Đau Rát Cổ Họng – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục [Chi Tiết]

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là đau rát cổ họng sẽ phát triển mạnh mẽ nhất khi thời tiết trở lạnh, hanh khô. Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể người. Đau họng khiến cổ họng khô rát, khó nuốt thậm chí còn gây sưng tấy, đau nhức trong ăn uống và sinh hoạt. Ở bài viết này, Vhea sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về chứng đau họng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Đau rát cổ họng và những cách điều trị hiệu quả
Đau rát cổ họng và những cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây đau rát cổ họng

Đau họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cổ họng bị đau.

  • Do ảnh hưởng bởi virus viêm hầu

Virus này gây nê tình trạng viêm niêm dịch ở yết hầu. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu, xuân trong năm – thời điểm virus và vi khuẩn bùng phát khó khống chế. Người bị đau họng do virus viêm hầu thường bị cổ họng khô ngứa, và rát buốt. Nếu nhiệt độ tăng lên thì virus yếu dần triệu chứng cổ họng đau họng có thể giảm xuống.

  • Do bị nhiễm trùng cấp tính

Thông thường triệu chứng rát họng kèm ho hoặc sốt là các biểu hiện của cảm cúm, lên sở hoặc sốt phát ban. Những trường hợp này người bị đau họng sẽ cảm thấy khô cổ, khàn tiếng và ho có đờm…

Ngoài ra, một số bệnh lý tai mũi họng cũng liên quan mật thiết tới chứng đau rát họng như viêm họng, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm mũi dị ứng… Nếu bạn là người có tiền sử về những bệnh này, khi xuất hiện đau rát họng hãy mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Sau nhiều lần đốt hạt nhưng không thành, cô giáo Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã tìm đến bài thảo dược quý bí truyền từ Ngự Y triều Nguyễn và chữa khỏi bệnh hoàn toàn. TÌM HIỂU NGAY!
  • Dị ứng

Đôi khi, nhiều người có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm như cua, tôm, sò… hoặc các yếu tốc khác: lông động vật, bụi vải, nấm mốc hay lúc thời tiết trở lạnh. Khi tiếp xúc với những dị nguyên này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách xuất hiện hàng loạt những triệu chứng như chảy nước mũi, hắ hơi, ho, đau họng bên phải, ngứa cổ…

  • Ô nhiễm không khí

Khi gặp phải chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp như khói thuốc lá, khói bụi phương tiện giao thông, chất thải… cũng sẽ dẫn tới đau họng và ho. Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng cổ họng trong một thời gian dài sau đó chuyển sang các bệnh nguy hiểm khác: viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan…

Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng cổ họng trong một thời gian
Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng cổ họng trong một thời gian
  • Không khí khô

Trong phòng sử dụng điều hòa thường xuyên, hoặc khi thời tiết chuyển sang mùa đông, độ ẩm không khí thấp không tốt cho hệ hô hấp. Đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy các bạn thường thấy cổ họng khô và rát.

  • Thở bằng miệng

Một số người có thói quen thở bằng miệng vô thức trong khi ngủ. Tình trạng này kéo dài trong một thời gian dài có thể dẫn tới đau cổ họng bên phải, bên trái và một số bệnh về đường hô hấp khác. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình huống này bằng cách kiểm tra miệng có bị khô sau khi ngủ dạy hay không.

  • Bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một dạng truyền nhiễm, có nguy cơ kéo dài đến 2 – 3 tháng. Tình trạng xảy ra chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và triệu chứng của bệnh lý này khá giống với các bệnh cảm cúm, bao gồm cả đau họng.

  • Trào ngược dạy dày thực quản (GERD)

Khi các nhóm cơ ở đỉnh dạ dày suy yếu, hàm lượng axit trong dạ dày sẽ tràn vào thực quản. Đây là bộ phận nối giữa miệng và dạ dày. Do đó, tình huống này sẽ làm trào ngược axit lên họng, gây ợ nóng, khó chịu…

Một trong những biểu hiện kinh điển nhất của trào ngược dạ dày thực quản là cổ họng bị đau. Do lớp niêm mạc ở cổ họng lúc này tiếp xúc với axit đã chịu tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ phá hỏng thực quản và kéo theo hàng loạt những biến chứng nguy hiểm khác tới sức khỏe.

Nếu nghi ngờ bản thân đang rơi vào trường hợp trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây đau họng
Trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây đau họng

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, đau rát cổ họng còn có thể xảy ra do người bệnh hút thuốc, mắc các bệnh về đường hô hấp, bị khối u… Hoặc đơn giản là các cơ trong cổ họng làm việc quá sức do bạn hò hét lớn, nói chuyện liên tục trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi.

Đau họng có thể ảnh hưởng đến tất mọi người, không loại trừ độ tuổi và giới tính. Bệnh cũng có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây bệnh không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bệnh tình kéo dài trên 7 ngày, các bạn hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tiếp nhận điều trị.

Bị đau rát cổ họng có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường, người bệnh có thể nhanh chóng phát hiện và chữa trị đau họng tại nhà dễ dàng. Bệnh cũng chỉ thường kéo dài từ 5 – 7 ngày là khỏi nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các chuyên gia tai mũi họng khuyến nghị mọi người nên mau chóng tìm gặp bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39, 40 độ, cơ thể mệt mỏi, mất nước…
  • Khó quay đầu, khó há rộng miệng,
  • Cổ họng sưng tấy, gây khó khăn cho việc thở
  • Khàn giọng, biến đổi giọng nói, cảm giác giọng nặng hơn bình thường
  • Cường độ đau dữ dội ở một bên cổ họng, đồng thời các khớp quai hàm cũng đau, sưng lên thậm chí đau cả tai
  • Cảm giác có vật gì đó cản trở, tắc nghẽn trong cổ họng
  • Đau rát kéo dài: cảm giác đau rát, ngứa cổ, luôn muốn uống nước. Đau nhất là vào lúc sáng sớm và khi nuốt đồ ăn, thậm chí là khi nuốt nước bọt cũng đau.

Bệnh đau họng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể nhanh chóng chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh sẽ diễn tiến nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt. Điển hình như:

  • Biến chứng tại họng: Gây sưng, viêm tấy tại họng kéo theo các bệnh như viêm amidan, áp xe thành họng…
  • Biến chứng tại cơ quan lân cận: Bị rát cổ họng là triệu chứng liên quan trực tiếp tới cơ quan tai, mũi, họng. Do đó, nếu không điều trị dứt điểm rát cổ họng sẽ lây lan sang các vùng khác như đau tai, viêm tai giữa, viêm mũi mãn tính…
  • Biến chứng tại cơ quan xa họng: Tình trạng đau rát họng kéo dài sẽ dẫn tới viêm họng mãn tính. Lâu ngày không được điều trị có thể ảnh hưởng đến phổi, thận gây viêm phổi, viêm cầu thận, đau khớp, hở van tim…
  • Biến chứng nguy hiểm: Mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng mắc phải đó là ung thư vòm họng.

Cách khắc phục tình trạng đau họng hiện nay

Các triệu chứng đau họng, đôi khi đi kèm với ho khan, sốt, đau đầu… khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tham khảo những biện pháp chữa trị hiệu quả sau dưới đây.

Mẹo chữa đau rát họng tại nhà

  • Xông hơi

Xông hơi là phương pháp sử dụng hơi nước nóng để làm sảng khoái, thông thoáng mũi, khoang xoang và cổ họng… Cách làm này có thể loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh trong mũi và họng của bạn. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp này khi bị đau họng, rát họng.

  • Trà gừng

Gừng là một loại gia vị không còn xa lạ gì đối với gian bếp của mỗi gia đình Việt. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm đau họng hiệu quả.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chiết xuất gừng được áp dụng cho bệnh phẩm họng (dịch nhầy, đờm trong cổ họng) của những người bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn; nó đã tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể tự làm trà gừng theo cách sau để chữa đau rát họng:

Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi, 1 lít nước, 2 – 3 thìa cà phê mật ong, 1 vắt nước chanh

Thực hiện: Gừng rửa sạch, nạo vỏ và thái lát mỏng. Đun sôi nước sau đó rót ra một cốc nước, thả gừng vào. Thêm 2 muỗng mật ong vào khuấy đều để tạo hương vị tăng hiệu quả chữa bệnh. Chờ khoảng 5 phút cho gừng hòa quyện cùng với mật ong, sau đó có thể sử dụng ngay.

  • Trà bạc hà

Lá bạc hà có vị cay, mát và chứa tinh dầu menthol – một lại hoạt chất có khả năng chống viêm viêm mạnh mẽ. Do đó, sử dụng trà bạc hà giúp làm tê nhẹ cổ họng, giảm đau và giảm viêm cổ họng.

Cách làm trà bạc hà cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm lá bạc hà tươi trong nước sôi khoảng 3 đến 5 phút, sau đó có thể uống luôn. Vì trà bạc hà không chứa caffeine và vị ngọt tự nhiên của nó thường không cần thêm đường hay chất làm ngọt.

Trà bạc hà là một thức uống thơm ngon, sảng khoái có thể giúp giảm viêm và khó chịu ở cổ họng.
Trà bạc hà là một thức uống thơm ngon, sảng khoái có thể giúp giảm viêm và khó chịu ở cổ họng.

Đau rát họng uống thuốc gì?

Dưới đây là một số loại thuốc người bị đau rát cổ họng nên sử dụng:

  • Thuốc kháng sinh

Khi bị đau hoặc rát họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn uống, nuốt nước bọt kèm theo các triệu chứng khác như ho gió, ho khan, ho có đờm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các biến chứng của cơn ho kéo. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong những tường này như:

  • Nhóm thuốc Cephalosporin
  • Nhóm Marcrolid
  • Nhóm kháng viêm Corticosteroid
  • Nhóm giảm đau, hạ sốt

Thuốc kháng sinh có tác dụng nhanh chóng, tức thì nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra những tác dụng phụ. Do đó, chỉ nên sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc.

  • Sử dụng thuốc xịt

Đây là dạng thuốc dạng lỏng, khi xịt sẽ tác động trực tiếp vào bề mặt niêm mạc và thành họng có tác dụng là dịu mát và giảm đau tạm thời. Dạng xịt phổ biến như Chloraseptic đồng thời cũng có công dụng khử trùng và kháng khuẩn.

Các loại thuốc xịt mũi là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp này
Các loại thuốc xịt được sử dụng phổ biến trong trường hợp này
  • Một số loại thuốc đặc thù chữa rát họng

Advil hoặc Aleve là những loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy thường được chỉ định cho người có các triệu chứng của bệnh viêm họng. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh cũng dùng siro ho để chữa bệnh. Ưu điểm là siro dạng lỏng, vị khá ngọt nên dễ uống, thích hợp cho các trẻ nhỏ sử dụng.

Thuốc Đông y chữa đau rát họng

Sử dụng thảo dược trong các bài thuốc Đông y để chữa viêm họng, đau rát cổ họng là phương pháp được nhiều người ưu chuộng. Mặc dù hiệu quả của Đông y chậm hơn thuốc Tây nhưng bù lại người bệnh có thể an tâm áp dụng lâu dài mà không lo xảy ra tác dụng phụ.

Theo Đông y, viêm họng hay tình trạng đau rát họng xảy ra là do cơ thể bị nhiễm ngoại tà, phong tà hoặc do dịch độc thời khí. Âm hư hỏa vượng lâu ngày sẽ khiến cho yết hầu bị đau.

Việc điều trị đau họng bằng Đông y cần phải dựa vào nhiều yếu tố và từng thể bệnh (đàm hỏa, ngoại cảm phong hàn, kinh dương minh tích nhiệt…). Mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có phép chữa và bài thuốc khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Thanh yết lợi cách thang

  • Chuẩn bị: Nhân sâm 10g, cam thảo 10g, bạch linh 12g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, ngưu bàng tử 12g, thăng ma 12g, cát cánh 12g và hoàng liên 08g.
  • Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi, sau đó thêm 1 lít nước đun sôi lên. Tới khi lượng nước cạn còn lại chừng 2 bát nước tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc vừa thu được chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Quy tỳ thang kết hợp với tiêu diêu tán

  • Chuẩn bị: Cam thảo, viễn chí, nhân sâm (mỗi loại 8g), mộc hương 4g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, bạch truật, phục thần, long nhãn, hoàng kỳ, toan táo nhân (mỗi loại 12g)
  • Thực hiện: Cách thực hiện giống như bài thuốc 1. Bạn đem tất cả các vị thuốc cho vào ấm, sắc với khoảng 1,5 lít nước. Đun cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 3 bát nước thì dừng. Nước thuốc chia đều để uống 3 lần/ ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống đều đặn trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 3: Bổ trung ích khí thang gia giảm

  • Chuẩn bị: Thăng ma, trần bì, sài hồ, nhân sâm, bạch truật, thiên hoa phấn, đương quy mỗi vị 12g; 24g hoàng kỳ và 10g cam thảo.
  • Thực hiện: Nhân sâm bỏ cuống, trầ bì khứ bạch, cam thảo chích, hoàng kỳ mật sao. Sau đó đem tất cả các vị thuốc cho vào nôi sắc với 2 lít nước. Đun nước cho tới khi cạn còn lại khoảng 500ml nước thuốc. Mỗi lần uống thì chắt lấy nước thuốc. Có thể đun nóng lại dùng trong ngày.

Bị rát cổ họng nên ăn gì, kiêng gì?

Theo các chuyên gia tai mũi họng, chế độ ăn uống hợp lý đóng một vai trò quan trọng đối với việc làm giảm đi các triệu chứng khó chịu của chứng đau rát họng. Với những người đang bị đau họng, viêm họng hoặc một số vấn đề tương tự ở họng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng sau:

Nên ăn uống như thế nào khi bị đau họng?

  • Uống nhiều nước

Một phương pháp giúp cải thiện cổ họng rất tốt nhưng đa số mọi người thường xuyên bỏ quên đó là uống đủ nước. Nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru đồng thời cũng có khả năng giải độc, mát gan. Đối với người đau họng, uống đủ nước giúp cổ họng luôn ẩm ướt, tránh khô rát.

Vì vậy mỗi người hãy chủ động uống đủ lượng nước quy định mỗi ngày: nam giới là 3,5 lít nước/ ngày, nữ giới là 2.5 lít nước/ ngày.

  • Thức ăn mềm

Các loại thức ăn mềm, đồ ăn dạng lỏng sẽ làm giảm kích ứng vùng niêm mạc họng giúp người bệnh bớt ho, giảm ngứa rát cổ họng. Người đang bị đau họng có thể bổ sung các món ăn như chuối, sữa chua, cháo… vừa dễ ăn lại vừa cải thiện triệu chứng đau rát.

Đặc biệt, các món súp luôn là gợi ý hàng đầu cho những người đang có vấn đề về cổ họng. Súp vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không gây tổn thưởng cho vòm họng khi nuốt…

  • Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp người bệnh phòng tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời nó có thể làm mát gan và giảm sự đau rát nơi cổ họng. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn các loại rau xanh, trái cây

Bổ sung nhiều rau củ quả để hỗ trợ điều trị bệnh đau họng
Bổ sung nhiều rau củ quả để hỗ trợ điều trị bệnh đau họng

Bệnh nhân đau cổ họng nên kiêng ăn gì?

Những người bị đau họng, đặc biệt là đã chuyển sang viêm họng mãn tính, viêm họng hạt nên chú ý hạn chế dung nạp vào cơ thể những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cứng, khô

Tránh ăn các loại thực phẩm khô và cứng như khoai tây chiên, bánh mì bơ nướng, các loại ngũ cốc khô, hạnh nhân, óc chó… Vì khi ăn những loại thực phẩm này cơ hàm phải thực hiện mạnh, liên tục cùng với răng để nghiền nát thức ăn. Cổ họng đang bị tổn thương sẽ càng trở nên nghiêm trọng, gây xước bề mặt.

  • Đồ ăn chiên xào hoặc nướng

Điển hình như gà rán, xúc xích nướng hay gà cốm và các loại thực phẩm nhiều gia vị như cari, đồ cay… Những loại thực phẩm này có thể kích thích niêm mạc họng, làm tình trạng viêm nhiễm và đau rát kéo dài.

  • Hoa quả có hàm lượng axit cao

Mặc dù trái cây, hoa quả rất tốt cho sức khỏe nhưng bệnh nhân bị viêm họng, đau rát cổ họng cần lưu ý hạn chế ăn các loại quả có hàm lượng axit cao như cam, quýt, bưởi… vì chúng có thể khiến triệu chứng bệnh gia tăng.

  • Đồ uống có cồn, chất kích thích

Nước và chất lỏng rất tốt cho người bị rát họng. Nhưng đồ uống có cồn và chứa các chất kích thích lại nằm trong danh sạch cần tránh xa của người bệnh. Đây đều là những chất có hại cho sức khỏe con người nói chung và làm tình trạng bệnh đau rát họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý thêm: Người bị đau họng cần tránh ăn rau sống, đồ sống mà hãy nấu chín đồ ăn trước khi sử dụng. Bữa ăn cũng nên chia nhỏ hơn và cắt miếng nhỏ, mỏng hoặc nấu thức ăn thật mềm để dễ nuốt. Uống đủ nước mỗi ngày nhưng chỉ nên uống nước ấm hoặc nước khoáng bình thường, không uống đồ lạnh hoặc có đá.

Cách phòng tránh bệnh đau rát họng hiệu quả

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau họng nhưng vẫn có những phương pháp để phòng tránh bệnh lý này. Hãy chú ý thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa đau họng:

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Luôn sửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi phải tiếp xúc với môi trường khói bụi, khói xe, khí thải ô nhiễm…
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, môi trường sống thoáng mát, tránh ẩm mốc…
  • Giữ ấm cơ thể. Đặc biệt là trẻ em cần được giữ ấm vùng cổ và tay chân với ao cổ cao và đi tất chân gang tay đầy đủ cho bé…
  • Uống đủ nước và tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và protein như rau củ, trái cây, trứng… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không hút thuốc (hoặc tránh hít phải khói thuốc từ người khác), không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, cà phê…

Đau họng là bệnh lý thường gặp, ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Hãy luôn chủ động giữ gìn sức khỏe, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi điều điều độ nâng cao hệ miễn dịch, giúp tránh các bệnh do vi khuẩn virus gây ra. Hy vọng bài viết trên đã mang tới cho cẩm nang sức khỏe gia đình bạn những thông tin hữu ích nhất về viêm họng và cách phòng tránh.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi bạn bị đau rát cổ họng kéo dài hoặc có bất cứ triệu chứng bất thường nào kể trên.

Bạn nên xem:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *