Viêm Họng Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cha Mẹ Cần Nắm Rõ
Nội dung bài viết
Tại Việt Nam bệnh viêm họng diễn ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Trong đó viêm họng ở trẻ sơ sinh cần chú ý hơn cả bởi đây là đối tượng có sức đề kháng yếu. Nếu không chú ý phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách sẽ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp đến các bậc phụ huynh thông tin đầy đủ và chi tiết các vấn đề cần nắm rõ trong điều trị viêm họng cho trẻ.
Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh và biến chứng nguy hiểm
Vì là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên các bé chưa thể tự ý thức để nhận ra những triệu chứng bất thường. Cha mẹ cần chú ý những biểu hiện sau đây của con để sớm phát hiện bệnh.
- Quấy khóc: Bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi ăn. Biểu hiện này khá phổ biến với những bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Con cảm thấy bị đau và khó chịu khi bú và khi nuốt nước bọt nên quấy khóc.
- Cổ họng sưng đỏ: Khi nghi ngờ con bị viêm họng, bố mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ để kiểm tra họng cho con sẽ thấy cổ họng của con bị sưng đỏ. Lời khuyên dành cho phụ huynh thay vì tự khám cho con hãy cho bé đến bác sĩ để thăm khám chính xác bệnh viêm họng.
- Bé bực bội, hay cáu gắt: Khi bị viêm họng, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, gắt gỏng theo cơn. Tuy nhiên khi bé buồn ngủ hay đói bé cũng thường như vậy.
- Sốt: Sốt là dấu hiệu nhận biết viêm họng của tất cả mọi người, không loại trừ trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý bởi nếu không thể hạ sốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nôn và tiêu chảy: Khi bị viêm họng hệ miễn dịch của con đã yếu nên có thể khiến con bị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
- Ho: Ho cũng là một triệu chứng nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh. Bé có thể ho khan, ho có đờm.
Những triệu chứng viêm họng ở trẻ em nếu cha mẹ biết cách giữ gìn và điều trị sớm sẽ hết sau 1 – 2 tuần. Nếu chủ quan không điều trị bệnh sẽ trở nặng, các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Sốt cao không được hạ sốt có thể dẫn đến co giật rất nguy hiểm
- Viêm họng do vi khuẩn kéo dài dễ biến chứng nhiễm trùng máu với các biểu hiện như: sốt cao, tim đập nhanh, hạ huyết áp, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi…
- Biến chứng viêm tấy họng, amidan, áp xe thành họng, viêm tai giữa…
- Viêm họng lâu ngày có thể lây lan viêm nhiễm đến hệ thống đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản…
- Ngoài ra các biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp cấp, viêm khớp… hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhu cha mẹ không có cách điều trị và chăm sóc tốt cho con.
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần nắm được những nguyên nhân này để chủ động phòng ngừa cho con.
- Do cúm: Theo khảo sát có tới 80% trẻ sơ sinh bị viêm họng là do cúm. Cúm kéo theo những triệu chứng như sổ mũi, ho khan, quấy khóc, biếng ăn. Thậm chí một số bé bị nôn mửa và tiêu chảy.
- Nhiễm virus: Khi bị nhiễm virus, trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm họng. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bé qua bàn tay, bàn chân hoặc miệng của bé. Viêm họng do virus sẽ gặp một số triệu chứng sau: có đốm đỏ quanh miệng bé, phát ban đỏ ở bàn tay bàn chân, bé biếng ăn, bỏ ăn.
- Herpangina: Nghiên cứu mới nhất chỉ Herpangina là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra đau họng với một số triệu chứng như sau: quanh miệng bé xuất hiện chấm xám và trắng, sốt cao, tiêu chảy, bỏ bú.
- Dị ứng bụi: Do cơ địa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú, phấn hoa, gia vị có thể khiến cổ họng trẻ bị viêm.
- Bệnh chân tay miệng: Giai đoạn đầu của bệnh chân tay miệng trẻ thường kèm theo chứng ho, sốt, đau họng.
- Bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn: Trẻ bị cảm lạnh sẽ bị nhiễm khuẩn. Viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể do vi khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ gây ra hiện tượng ho sốt, đau họng, khó nuốt.
Cách chữa viêm họng ở trẻ sơ sinh
Để điều trị viêm họng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nhất định phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp với thể bệnh và với tuổi của con.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng có nên uống kháng sinh?
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây viêm họng là do vi khuẩn, nếu viêm họng do virus thuốc sẽ không có tác dụng. Thêm vào đó, trẻ sơ sinh là nhóm trẻ chưa hoàn thiện về sức đề kháng nên chống chỉ định với nhiều nhóm kháng sinh, kháng viêm
Vì thế cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho bé uống. Việc sử dụng sai thuốc có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng tác dụng phụ với một số thành phần trong thuốc kháng sinh. Đại đa số trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cho trẻ.
Trường hợp sốt do viêm họng bé có thể được chỉ định 1 số thuốc hạ sốt dược tính nhẹ, bù nước và điện giải. Một số thuốc xịt giảm đau rát họng dành riêng cho trẻ được bác sĩ cân nhắc chỉ định.
Chữa viêm họng cho trẻ 3 tháng tuổi theo dân gian
Cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để chữa viêm họng cho trẻ 3 tháng tuổi như sau:
Sử dụng lá xương sông hấp mật ong
Mẹo sử dụng lá xương sông điều trị viêm họng cho trẻ được các mẹ truyền tai nhau rất nhiều. Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá xương sông rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Bước 2: Mang lá xương sông hấp cùng mật ong nguyên chất trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Mẹ chắt lấy nước cốt cho bé uống 2 lần mỗi ngày.
- Các mẹ thực hiện kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy bé giảm các triệu chứng ho, tiêu đờm, đau rát cổ họng,…
Bài thuốc quất hấp mật ong
Quất hấp mật ong là bài thuốc chữa viêm họng có từ rất lâu, các mẹ cũng có thể sử dụng chữa cho bé với cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn 10 quả quất chín cây ( chú ý càng biết được nguồn gốc quất sạch càng tốt ).
- Bước 2: Rửa sạch quất rồi cắt đôi, loại bỏ hạt cho đỡ đắng.
- Bước 3: Cho quất vào bát, thêm mật ong nguyên chất rồi hấp cách thủy hoặc có thể hấp trong nồi cơm khoảng 15 phút.
- Bước 4: Mẹ chắt lấy nước cốt, để nguội, chia nhỏ cho bé uống hàng ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa cà phê để đạt hiệu quả tốt.
Sử dụng lá hẹ hấp đường phèn
Từ xưa tới nay rất nhiều gia đình Việt đã sử dụng lá hẹ hấp đường phèn là bài thuốc dân gian chữa viêm họng ở trẻ sơ sinh. Bài thuốc này đặc biệt an toàn với trẻ dưới 1 tuổi.
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cắt nhỏ, cho thêm đường phèn hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Bước 3: Chắt nước cốt của lá hẹ cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 muỗng sẽ giúp trẻ giảm triệu chứng ho.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu thấy bé sốt cao liên tục, đã dùng các biện pháp mà không thấy hạ cộng thêm nhịp thở gấp gáp, chảy dãi nhiều, mũi khò khè cần đưa bé tới thăm khám tại các cơ sở y tế ngay.
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi khi có dấu hiệu sốt từ 38 độ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
- Bé từ 3 – 6 tháng, sốt đến 38, 3 độ là bệnh đã rất nghiêm trọng.
- Bé từ 6 tháng trở lên sốt trên 39 độ C cần cảnh báo.
- Trẻ có biểu hiện khó thở, bỏ bú.
- Da bé xuất hiện phát ban, mệt hoặc ngủ li bì.
Trong trường hợp bị viêm họng với những triệu chứng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé uống thuốc theo tình hình bệnh tình của bé. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh về cho bé uống khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Cách chăm sóc khi bé bị viêm họng
Trong quá trình điều trị viêm họng cho con, cha mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề chăm sóc bé như sau:
- Hạ sốt đúng cách nếu trẻ bị viêm họng sốt.
- Không lạm dụng kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ, cho trẻ ăn đồ ăn mềm, sữa ấm.
- Hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, bú hoặc ăn dặm nhiều lần.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc vệ sinh khoang miệng, lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
- Giữ ấm cho trẻ, tránh tắm nước lạnh.
- Bảo vệ trẻ trước khói bụi, các dị nguyên trong môi trường.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí để bé dễ thở hơn.
- Thường xuyên theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám tại đơn vị uy tín khi có bất thường.
Phòng tránh viêm họng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Do trẻ chưa tự ý thức được việc bảo vệ, giữ gìn khi bị viêm họng, vì vậy cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau để phòng tránh bệnh cho con:
- Vào trời lạnh, cần đặc biệt giữ ấm cơ thể nhất là ở vùng cổ, tay chân.
- Dù trẻ còn nhỏ nhưng cũng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng, tai trước khi đi ngủ và sau ăn. Với trẻ dưới 1 tuổi có thể sử dụng khăn xô và muối sinh lý để vệ sinh. Trẻ trên 1 tuổi có thể tập cho trẻ thói quen đánh răng bằng bàn chải dành riêng cho bé.
- Hạn chế cho trẻ ăn, uống đồ lạnh
- Thường xuyên sử dụng chân tay bằng xà phòng
- Cho trẻ ăn những đồ thanh mát, mềm, nhuyễn
Nhiều cha mẹ thường coi viêm họng ở trẻ sơ sinh là “bệnh vặt” và “xem nhẹ”. Nhưng nếu bệnh không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời trẻ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khó lường. Vì vậy, khi thấy trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào che mẹ cần cho con tới cơ sở uy tín để thăm khám, có phương pháp điều trị kịp thời.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!