ánh sáng
Ở những trường hợp chàm bìu phát triển nặng thì bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể xem xét và tiến hành điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp chữa bệnh này được tiến hành bằng cách chiếu tia cực tím lên vùng da bị ảnh hưởng để chấm dứt ngứa ngáy và các tổn thương. Tuy nhiên, điều trị chàm bìu bằng quang trị liệu khá tốn kém chi phí và có thể để lại một số hậu quả không mong muốn như gia tăng nguy cơ ung thư da, lão hóa da,… Vì vậy, người bệnh cần phải tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Chữa chàm bìu bằng thuốc Đông y
Chàm bìu khi đã phát triển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Việc dùng thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vậy sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có nguồn gốc dược liệu là các loại thảo dược trong tự nhiên nên rất an toàn đối với sức khỏe. Nếu người bệnh sử dụng các bài thuốc này trong thời gian dài còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ cải thiện bệnh từ bên trong giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài.
Nguyên liệu:
- 12 gram khổ sâm
- 12 gram mộc thông
- 12 gram hoàng cầm
- 12 gram sinh địa
- 12 gram trạch tả
- 12 gram xa tiền tử
- 8 gram long đởm thảo
- 8 gram sơn chi
Cách thực hiện:
- Các loại dược liệu trên đem đi tán nhuyễn thành bột, vo thành viên nhỏ bằng hạt đậu.
- Mỗi ngày lấy khoảng 20 gram uống chung với nước ấm.
- Kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh khỏi hoàn toàn.
Chữa chàm bìu bằng các mẹo dân gian
Ở những trường hợp chàm bìu phát triển ở mức độ nhẹ gây ngứa ngáy và khó chịu, người bệnh có thể tận dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh. Với nguồn nguyên liệu là các loại thảo dược tự nhiên dễ kiếm xung quanh nhà nên sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí điều trị. Dưới đây là một số mẹo dân gian giảm ngứa ở vùng bìu bạn có thể tham khảo:
– Dùng lá trà xanh
- Lấy một nắm lá trà xanh không bị sâu bệnh đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Sau 15 phút vớt lá trà xanh ra để ráo nước, cho vào cối giã nát vắt lấy nước cốt.
- Vệ sinh vùng da ở bìu thật sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch rồi thoa nước cốt lá trà xanh lên.
- Để yên như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng cách này từ 2 -3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
– Dùng lá ổi non
- Hái một nắm lá ổi non trong vườn, đem đi rửa và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút thì vớt ra để ráo.
- Cho toàn bộ lá ổi non vào cối giã nát, cho vào một ít nước sạch rồi lọc lấy nước.
- Dùng bông y tế thấm vào nước cốt lá ổi non thoa đều lên vùng da bìu bị chàm sau được vệ sinh sạch sẽ.
- Sau khoảng 15 phút thì vệ sinh lại với nước sạch, kiên trì thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả giảm ngứa.
– Dầu oliu
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bìu bị chàm bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng khăn bông sạch thấm khô nước.
- Lấy một lượng oliu vừa đủ thoa đều lên vùng da bìu bị chàm, giữ yên như vậy khoảng 1 tiếng thì rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt.
Chữa chàm bìu bằng thuốc Đông y
Chàm bìu khi đã phát triển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Bác sĩ Nhuần cho biết, việc dùng thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vậy sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có nguồn gốc dược liệu là các loại thảo dược trong tự nhiên nên rất an toàn đối với sức khỏe. Nếu người bệnh sử dụng các bài thuốc này trong thời gian dài còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ cải thiện bệnh từ bên trong giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài.
Các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh
Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra, cũng nên có các biện pháp chăm sóc da hợp lý tại nhà để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần như:
- Tuyệt đối không dùng tay cào gãi lên vùng da bìu dang bị tổn thương để giảm ngứa. Các này sẽ khiến vùng da này dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục. Nên cắt ngắn móng tay và giữ gìn vệ sinh móng tay thật sạch sẽ.
- Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh làm sạch vùng kín nam giới, sữa tắm, gel bôi trơn và bao cao su. Thành phần hóa chất bên trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng đến da và tạo điều kiện cho chàm bìu phát triển.
- Có các biện pháp dưỡng ẩm và làm mềm vùng da ở bìu, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sạch có chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây kích ứng đến làn da.
- Nên sử dụng đồ lót mềm và thoáng khí, làm bằng chất liệu cotton có độ thấm hút cao và kích cỡ phù hợp với bản thân. Sau khi giặt quần áo nên phơi dưới trời nắng to để loại bỏ toàn toàn các tác nhân gây hại bám bên trên.
- Hạn chế để vùng da bìu tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như hóa chất, nguồn nước ô nhiễm, nấm mốc, lông động vật,… Luôn giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định bằng cách dùng máy điều hòa hoặc máy tạo ẩm.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và thoáng khí, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Sử dụng các dung dịch vệ sinh làm sạch phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân để tránh gây kích ứng.
- Luôn giữ cho tình thần thoải mái và lạc quan trong suốt quá trình điều trị sẽ có tác động rất tích cực đến việc cải thiện triệu chứng của bệnh. Căng thẳng là một trong những yếu tố kích hoạt bệnh bùng phát và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Nên hạn chế các bài tập gây đỗ mồ hôi nhiều hoặc ma sát đến vùng bìu khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn như đạp xe, chạy bộ, gym,… Thay vào đó bạn hãy ưu tiên các bài tập như yoga hoặc bơi lội.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học cũng là một trong những tác nhân có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị chàm bìu. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống viêm như sữa chua, súp miso, bông cải xanh, cải xoăn… Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh như hải sản có vỏ, thịt gia cầm, trà đen, thịt hộp,…
Trên đây là các thông tin về bệnh chàm bìu mà chúng tôi tổng hợp được. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp chữa trị kịp thời, đúng cách. Chàm bìu là bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan trong điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Chàm bìu nguy hiểm hơn nhiều chàm thường. Ông nào bị thì chữa đi nhé mà chắc cũng chẳng chịu được lâu
Tôi dùng thuốc tây một thời gian xong đọc nhiều bài thấy thuốc hại da, ung thư da, nhiễm độc da, hoại tử các kiểu thấy hơi sợ nên nhờ hỏi được chỗ mua thuốc Đông y dùng. Tôi dùng bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y VN. Cho các ông nào cần ít thông tin xem thử
https://www.trungtamdalieudongy.com/hieu-qua-bai-thuoc-chua-cham-an-bi-thang.html
Tình hình là thằng e của e bị dính phụ khoa chỗ hiểm ,ngứa ngáy khó chịu mấy ngày hôm nay mà ko biết đi khám ở chỗ nào đc
Tả kỹ lại đi bác, chứ thế này thì chịu biết sao bệnh gì, mà chắc gì đã phụ khoa
Ôi đúng chàm bìu rồi bác, e vừa đọc với so mấy cái dấu hiệu ở trên
Đi khám cho cẩn thận đi bạn. Mà chàm bìu thì khó chịu lắm, nên dùng thuốc khắc phục đi
Thế là chàm bìu rồi. Phải bôi kèm thuốc trong đó có oxyd kẽm . Tuy nhiên theo em thì vẫn nên đi khám lấy mẫu xét nghiệm da để xem loại nấm gì. Bệnh của bác là do mặc đồ ẩm, ngồi nóng bí hạ bộ, tắm xong ko lau rửa kĩ càng hong hàng khô thoáng … nên bị. Bác cần đi khám sớm vì để càng lâu càng ngứa nặng và lớp sần dầy đỏ hơn lúc ý bôi thuốc mệt nghỉ.
Rửa bằng nước chanh loãng hàng ngày. Mình đi khám bác sĩ da liễu nhiều lần vì cơ thể mình là cơ địa dễ bị chàm lần nào bác sĩ cũng bảo nếu không muốn nhờn thuốc thì nên chăm chỉ rửa vết chàm bằng nước chanh loãng hàng ngày. Mình thấy rất hiệu quả, ngày xưa nhiều lúc ngứa khó chịu đến mức không làm việc gì ra hồn cơ.
Ôi nghe cũng hơi ghê đấy ạ
Tôi bị bệnh chàm đã khoảng 10 năm nay. Lúc mới bị rất ngứa (tôi bị ở bộ phậm sinh dục). Chẳng biết chữa bằng thuốc gì, nay bệnh không nặng bằng lúc mới bị nhưng thời tiết nắng nóng là rất khó chịu, luôn luôn ẩm ướt ở phần bìu sát với bẹn rất khó chịu. Có ai biết về bệnh và thuốc chữa xin chia sẻ cùng tôi với.
Tôi bị xong dùng thuốc Tây nhưng thấy không ổn, chuyển qua Đông y. Bác thử ra 123 Hoàng Ngân, Thanh Xuân, HN khám xem. Tôi dùng bài thuốc An Bì Thang
Thuốc gì đấy bác, dùng ổn ko ạ?
Thuốc Đông y đấy bác, e cũng dùng, thấy ok đấy mà ko phải sợ hỏng hàng họ như thuốc Tây
Lo quá các bác, chàm bìu có lây không?
Theo như mình biết thì không lây đâu, chỉ gây cản trở trong sinh hoạt và quan hệ thôi. Nói chung cũng thốn lắm
Các bố các mẹ ơi! coái biết gì về bệnh chàm không????? Các đây 3 năm tôi có bị bệnh CHÀM dó chính là nguyên nhân dẫn đấn hiện tượng ẩm ướt hiện nay của tôi, bây giờ thỉnh thoảng vẫn hay bị ngứa toàn bộ phần tinh hoàn, các bố các mẹ biết chỉ dùm đi
Bố cháu cảm ơn nhiều!
Mình chữa Đông y, bác nào cần tham khảo thì xem thêm ở đây, suy cho cùng thì nó cũng là bệnh chàm
https://www.trungtamdalieudongy.com/hieu-qua-bai-thuoc-chua-cham-an-bi-thang.html
Thấy có mấy đồng chí bảo dùng lá trầu không rửa hay bôi dầu dừa, không biết có nên theo ko nhỉ?
Chẳng biết đâu, nghe có vẻ không ăn thua mà cũng cầu kỳ
Mình bôi thuốc corticosteroid nhưng nghe bảo không được dùng nhiều, chỉ điều trị thời gian ngắn thôi. Bôi được vài hôm thấy lại bị cũng nản, đang kiếm lá lẩu gì ở bên thuốc nam về rửa xem sao
Này tìm hiểu kỹ rồi hẵng dùng chú ạ, bây giờ thuốc nam thuốc đông y cũng dùng dược liệu bẩn, ngâm tẩy để bảo quản nhiều lắm không đùa được đâu, khéo lại toét thêm
Bác nào muốn chữa bằng Đông y em chỉ ra trung tâm Da liễu Đông y VN dùng thuốc An Bì Thang nhé. Em chữa 3 tháng mà giờ hết hẳn rồi, thích lắm
Thế hả, chú dùng thuốc đấy là thuốc gì, mà có chắc chắn ko?
Yên tâm đi a. An Bì Thang là thuốc Đông y anh ạ. Có cả uống, bôi, rửa trong 1 bài thuốc đấy luôn, mình dùng theo chỉ định của bs.
Cả quá trình điều trị a được bs theo sát và hướng dẫn từng giai đoạn luôn nên không cần lăn tăn gì. Chứ e thấy thuốc Tây giờ bôi vào chỗ ấy sợ lắm
ừ thấy mấy đứa trẻ con da cũng mỏng như da chỗ ấy của mình, cứ cho bôi bừa thuốc Tây rồi nhiều đứa bị hoại tử với ung thư da nữa. Tớ còn thấy bảo ảnh hưởng gan, thận, cũng sợ
Làm ẩm một miếng vải hoặc khăn bằng nước lạnh. Gấp hoặc quấn khăn lên dương vật có vùng da bị ảnh hưởng. Thực hiện khi cần thiết trong khoảng 20 phút mỗi lần. Có thể sử dụng một túi nước đá hoặc một vật đông lạnh trong một chiếc khăn để nén lạnh. T vẫn dùng cách này để cho dễ chịu hơn
E hay bôi kem OTC với ít nhất 1% hydrocortison để giảm ngứa. Giờ thấy mọi người kêu tác dụng phụ đang lo quá
Các bạn ạ. Không hiểu sao khu vực *** của tôi lúc nào cũng có cảm giác ẩm ướt rất khó chịu mặc dù tôi rất vệ sinh và luôn sạch sẽ. Tôi đã thử nghiệm là lấy phấn dôm trẻ em xoa lên, mới đầu thì rất dễ chịu thoải mái nhưng chỉ được 1h sau thì đâu lại vào đấy. Nếu 2 bìu chạm vào dùi thì cứ thấy lạnh lạnh. Không biết tôi bị bệnh gì đó hay là đàn ông ai cũng vậy??? Không ngứa, không gì hết chỉ “ẩm ướt và lạnh” thôi. lúc nào cũng có cảm giác ướt át. Ai có kinh nghiệm chỉ dùm. cảm ơn nhé!
Tôi có dùng thuốc ở Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, thuốc Đông y An Bì Thang từ thảo dược. Riêng chỗ này thì tôi yên tâm bởi vì có bs trước công tác ở BV Y học cổ truyền thăm khám và điều trị. Thuốc ở đây cũng được bào chế thành dạng cao uống, cao bôi vệ sinh
Mình thấy dùng thuốc Đông y là chuẩn nhất, vừa an toàn lại hiệu quả tốt. Mình dùng bài thuốc An Bì Thang của TT da liễu đông y VN 4 tháng, hơi lâu chút nhưng hiệu quả ổn định. Thảo dược thấy có mấy vị thuốc tốt cho da, lại kháng viêm như bồ công anh, kim ngân, tang bạch bì, đơn đỏ, ké đầu ngựa,…
Dân gian chữa Eczema thường dùng vỏ cây Hoàng bá (núc nác), giã nát đắp lên vùng da tổn thương, trong bộ đội thời đánh Mỹ cũng lưu truyền bài thuốc chữa ngoài da có tác dụng chữa các bệnh ngoài da và được một số cơ sở điều trị quân y đã áp dụng và phát triển.
Các bài thuốc Đông y chữa Eczema, chia thành 2 thể: thấp nhiệt và phong nhiệt.
Mình thấy có cách này xử lý chàm, bạn nào cần cứ tham khảo thêm
Bác nào bị đau quá hay nhiễm trùng thì nên dùng kháng sinh khoảng hai tuần với flucloxacillin (Floxapen) hoặc erythromycin như mình
Mình có nghe đến biện pháp quang trị liệu nhưng có vẻ hơi đắt mà ko rõ kết quả ra sao?
Thấy bảo cách này dễ tái phát lắm mà lại tùy người. Giữ không cẩn thận nhiễm trùng với ung thư da như chơi