Viêm thanh quản mãn tính hay viêm dây thanh quản mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở nước ta hiện nay. Khi bị viêm thanh quản, người bệnh sẽ hạn chế giao tiếp do khàn giọng, mất tiếng… Thông thường bệnh sẽ tự biến mất trong vòng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn 3 tuần, dai dẳng không khỏi được gọi là viêm thanh quản mãn tính.

Khản tiếng tố cáo bệnh viêm thanh quản mạn tính.
Khản tiếng tố cáo bệnh viêm thanh quản mạn tính.

Viêm thanh quản mãn tính thường do tiếp xúc với các chất kích thích theo thời gian. Bệnh tốn nhiều thời gian để bình phục, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe người bệnh, nhất là người tuổi đã cao.

Viêm thanh quản mãn tính là gì?

Thanh quản có vị trí nằm ở ngã ba bên dưới nơi đường hầu họng tách ra thành khí quản và thực quản, nối yết hầu với khí quản nằm ở phần trước của cổ. Đây chính là cơ quan cho phép con người có thể nói, thì thầm, la hét và thở. Thanh quản phát triển cùng với bộ máy sinh dục, khi trưởng thành giọng nói cũng thay đổi gây nên hiện tượng vỡ giọng.

Điều đáng chú ý là bộ phận này được cấu tạo bởi xương sụn chứa các dây âm thanh, có một lớp màng nhầy bao phủ bên ngoài. Hình dạng và sức căng của dây âm thanh hay sự thay đổi của các luồng không khí đi qua dây âm thanh đều ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và giọng nói.

Khi “hộp thoại” và dây thanh bị viêm, đó là tình trạng viêm thanh quản. Bệnh sẽ dẫn tới tình trạng khản giọng, đau cổ họng, nói nhỏ hoặc thậm chí mất tiếng. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài lâu dai dẳng (thường là hơn 3 tuần) thì sẽ được chẩn đoán là viêm thanh quản mãn tính.

 

Trong viêm thanh quản, dây thành bị viêm hay bị kích ứng
Trong viêm thanh quản, dây thành bị viêm hay bị kích ứng

So với tình trạng viêm thanh quản cấp tính thì viêm thanh quản mãn tính thường phát triển chậm hơn. Đồng thời, các triệu chứng mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hơn và khó chịu hơn. Một số thống kê chỉ ra rằng, có tới hơn 20% người sẽ bị viêm thanh quản mãn tính tại một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ.

Chính vì thế, khi dây thanh bị viêm, tái phát nhiều lần, kéo dài trên 3 tuần kèm theo các biểu hiện là đau rát, ho nhiều, khản tiếng, mất tiếng… Khả năng cao là các bạn đã bị viêm thanh quản mãn tính. Lúc đó hãy chủ động tới các cơ sở y tế để tham khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính

Viêm thanh quản mãn tính thường là hậu quả của tình trạng viêm thanh quản cấp tính kéo dài. Tình trạng này xảy ra do hộp thanh quản phơi nhiễm với các tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài. Một số yếu tố được đề cập dưới đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm thanh quản mãn tính:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): acid trào ngược dạ dày gây tổn thương thanh quản
  • Người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản…
  • Thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, các chất kích thích có hại cho sức khỏe (bao gồm cả việc hít khói thuốc lá tự động từ người xung quanh) …
  • Tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất hay chất gây kích ứng…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng. Virus chảy xuống cổ họng làm thanh quản bị tổn thương.
  • Sử dụng giọng nói to, tần suất và cường độ nói lớn như hò hét cổ động… Những người sử dụng giọng nói là công cụ làm việc như giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ, MC…
  • Rối loạn dây thanh âm do các yếu tố như chấn thương, ung thư, đột quỵ
  • Một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh toàn thân (gan, béo phì, gút…) hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí nhậu, giao mùa… cũng có thể sẽ liên quan tới viêm thanh quản mãn tính.

Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản mãn tính

Cũng giống như các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp tính, viêm thanh quản mãn tính thường khởi phát một cách đột ngột. Bệnh sẽ có xu hướng biểu hiện rõ ràng và trở nên tồi tệ hơn sau khoảng 5 – 7 ngày. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh:

Ở người lớn:

  • Viêm họng
  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Ho khan
  • Đau rát khi nuốt đồ ăn, thậm chí là ngay cả khi nuốt nước bọt
  • Chảy nước mũi
  • Khàn giọng
  • Luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng
Bệnh viêm thanh quản gây ra tình trạng tắc nghẽn thanh quản và thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng nói.
Bệnh viêm thanh quản gây ra tình trạng tắc nghẽn thanh quản và thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng nói.

Ở trẻ em: Các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ có thể khác các triệu chứng ở người lớn. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý viêm thanh quả ở trẻ thường nặng hơn vào ban đêm với những biểu hiện sau:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Chảy nước dãi
  • Thở khò khè, khó thở, hít vào có tiếng rít to

Ngoài ra, cũng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác:

  • Sưng hạch bạch huyết
  • Khó nuốt
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Ho nhiều, ho có lẫn dịch nhầy hoặc tia máu…

Các triệu chứng trên đây thường kéo dài hàng tuần, đôi khi là hàng tháng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nhất là những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói để làm việc.

Hơn nữa, các triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính được cho là có nhiều điểm tương đồng với dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, ho… Vì vậy, các bạn nên chú ý thăm khám sớm để có thể chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời. Tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh viêm thanh quản mãn tính sẽ không phát sinh các vấn đề nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, viêm thanh quản sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói – công cụ giao tiếp của con người.

Đối với những trường hợp bệnh do nhiễm trùng gây ra thì các phản ứng viêm có khả năng bội nhiễm, lan rộng ra các bộ phận khác. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng khản tiếng, hụt hơi… kéo dài sẽ làm tổn thương dây thanh âm. Đây chính là một trong những nguyên nhân kích hoạt sự hình thành các hạt xơ dây thanh, polyp thanh quản và u nang dây thanh…

Không dừng lại ở đó, bệnh viêm thanh quản mãn tính nếu không sớm khắc phục đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là khả năng mắc bệnh ung thư thanh quản, lấy đi giọng nói của người bệnh vĩnh viễn và đe dọa tới tính mạng.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu bệnh viêm thanh quản mãn tính không được điều trị kịp thời:

  • Nhiễm trùng các bộ phận khác của đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm phổi…
  • Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng
  • Viêm phế quản, tăng sản hoặc tăng sừng hóa thanh quản
  • Mất giọng vĩnh viễn, tử vong.

Như vậy, có thể khẳng định rằng viêm thanh quản là bệnh nguy hiểm. Khi ở giai đoạn cấp tính thì việc chữa trị dễ dàng không nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh tiến triển thành mãn tính thì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường trước, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Diễn tiến viêm thanh quản tương đối phức tạp nên khi được chẩn đoán thì cần phải tiến hành điều trị sớm và đúng cách tránh gây nguy hiểm.

Các biện pháp chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính

Để chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng tai, mũi, họng và giọng nói. Đa số các trường hợp không cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng.

  • Kiểm tra giọng nói: Vì khản giọng, mất tiếng là triệu chứng điển hình của viêm thanh quản mãn tính. Do đó, các bác sĩ sẽ lắng nghe cẩ thận giọng nói của bệnh nhân viêm thanh quản để có thể đưa ra kết luận chính xác. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể khai thác thêm thông tin về sinh hoạt, lối sống để không bỏ sót các tác nhân kích ứng từ môi trường sống, không khí…
  • Kỹ thuật nội soi: Được sử dụng để quan sát sự chuyển động của dây âm thanh và xác định thanh quản có nốt sần không.
  • Kỹ thuật sinh thiết: Nếu các bác sĩ nghi ngờ một khu vực hoặc phần mô nào đó có dấu hiệu viêm nhiễm, kỹ thuật sinh thiết sẽ được sử dụng.
  • Có thể chỉ định một số xét nghiệm khác: nếu bệnh nhân có triệu chứng khản giọng mãn tính. Bởi khàn giọng dai dẳng có thể là dấu hiệu quả ung thư vòm họng…

Lời khuyên tốt nhất các chuyên gia tai mũi họng đưa ra là, những người có các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài từ 2 tuần trở lên. Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm thanh quản

Muốn điều trị viêm thanh quản mãn tính dứt điểm, yêu cầu bắt buộc người bệnh phải làm đó là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị theo một số phương pháp dưới đây:

Điều trị tại chỗ

  • Phương pháp phổ biến là xông, khí dung thanh quản bằng các thuốc kháng sinh như Hydrocortisone, Alpha chymotripsine.
  • Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các thuốc giảm viêm, giảm phù nề theo chỉ định của bác sĩ. Thường là sử dụng các thuốc nhóm này để xông hoặc khí dung thanh quản. Mục đích là làm dịu cổ họng và ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm.
  • Alpha chymotripsine và Hydrocortisone là hai loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp thêm các thuốc giảm viêm hay giảm phù nề khác.

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng sinh: hầu hết các trường hợp đều sử dụng kháng sinh (do nhiễm khuẩn gây bệnh). Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm thanh quản là do virus thì kháng sinh không đem lại hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm steroid hoặc thuốc chống viêm dạng men, tùy từng trường hợp bệnh. Ví dụ như: Dexamethasone, Methylprednisolon, Prednisolon, Lysozym, Alpha chymotrypsine…

 

Lưu ý: Dù được chỉ định loại thuốc nào thì bạn cũng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hay ngưng thuốc khi chưa được cho phép. Nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc, hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Thực hiện các liệu pháp luyện giọng

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể được hướng dẫn thực hiện một số liệu pháp luyện giọng. Tùy vào mức độ tổn thương của giọng nói, các chuyên viên sẽ phối hợp cùng bệnh nhân tìm ra phương thức luyện giọng thích hợp. Phương pháp này vừa giúp cải thiện giọng nói vừa bảo vệ thanh quản cho người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật

Khi các biện pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra lời khuyên sử dụng biện pháp phẫu thuật. Đây thường là lựa chọn điều trị cuối cùng. Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Viêm thanh quản bị phù Reinke
  • Hạt xơ dây thanh
  • Xuất hiện khối u hay polyp thanh quản

Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng phẫu thuật trị viêm thanh quản mãn tính vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc hậu phẫu thuật.

Tự chăm sóc tại nhà

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi để cải thiện các triệu chứng của viêm thanh quản, ở đây là hạn chế sử dụng thanh quản như hạn chế nói, hát, thậm chí hạn chế thì thầm. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà khác như:

  • Sử dụng máy phun hơi nước để có thể hít thở không khí ẩm
  • Sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen
  • Tránh hút thuốc, hút thuốc thụ động
  • Uống nhiều nước

Cách phòng tránh viêm thanh quản mãn tính

Viêm thanh quản mãn tính là bệnh lý cần được điều trị triệt để, tránh phát sinh những vấn đề ngoại ý. Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mãn tính và bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Uống đủ nước: uống đủ nước là biện pháp giúp làm ẩm họng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời làm cho dây thanh cử động dễ dàng hơn, giảm khô họng khi thời tiết hanh khô… Không nên để không khí trong phòng học quá khô (nhất là khi có sử dụng điều hòa).
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột… Quàng khăn khi đi ra ngoài trời lạnh. Đeo khẩu trang để bảo vệ mũi miệng khỏi khói bụi và các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường hô hấp.
  • Với những người thường xuyên làm công việc sử dụng giòn nói hãy phân bổ thời gian nói hợp lý. Điều tiết thời gian sử dụng giọng nói nếu bị khản tiếng, nghỉ ngơi điều độ…
  • Tránh tiếp xúc với các chất/ yếu tố dễ gây tổn thương cho niêm mạc họng như khói bụi, hoá chất độc hại, rượu bia, thuốc lá…

    Tuyệt đối không hút thuốc lá khi đang mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính
    Tuyệt đối không hút thuốc lá khi đang mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính
  • Điều trị triệt để các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa… để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng, lây lan viêm nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh viêm đường hô hấp trên
  • Bổ sung đồ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muỗi ấm pha loãng…
  • Hạn chế sử dụng giọng nói, đặc biệt là không nên nói to, nói nhiều hay gắng sức…

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như các cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm thanh quản mãn tính. Nếu không may mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính, các bạn hãy chú ý theo dõi và đi thăm khám kịp thời để được điều trị sớm nhất. Những thông tin trên được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thông tin hữu ích:

 

Đánh giá bài viết

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *