Ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón do đâu?
Nội dung bài viết
Tình trạng ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón có thể liên quan đến chế độ sinh hoạt không phù hợp và thiếu lượng nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, đôi khi điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, bao gồm viêm đại tràng co thắt, bệnh trĩ, tiểu đường hoặc các rối loạn thần kinh cần được điều trị phù hợp.
Ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón do đâu?
Ăn nhiều rau, các chất xơ rất tốt cho cơ thể và có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và cả táo bón. Mặc dù điều này thường không phổ biến, tuy nhiên một số nguyên nhân có thể gây táo bón ngay cả khi ăn nhiều chất xơ bao gồm:
1. Quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống
Chất xơ là phần thực vật và carbohydrate khó tiêu hóa. Nói chung, ăn ít chất xơ là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng táo bón và các chứng rối loạn tiêu hóa khác. Theo ước tính chỉ có khoảng 5% người trưởng thành tiêu thụ đầy đủ lượng chất xơ khuyến cáo mỗi ngày.
Lượng chất xơ phù hợp phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe cụ thể ở mỗi người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày bao gồm:
- Phụ nữ trưởng thành: 25 gram
- Nam giới trưởng thành: 38 gram
- Nam và nữ giới sau 50 tuổi: 21 gram cho phụ nữ và 30 gram cho nam giới
Chất xơ và rau xanh là một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chất xơ cũng có thể giảm nguy cơ huyết áp cao và ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên một số người ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón, đặc biệt là người có chế độ ăn uống thuần chay.
Theo một số nghiên cứu, tiêu thụ quá 70 gram chất xơ mỗi ngày có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, khó chịu và bao gồm cả táo bón. Một số người có thể bị táo bón khi chỉ tiêu thụ nhiều hơn 40 gram mỗi ngày.
Các loại thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm đậu lăng, các loại rau xanh, ngũ cốc, bột yến mạch, bánh sandwich, trái cây và các loại hạt dinh dưỡng khác.
Ăn quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến tác dụng ngược và gây táo bón. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ khi ăn quá nhiều chất xơ bao gồm:
- Đầy hơi
- Chướng khí
- Cảm thấy quá no
- Co thắt dạ dày
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Mất nước
- Hấp thụ kém một số chất dinh dưỡng khác
- Tăng hoặc giảm cân
- Buồn nôn
- Tắc ruột (hiếm khi xảy ra)
Do đó, tiêu thụ chất xơ và rau xanh với số lượng khuyến cáo mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các nguy cơ táo bón.
2. Mất nước
Nếu bạn ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón, nguyên nhân có thể liên quan đến việc mất nước trong cơ thể. Phân được hình thành ở ruột kết sau các bữa ăn, được phân hủy ở ruột non, đi ra khỏi cơ thể thông qua trực tràng và hậu môn.
Nước có tác dụng giữ phân ở trạng thái mềm. Do đó, ở những người ít uống nước lượng nước ở đại tràng (ruột kết) có thể bị suy giảm. Điều này khiến phân trở nên khô và cứng. Phân khô, cứng hoặc vón cục là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng táo bón liên tục. Điều này cũng là dấu hiệu của việc có quá nhiều nước thoát ra khỏi ruột, khiến phân khô, cứng và khó ra khỏi hậu môn.
Do đó, hãy đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là đối với người tập thể dục hoặc sống ở nơi có khí hậu khô, nóng bức. Lượng nước được khuyến cáo ở mỗi người là 2 lít, tương đương với 8 cốc nước trung bình cho người lớn.
3. Bỏ qua nhu cầu đi đại tiện
Một số người có thói quen nhịn đi đại tiện trong một số trường hợp nhất định. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ngay cả khi tiêu thụ đầy đủ lượng chất xơ cần thiết. Bên cạnh đó, nhịn đại tiện thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trực tràng, hậu môn khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…
Ngoài ra, nhịn đại tiện trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng và dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, tất cả mọi người nên đi đại tiện ngay khi có nhu cầu.
4. Thay đổi thói quen sống
Những người ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón, nguyên nhân có thể liên quan đến việc thay đổi thói quen sống hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể bị táo bón nếu:
- Mang thai
- Đi du lịch
- Thay đổi chế độ ăn uống, như ăn kiêng
- Thay đổi loại thuốc đang sử dụng
- Thay đổi số lượng và chất lượng các món ăn
5. Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng không trực tiếp gây ra táo bón nhưng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi căng thẳng, cơ thể sẽ ưu tiên các hoạt động quan trọng như nội tiết, tuần hoàn và thần kinh. Điều này khiến hệ thống tiêu hóa có xu hướng hoạt động không bình thường, dẫn đến các tình trạng bao gồm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, chướng bụng và táo bón kéo dài.
Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài có thể tăng cường hoạt động của hệ thống thần kinh, tạo môi trường thuận lợi cho các hại khuẩn phát triển, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng.
6. Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc giảm đau gây nghiện có thể gây táo bón. Cụ thể, các loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể dẫn đến tình trạng táo bón bao gồm:
- Thuốc kháng axit có chứa nhôm và canxi
- Thuốc chống cholinergic và thuốc chống co thắt
- Thuốc chống co giật
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc lợi tiểu
- Chất bổ sung sắt
- Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson
- Thuốc giảm đau gây mê
- Một số loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm
Ngoài ra, đôi khi chất bổ sung vitamin cũng có thể dẫn đến chứng táo bón. Vitamin nói chung không gây táo bón, nhưng một số thành phần nhất định trong vitamin tổng hợp, như canxi hoặc sắt, có thể tăng nguy cơ táo bón.
7. Lạm dụng thuốc nhuận tràng
Một số người ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón thường có xu hướng sử dụng thuốc nhuận tràng để cải thiện các triệu chứng. Thuốc nhuận tràng hoạt động bằng cách kích thích nhu động ruột, hút nước vào phân, làm mềm phân và giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.
Theo các chuyên gia, thuốc trị táo bón chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn và với liều lượng thích hợp. Nếu sử dụng lâu dài, thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Điều này có nghĩa là cơ thể không thể tự tạo ra nhu động ruột bình thường không không sử dụng thuốc.
Do đó, không sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài hơn thời gian quy định. Bên cạnh đó, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
8. Chế độ ăn uống quá nhiều sữa
Chế độ ăn uống quá nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa, chất béo có thể khiến một số người ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón. Các chất béo và protein sữa có thể làm chậm quá trình hoạt động của hệ thống tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Những người bị táo bón có thể cắt giảm lượng sữa và các chất béo tiêu thụ mỗi ngày. Nếu sử dụng phô mai, thịt đỏ và trứng, người bệnh có thể phối hợp cùng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, như rau xanh và trái cây, để hạn chế nguy cơ táo bón.
9. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là tình trạng mãn tính, xảy ra khi các hoạt động ruột bị rối loạn. Cụ thể, người bệnh viêm đại tràng co thắt thường xuyên gặp tình trạng nhu động ruột nhanh hoặc chậm một cách bất thường. Điều này dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng và táo bón.
Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi phong cách sống và chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
10. Tuyến giáp hoạt động kém
Tuyến giáp hoạt động kém hay suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí là ruột. Do đó, những người bệnh suy giáp có thể bị táo bón, ngay cả khi thường xuyên ăn đầy đủ chất xơ và rau xanh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón đều liên quan đến tuyến giáp hoạt động kém. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Mệt mỏi
- Da khô
- Tăng sự nhạy cảm với lạnh
- Táo bón
- Có vấn đề về trí nhớ
- Phiền muộn
- Tăng cần
- Nhịp tim chậm
Suy giáp có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị y tế. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
11. Bệnh tiểu đường và các bệnh thần kinh
Bệnh tiểu đường và một số bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể gây ra chứng táo bón ngay cả khi người bệnh tiêu thụ nhiều rau xanh và chất xơ.
Theo các nghiên cứu, ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường nghiêm trọng. Do đó, những người bệnh táo bón kéo dài nên đường kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để tránh các rủi ro không mong muốn.
Ngoài ra, một số vấn đề thần kinh như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson có thể dẫn đến chứng táo bón ngay cả khi thường xuyên bổ sung rau xanh.
Do đó, theo các chuyên gia, những người thường xuyên bị táo bón nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.
Ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón phải làm sao?
Chế độ ăn uống ít chất xơ, rau xanh, uống ít nước và kém vận động là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến táo bón. Do đó, bổ sung chất xơ và tăng cường vận động là cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, đối với người ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp xử lý như:
1. Uống nhiều nước và chất lỏng
Các chất xơ và các chất dinh dưỡng không thể hoạt động chống táo bón nếu có thể thiếu nước hoặc các chất lỏng cần thiết. Do đó, nếu bạn ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón bạn có thể nên uống nước nhiều hơn để tăng cường nhu động ruột khỏe mạnh.
Ngoài ra, tình trạng táo bón có thể liên quan đến tình trạng mất trong ruột kết. Khi không uống đủ nước, cơ thể sẽ kéo nước ra khỏi hệ thống tiêu hóa để phục vụ cho các hoạt động khác. Điều này khiến ruột mất nước và phân khó đi ra ngoài hơn.
Do đó, theo nguyên tắc chung, để hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, người bệnh táo bón nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Các chất lỏng khác bao gồm trà thảo mộc hoặc nước hầm rau củ cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
2. Tăng cường omega 3
Nếu một người uống nhiều nước và ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón, người bệnh có thể tham khảo việc bổ sung omega 3 vào chế độ ăn uống. Theo các nhà dinh dưỡng học, dầu omega 3 có thể hỗ trợ bôi trơn ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón.
Nguồn omega 3 dồi dào bao gồm cá hồi, cá bơn, cá mòi, cá ngừ, cá trích, hạt lanh, đậu nành, quả có chó và hạt bí ngô.
3. Đi đại tiện thường xuyên
Thay đổi thói quen đi đại tiện có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng táo bón và giúp cải thiện nhu động ruột bình thường. Thực hiện một lịch trình ăn uống đều đặn có thể hỗ trợ bình thường hóa quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích nhu động ruột và giúp người bị táo bón đi đại tiện thường xuyên hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh táo bón nên dành 15 – 30 phút mỗi ngày sau khi ăn sáng để tạo thói quen đi đại tiện. Dành đủ thời gian đi đại tiện để không cảm thấy căng thẳng hoặc áp lực. Ngoài ra, không bao giờ bỏ qua nhu cầu đi đại tiện để tránh tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Đến gặp bác sĩ chuyên môn
Sau khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, nếu các triệu chứng táo bón không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi tình trạng ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như
- Khó chịu nghiêm trọng hoặc khi các dấu hiệu táo bón trở nên nghiêm trọng
- Táo bón xuất hiện đột ngột, không rõ lý do
- Các triệu chứng không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà
- Đau ở bụng dưới hoặc lưng dưới
- Chướng bụng, đầy hơi
- Xuất hiện các cơn sốt
- Nôn mửa
- Giảm cân bất ngờ
Ăn nhiều rau, chất xơ vẫn bị táo bón có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!